Mua dầu ăn đã qua sử dụng sau đó tái chế thành dầu sinh học cần đáp ứng điều kiện gì?

Chủ đề   RSS   
  • #608426 26/01/2024

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1352)
    Số điểm: 10863
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 196 lần


    Mua dầu ăn đã qua sử dụng sau đó tái chế thành dầu sinh học cần đáp ứng điều kiện gì?

    Doanh nghiệp nước ngoài thu mua dầu ăn đã qua sử dụng, sau đó xử lý, tái chế thành dầu sinh học thì có cần đáp ứng điều kiện gì không?

    Về việc thu mua dầu ăn cũ

    Theo Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư không thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. => Do đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh lĩnh vực này.

    Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì việc thu gom chất thải thông thường không thuộc ngành nghề có điều kiện. Do đó, doanh nghiệp đăng ký mã ngành nghề phù hợp thì có thể kinh doanh lĩnh vực này.

    Về việc tái chế dầu ăn cũ thành dầu sinh học

    Theo Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư không thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. => Do đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh lĩnh vực này.

    Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP) quy định xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, chất thải và các nguyên vật liệu khác để tạo ra các sản phẩm dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng, nhiên liệu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu hàng không, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.

    => Theo quy định trên thì nhiên liệu sinh học vẫn được gọi chung là xăng dầu.

    Khi sản xuất dầu sinh học (nhiên liệu sinh học) thì doanh nghiệp cần lưu ý quy định tại Điều 11 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP) về quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất xăng dầu:

    1. Được mua nguyên liệu trong nước, trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm xăng dầu hoặc ủy thác cho thương nhân có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện. Việc nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm xăng dầu phải theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm xăng dầu của thương nhân.

    2. Được nhận gia công trong nước và gia công xuất khẩu xăng dầu.

    3. Được tiêu thụ tại thị trường trong nước xăng dầu do thương nhân sản xuất thông qua hệ thống phân phối của mình theo quy định tại khoản 8 Điều này, được bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối khác. Ngoài ra, được bán các loại xăng dầu đặc chủng (là các loại xăng dầu không được phép lưu thông trên thị trường) cho các đơn vị chức năng để phục vụ mục tiêu an ninh, quốc phòng theo danh sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    4. Được xuất khẩu xăng dầu do thương nhân sản xuất theo kế hoạch đăng ký với Bộ Công Thương, phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt.

    5. Sản xuất xăng dầu theo kế hoạch đăng ký được Bộ Công Thương xác nhận hàng năm; duy trì mức dự trữ xăng dầu và nguyên liệu cho sản xuất tối thiểu phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt và kế hoạch sản xuất đã đăng ký với Bộ Công Thương.

    6. Sản xuất xăng dầu đưa vào lưu thông phải phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

    7. Xây dựng, áp dụng, duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm.

    8. Tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu trong nước, phải tuân thủ các quy định tại khoản 4 và 5 Điều 7; khoản 3, 4, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 9 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     

     
    399 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận