Khi mọi người đi vay ngân hàng, về cơ bản, lãi suất vay sẽ do ngân hàng quyết định mà không được thỏa thuận. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật không thực sự như vậy.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010 có quy định về bảo vệ quyền lợi khách hàng như sau:
Điều 4. Nguyên tắc cho vay, vay vốn
…
2. Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì:
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, mức lãi suất cho vay do “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận”. Tuy nhiên, có một số trường hợp phải tuân thủ (không được thỏa thuận) quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này, đó là những ngành nghề đặc biệt được ưu tiên phát triển, ưu tiên hưởng ưu đãi như ngành nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghệ cao... Và những doanh nghiệp trong diện ưu tiên (doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Tuy nhiên cũng lưu ý mức lãi suất phải tuân theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 (mức lãi suất không quá 20% khoản tiền vay).