Nghề Luật trong thời đại 4.0

Chủ đề   RSS   
  • #492579 25/05/2018

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Nghề Luật trong thời đại 4.0

    Thời đại 4.0 là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp, khi đó mọi thứ được thiết lập với bộ dữ liệu lớn (Big Data) được truyền tải thông qua đường truyền Internet (IoT – Internet of Things – Vạn vật kết nối) và xử lý bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

    Con người ở thời đại này muốn mở cửa nhà, không cần phải đến tận cửa để mở khóa, mà chỉ cần nhấn nút, truyền qua bộ xử lý và cửa nhà sẽ tự động mở ra hay muốn nấu món gà hầm thuốc bắc thì chỉ cần nhấn nút, thông qua bộ xử lý sau đó,bạn sẽ có món gà hầm…Đó là những gì tôi hiểu về giá trị có được sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thành công.

    Không chỉ đối với những hoạt động thường nhật trong cuộc sống, mà còn cả trong công việc, ví dụ như Google hiện nay đã thiết lập tiện ích Google AI, hỗ trợ người bán hàng tiếp chuyện điện thoại và lên lịch cho cuộc hẹn sắp tới của mình…Vậy còn đối với ngành Luật thì sao?

    Với ngành Luật cũng tương tự vậy:

    - Sinh viên Luật không còn phải hằng ngày đến lớp nghe giảng viên giảng bài, rồi ghi chép nữa, mà có thể được đào tạo thông qua hệ thống máy tính có kết nối internet, vai trò giảng dạy của Giảng viên được thay thế bằng robot hay hệ thống chương trình có sẵn đựơc tích hợp và truyền qua dữ liệu internet, giảng viên lúc này chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn thực hiện các dự án, công trình nghiên cứu thực tiễn.

    - Công chứng viên không cần phải kiểm tra, soi xét để xác định tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, mà chỉ cần thông qua bộ xử lý dữ liệu đã có thể kiểm tra được.

    - Luật sư không cần phải nghiên cứu từng tình tiết của vụ án, tìm các điều luật liên quan để bào chữa cho thân chủ của mình mà chỉ cần đưa thông tin vụ án vào bộ xử lý dữ liệu để cho ra kết quả giải quyết.

    - Tương tự, Thẩm phán tham gia phiên tòa để phán xử vụ việc cũng dựa vào trí tuệ nhân tạo để ra phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, trong nhiều phiên tòa, không chỉ xét xử bằng lý trí, theo đúng quy định pháp luật, mà còn cần có đạo đức, tình người, liệu trí tuệ nhân tạo (AI) có thay con người phán quyết tội phạm một cách có lý có tình hay không?

    Hơn nữa, mục đích của con người tồn tại trên trái đất này là lao động, có lao động thì đầu óc, tư duy mới phát triển, song, mọi thứ đều đựơc thực hiện thay bởi trí tuệ nhân tạo, có làm mài mòn tư duy của các bạn trẻ hiện nay không?

    Sống và làm việc trong thời đại 4.0 quả là điều may mắn không chỉ đối với bản thân mình, mà còn đối với những người xung quanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, con người dần thiếu tình cảm, xa cách nhau mặc dù việc kết nối hiện nay đã quá dễ dàng, khả năng nhiều lao động bị đào thải là rất lớn.

     
    5477 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492584   25/05/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    Tưởng tượng rằng đến một lúc nào đó chúng ta sẽ được chứng kiến một phiên tòa mà tất cả những bên liên quan (quan tòa, bên nguyên, bên bị, nhân chứng, luật sư, v..v...) không cần phải đến tòa án. Tất cả những gì là chứng cứ sẽ thảy vào máy tính, và cuối cùng thì bản án sẽ được máy tính post thẳng vào Facebook của mỗi người

     
    Báo quản trị |