Nghệ sĩ đơn phương chấm dứt hợp đồng biểu diễn

Chủ đề   RSS   
  • #572308 14/06/2021

    Nghệ sĩ đơn phương chấm dứt hợp đồng biểu diễn

    Nghệ sĩ cũng được xem là người lao động, việc đến một nhà hát nào đó biểu diễn cũng phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động. Vì vậy để chấm dứt một hợp đồng vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

    Nguồn: Internet

    Căn cứ vào Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động gồm:

    “Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

    7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

    9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

    11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

    12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.”

    Với trường hợp, nghệ sĩ có nhu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng biểu diễn, vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ được ưu tiên áp dụng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không đề cập đến vấn đề này, sẽ phải áp dụng theo quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự 2015.

    “Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

    1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

    4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

    5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

    Căn cứ vào quy định trên, việc nghệ sĩ đơn phương chấm dứt hợp đồng biểu diễn vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho phía nhà hát. Về khoản bồi thường sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc nếu không có thỏa thuận từ trước, bên nhà hát chứng minh được có thiệt hại xảy ra vẫn có quyền yêu cầu phía nghệ sĩ tiến hành bồi thường những tổn thất mà họ phải gánh chịu.

    Cập nhật bởi giangtuhanh ngày 14/06/2021 06:55:51 CH Cập nhật bởi giangtuhanh ngày 14/06/2021 06:55:18 CH
     
    961 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #572314   14/06/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nghệ sĩ cũng được xem là người lao động, việc đến một nhà hát nào đó biểu diễn cũng phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động.

    => Cái này không chắc đúng à nha. Khi nghệ sỹ "chạy sô" thì không phải là người lao động, mà chỉ là 1 dạng cung cấp dịch vụ cho nhà hát mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #572540   22/06/2021

    ntdieu viết:

    Nghệ sĩ cũng được xem là người lao động, việc đến một nhà hát nào đó biểu diễn cũng phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động.

    => Cái này không chắc đúng à nha. Khi nghệ sỹ "chạy sô" thì không phải là người lao động, mà chỉ là 1 dạng cung cấp dịch vụ cho nhà hát mà thôi.

    Theo quan điểm cá nhân của mình thì nghệ sĩ khi biểu diễn cũng được xem là lao động và nhà hát cũng trả tiền cho họ, nên mình nghĩ rằng nghệ sĩ cũng là người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #572542   22/06/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nhà bạn tổ chức đám cưới hay sinh nhật, bạn mời 1 ca sỹ đến hát và trả thù lao cho họ. Vậy hóa ra họ cũng là sử dụng lao động của bạn hay sao ?

     
    Báo quản trị |