Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP: 05 nhóm hành vi “có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục”

Chủ đề   RSS   
  • #530874 16/10/2019

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 99
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP: 05 nhóm hành vi “có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục”

    Ngày 01/10/2019, HĐTP TANDTC ban hành Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi .

    Theo đó, Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục.

    Cụ thể gồm một trong các hành vi sau đây:

    (1) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

    (2) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, ỉiếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

    (3) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

    (4) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thế của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

    (5) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).

    Như vậy, tại Nghị quyết này, HĐTP TANDTC đã hướng dẫn xác định các nhóm hành vi “có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục”.

     

     
    7008 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    admin (17/10/2019) ntdieu (16/10/2019) titco (16/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #533765   28/11/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Đúng là chờ đợi các quy định của Nhà nước về vấn đề này một cách cụ thể để áp dụng thống nhất trong các vụ án về tình dục lâu thật đấy, trong khi từ trước đến nay nó lại xảy ra quá nhiều và thường xuyên, việc xét xử trước kia dựa trên giám định, lời khai, kết quả... tuy nhiên môi nơi lại mỗi khác và mỗi người có cách lý giải và nhìn nhận khác nhau trong vụ án nên không thống nhất, hiện nay thì có rồi nên có thể làm rõ các vấn đề cụ thể trong vụ án

     
    Báo quản trị |  
  • #536131   31/12/2019

    Về vấn đề này, theo quan điểm của mình quy định như vậy chi tiết hơn tuy nhiên việc xác định hành vi rất khó vì chủ yếu xác định qua lời khai của người phạm tội và nạn nhân, vì 2 người ở hai hướng lợi ích khác nhau nên khó tránh tình trạng lời khai sẽ sai lệch so với sự thật.

     
    Báo quản trị |  
  • #536200   31/12/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Đúng là quy định mới đã ghi nhận rõ hơn các nhóm hành vi có tính chất tình dục; nhằm xác định chính xác hơn hành vi dâm ô. Tuy nhiên phải thấy rằng nhóm đối tượng bị xâm phạm là trẻ em – nhận thức chưa đầy đủ; do đó việc điều tra, xét xử tội dâm ô rất phức tạp, Nếu như không có chứng cứ cụ thể (ví dụ như camera ghi hình) thì việc làm sao để cho các em hiểu và miêu tả đúng các hành vi cũng là vấn đề khó khăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #536510   31/12/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Nội dung cái thứ 5 quy định: Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi). Đây là quy định mở mà mình cho rằng khá là phù hợp và linh động với thực tế hiện nay. Như vụ ông cựu Viện trưởng Viện kiểm sát vừa rồi thì có thể áp dụng nhanh mà không cần phải tốn nhiều giấy, mực cho thời gian qua.

     
    Báo quản trị |  
  • #538030   31/01/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Mới đây đã có văn bản hướng dẫn cho luật mới rồi. Nhưng mình không hiểu cơ quan điều tra sẽ xác định như thế nào khi kết luận hành vi này là không nhằm quan hệ tình dục, mà không phải là quan hệ tình dục chưa/ không thành nhỉ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538042   31/01/2020

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Hành vi này mình thấy gần như ấu dâm mọi người nhỉ? Tuy nhiên mình không rõ là nếu xét hành vi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục thì đó thuộc vào tội gì? Là tình tiết giảm nhẹ hay sẽ phân vào tội nào khác?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538237   31/01/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Những nội dung mà Nghị quyết quy định nêu trên sẽ làm cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong thực tế nhằm đánh giá, xác định chính xác nội dung vụ việc mà mình đang xử lý. Tuy nhiên, qua đây cũng có thể thấy các nội dung trong Luật còn khá chung chung, mơ hồ, cần văn bản hướng dẫn thì mới rõ ràng hơn được.

     
    Báo quản trị |  
  • #538726   12/02/2020

    Nghị quyết trên đã xác định chi tiết các hành vi mang tính chất tình dục để làm căn cứ tiến hành điều tra và tố tụng. Tuy nhiên, nhìn chung những quy định về tội phạm liên quan đến tình dục hiện nay vẫn còn khá chung và đối với tội phạm liên quan đến tình dục thì cần có biện pháp xử lý mạnh hơn. Đặc biệt là ấu dâm

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bongbong01 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/02/2020)
  • #580131   30/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP: 05 nhóm hành vi “có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục”

    Tinh thần của Nghị quyết thật rất đáng hoan nghênh khi mở rộng các hành vi liên quan tình dục, tuy nhiên chúng ta lại phải đối mặt với một khái niệm mới là "bộ phận nhạy cảm", không biết bộ phận này được định nghĩa thế nào do trong sinh học thì không có định nghĩa này.

     
    Báo quản trị |  
  • #582016   29/03/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7292
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP: 05 nhóm hành vi “có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục”

    Cảm ơn bài viết của bạn, 

    Ngoài ra, không xử lý hình sự về Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 nếu thuộc một trong các trường hợp: Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục. (Ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...).

    Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục. (Ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...).

     
    Báo quản trị |