Mức bồi thường thiệt hại hợp lý khi gây tử vong trong giao thông?

Chủ đề   RSS   
  • #560745 20/10/2020

    lenamhuy

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mức bồi thường thiệt hại hợp lý khi gây tử vong trong giao thông?

    Chào luật sư ạ

    Luật sư cho tôi hỏi, 

    Mẹ tôi (A) có đầy đủ giấy phép lái xe, trong lúc đi giao hàng thì có gây tai nạn cho ông B khoảng tầm 80 tuổi đang đi thể dục bằng xe đạp. Hiện gia đình nạn nhân đang yêu cầu bồi thường 300 triệu đồng và nhất quyết không giảm, nếu không sẽ đâm đơn kiện cho mẹ tôi đi tù. vậy kính hỏi quý luật sư rằng:

    - Số tiền 300 triệu đó có phải mức bồi thường hợp lý hay không?

    - Nếu kiện ra toà thì mẹ tôi liệu có đi tù không? mẹ tôi được chứng minh là không đi sai trong hoàn cảnh này mà chỉ là sơ suất của cả 2 bên dẫn tới tai nạn?

     
    1178 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lenamhuy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #573039   29/06/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

    - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

    - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

    Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại, trường hợp không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết (vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại).

    Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    + Thiệt hại khác do luật quy định.

    Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Theo đó, trong trường hợp này mẹ của bạn phải bồi thường những thiệt hại thực tế có phát sinh và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần như trên. Phải căn cứ vào nguyên tắc bồi thường cũng như những thiệt hại thực tế phát sinh thì mới biết được mức yêu cầu bồi thường 300 triệu đó có căn cứ hay không. Trường hợp bên bạn không chấp nhận thì có thể nhờ Tòa án giải quyết.

    Và mẹ của bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có căn cứ quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

     
    Báo quản trị |