Mua bằng cấp giả nhưng không sử dụng mà chỉ để KHOE thì có bị xử lý?

Chủ đề   RSS   
  • #563635 28/11/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Mua bằng cấp giả nhưng không sử dụng mà chỉ để KHOE thì có bị xử lý?

    mua bằng giả

    Mua bằng cấp giả?

    Hiện nay, với nhiều mục đích khác nhau mà nhiều người thực hiện việc mua bán, trao đổi giấy tờ, bằng cấp giả. Việc mua bán, sử dụng giấy tờ giả tùy thuộc vào đối tượng, trường hợp, hành vi cụ thể mà có thế bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính khác nhau.

    Trường hợp, người mua không có mục đích vi phạm pháp luật, mà mua chỉ để khoe với bạn bè,... thì có bị xử lý hay không?

    Về trách nhiệm hình sự:

    Trường hợp sử dụng bằng giả để qua mắt, thực hiện các hành vi tội phạm khác thì người sử dụng có thể bị xử lý theo Điều 341 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

    1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    …”

    Trường hợp mua bằng giả chưa sử dụng, không có mục đích sử dụng hoặc chỉ để khoe với bạn bè,… thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội theo điều 341, nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Tuy nhiên nếu chưa đến mức truy cứu TNHS, trường hợp bị phát hiện thì hành vi mua bán bằng giả có thể bị xử lý hành chính nếu:

    - Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp sẽ hạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Khoản 4, Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP)         

    - Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ trong lĩnh vực giáo dục sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. (Khoản 3, Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP) và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật

    Xem thêm: Cán bộ, công chức, viên chức sử dùng bằng cấp giả bị xử lý như thế nào?

    Như vậy, mặc dù không có mục đích vi phạm pháp luật thì việc mua, bán cũng phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

     
    3200 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    AryaStark (01/12/2020) admin (30/11/2020) ThanhLongLS (28/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận