Nghỉ ốm đau có trả lương không?

Chủ đề   RSS   
  • #513768 15/02/2019

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 140 lần


    Nghỉ ốm đau có trả lương không?

    Giáo viên A xin nghỉ ốm đau từ 14/9 đến 12/10 năm 2018. Sau thời gian trên giáo viên A không có hồ sơ bệnh án để làm chế độ ốm đau. Vậy lương giáo viên A được tính như thế nào?

     
    2777 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513773   15/02/2019

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014:  

    "Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

    1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền".

    => Như vậy điều kiện để xác định viên chức này được hưởng chế độ ốm đau đó là có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (có thể là giấy ra viện đối với điều trị nội trú (trường hợp trên giấy ra viện có chỉ định thêm ngày nghỉ ngoại trú thì vẫn duyệt số ngày nghỉ này) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH đối với điều trị ngoại trú). Viên chức đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, NSDLĐ không phải trả lương cho NLĐ (khoản 2 Điều 186 Bộ luật lao động 2012).

    Nếu viên chức này không cung cấp được hồ sơ hưởng chế độ ốm đau (không đủ điều kiện hưởng chế độ) thì có thể sử dụng ngày nghỉ hàng năm (ngày nghỉ có hưởng lương). Nếu không còn ngày nghỉ hàng nằm thì trong những ngày viên chức nghỉ việc (không đi làm), đơn vị không trả lương cho viên chức đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #516312   31/03/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Cho mình hỏi thêm trường hợp này liên quan đến phép năm. Về mặt quy định thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho công ty (người sử dụng lao động) thì được hưởng 12 ngày phép. Vậy nếu trong năm người đó có 1 tháng nghỉ chế độ con ốm và 11 tháng làm việc đầy thì chế độ nghỉ phép năm có bị trừ 1 ngày nghỉ phép năm không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587270   01/07/2022

    maibng
    maibng

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:27/06/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    thuylinh2311 viết ngày:31/03/2019

    Cho mình hỏi thêm trường hợp này liên quan đến phép năm. Về mặt quy định thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho công ty (người sử dụng lao động) thì được hưởng 12 ngày phép. Vậy nếu trong năm người đó có 1 tháng nghỉ chế độ con ốm và 11 tháng làm việc đầy thì chế độ nghỉ phép năm có bị trừ 1 ngày nghỉ phép năm không?  

     

    Thời gian nghỉ phép năm là 12 ngày áp dụng với những trường hợp theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    "Điều 113. Nghỉ hằng năm

    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
    2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
    5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
    6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm."
     
    Đồng thời, thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
     
    "Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
     
    1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
    2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
    3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
    4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
    5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
    6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
    7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
    8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
    9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
    10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động."
     
    Như vậy, thời gian nghỉ chế độ con ốm trong vòng 1 tháng được coi là làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động, do đó sẽ không bị bị trừ bớt 1 ngày nghỉ phép năm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #516366   31/03/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giáo viên sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    => Như vậy, từ quy định này có thể thấy để được hưởng chế độ ốm đau thì giáo viên phải có 02 điều kiện sau đây:

    + Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động;

    + Phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    =>>Từ kết luận trên thì có thể thấy nếu giáo viên không có giấy xác nhận nghỉ việc hưởng hưởng chế độ ốm đau hoặc hồ sơ bệnh án để làm chế độ ốm đau thì sẽ không đủ điều kiện nghỉ chế độ ốm đau. Điều này có thể hiểu là do đối với chế độ ốm đau thì hồ sơ bệnh án có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh là một trong những căn cứ để chứng minh người lao động buộc phải nghỉ việc vì sức khỏe không đủ để làm việc bạn nhé.

    Ngoài ra, cần lưu ý: Trường hợp nếu giáo viên bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    Vì không được tính hưởng chế độ ốm đau nên những ngày người lao động nghỉ việc sẽ không được tính lương hoặc nếu người lao động thỏa thuận đây là ngày nghỉ phép thì người lao động vẫn được hưởng lương đối với số ngày nghỉ bằng ngày phép.

    Trên đây là quan điểm của mình về trường hợp này.

     
    Báo quản trị |  
  • #517282   27/04/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Trường hợp của giáo viên này không có hồ sơ bệnh án, xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc nghỉ việc để hưởng chế độ ốm đau thì không được hưởng chế độ ốm đau do BHXH chi trả, còn đối với những ngày người này không đi làm thì sẽ không được trả lương. Còn việc trừ vào phép năm thì mình thấy quy định về chế độ nghỉ với giáo viên thì thời gian nghỉ hè đã bao gồm thời gian nghỉ phép năm rồi vậy thì sẽ đâu có ngày phép năm riêng (12 ngày) để trừ nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #571807   30/05/2021

    Căn cứ khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

    Theo Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014:             

    "Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

    1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế".

    => Như vậy, điều kiện để xác định viên chức này được hưởng chế độ ốm đau đó là có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trong trường hợp này đơn vị không phải trả lương cho người này.

