Mức trích lập dự phòng cụ thể cho nợ nhóm 4 được quy định ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #610511 12/04/2024

    huongpham3797

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mức trích lập dự phòng cụ thể cho nợ nhóm 4 được quy định ra sao?

    Nợ nhóm 4 là gì? Mức trích lập dự phòng cụ thể cho nợ nhóm 4 được quy định ra sao theo quy định của pháp luật hiện hành?
     

    Nợ nhóm 4 là gì?

    Tùy phương pháp phân loại nợ mà nợ nhóm 2 cũng được định nghĩa khác nhau, cụ thể:

    Nợ nhóm 4 được giải thích tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN và Điều 11 Thông tư 11/2021/TT-NHNN như sau:

    Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng

    (1) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

    (2) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

    (3) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

    (4) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

    (5) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

    (6) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

    (7) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, cụ thể gồm:

    + Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b Khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;

    + Trường hợp đã được phân loại vào nợ nhóm 5 nhưng đáp ứng các điều kiện sau:

    ++ Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

    ++ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

    ++ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

    (8) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này:

    - Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể và trích lập dự phòng đầy đủ, phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.

    Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính

    Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

    Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

    Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này:

    - Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể và trích lập dự phòng đầy đủ, phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.

    Mức trích lập dự phòng cụ thể cho nợ nhóm 4 được quy định ra sao?

    Mức trích lập dự phòng chung cho nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 được quy định tại Điều 13 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, cụ thể như sau:

    Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:

    - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

    - Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

    - Khoản mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước.

    - Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

    Về mức trích lập dự phòng cụ thể nợ nhóm 4 được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN50%.

    Tóm lại, mức trích lập dự phòng cụ thể cho nợ nhóm 4 là 50%.

     
     
    448 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận