Theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật thì không phải đóng Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là "BHXH"), Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là "BHYT"), Bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi tắt là "BHTN"), Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là "BHTNLĐ, BNN") nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Do đó, đối với trường hợp của anh, doanh nghiệp và người lao động không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện thủ tục báo giảm lao động.
Lưu ý với anh: Tham khảo Điểm 9.7 Mục 9 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 khi có phát sinh giảm người lao động, doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó.
Ngoài ra, trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để BHXH. Khi người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, doanh nghiệp phải làm thủ tục báo giảm lao động.
Cập nhật bởi thanghi.info ngày 31/01/2021 09:57:21 SA
sửa link