    Như vậy, đối với giáo viên việc có trả lương hay không phụ thuộc vào việc người này có được hưởng chế độ ốm đâu hay không chị nhé.

    Nếu giáo viên này không cung cấp được hồ sơ hưởng chế độ ốm đau (không đủ điều kiện hưởng chế độ) thì có thể trong những ngày viên chức nghỉ việc (không đi làm), đơn vị không trả lương cho viên chức

     

     
    Báo quản trị |  
  • #571838   30/05/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Chế độ ốm đau là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Người lao động đi làm, giáo viên đi dạy được tham gia bảo hiểm xã hội thì khi ốm đau phải nghỉ việc nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định. Trong thời gian này, người lao động không đi làm, giáo viên không đi dạy thì tất nhiên sẽ không có lương, tuy nhiên nếu có tham gia bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì bảo hiểm xã hội sẽ chi trả chế độ (bằng tiền) cho người lao động, giáo viên, có thể nói là bù đắp một phần lương nào đó cho những ngày không đi làm.

    Những trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, khi nghỉ làm do ốm đau thì tất nhiên là không được hướng chế độ như những người có tham gia. Thời gian nghỉ này coi như nghỉ không hưởng lương (nếu không có thỏa thuận khác). Cho nên, trong trường hợp này, giáo viên nghỉ ốm đau nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì sẽ không được bảo hiểm xã hội chi trả chế độ và đơn vị giáo viên đang công tác cũng không có phải trả lương cho giáo viên này. Như vậy, thời gian này giáo viên này có thể nói là nghỉ việc không hưởng lương.

     
    Báo quản trị |  
  • #583445   30/04/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Nghỉ ốm đau có trả lương không?

    Theo quy định thì viên chức nghỉ ốm phải có giấy tờ về khám chữa bệnh để được hưởng chế độ ốm đau. Nếu không có những giấy tờ ốm đau để hưởng chế độ thì có thể dùng những ngày nghỉ phép năm, theo trường hợp này thì vẫn được tính lương theo những ngày nghỉ phép năm. Còn nếu hết phép thì những ngày nghỉ không đi làm thì đơn vị không phải trả lương cho những ngày đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #587226   01/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Nghỉ ốm đau có trả lương không?

    Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì người lao động làm việc vẫn được hưởng nguyên lương trong trường hợp sau:

    - Nghỉ ngày lễ, tết: Tết dương lịch 01 ngày; Tết âm lịch 05 ngày; ngày chiến thắng 01 ngày; Ngày quốc tế lao động 01 ngày; Ngày uốc khánh 01 ngày, Giày giỗ tổ Hùng vương 01 ngày.

    - Nghỉ việc riêng: Kết hôn nghỉ 03 ngày; Con kết hôn nghỉ 01 ngày; Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng chết, vợ chết hoặc chồng chết, con chết nghỉ 03 ngày.

    Theo đó, nghỉ ốm đau không thuộc trường hợp nghie hưởng nguyên lương nên doanh nghiệp không phải trả lương khi người lao động.

    Đồng thời, theo khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị ốm đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì người được hưởng chế độ ốm đau.

    Như vậy, người lao động nghỉ ốm, đau sẽ không được trả lương, nếu đủ điều kiện thì được hưởng chế độ ốm đau từ bảo hiểm xã hội chi trả.

    Cập nhật bởi chaann ngày 01/07/2022 12:26:58 CH Quên gắn link Luật
     
    Báo quản trị |  
  • #587440   09/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Nghỉ ốm đau có trả lương không?

    Theo quy định tại khoản 2 điều 168 Bộ luật Lao động 2019:
    Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
    => Giáo viên được nghỉ ốm (được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) thì không được hưởng lương của những ngày nghỉ ốm đó mà được hưởng chế độ đau ốm của bảo hiểm xã hội
    Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau:
    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
    2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
    => Nếu giáo viên chọn trường hợp nghỉ phép hằng năm thì được hưởng nguyên lương của ngày đó theo các điều kiện trên.
     
    Báo quản trị |  
  • #589758   18/08/2022

    Nghỉ ốm đau có trả lương không?

    Cảm ơn câu hỏi của bạn, mình xin giải đáp thắc mắc này

    Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với giáo viên

    Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

    “Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

    1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

    Theo đó, trường hợp giáo viên đang nằm điều trị do ốm đau có đóng bảo hiểm đầy đủ và có giấy tờ xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì đủ điều kiện được hưởng ốm đau của BHXH theo quy định.

    Thứ hai, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    “1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

    a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”.

    Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; thời gian được nghỉ của giáo viên khi bị ốm thông thường sẽ căn cứ vào thời gian đã tham gia đóng BHXH và theo quy định thì sẽ được giải quyết từ 30 đến 60 ngày.

    Thứ ba, mức hưởng chế độ ốm đau của BHXH

    Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau của giáo viên được tính như sau:

    Mức hưởng chế độ ốm đau = (tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24) x 75% x Số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/08/2022)