Một số vấn đề về nghiệp vụ Thẩm phán

Chủ đề   RSS   
  • #324352 21/05/2014

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Một số vấn đề về nghiệp vụ Thẩm phán

    Tài liệu này mình lấy từ trên website của Trường cán bộ tòa án - http://tcbta.toaan.gov.vn/, hy vọng rằng có thể giúp ích cho các bạn.

     

     
    18060 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #324551   22/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Giải quyết tranh chấp giữa thành viên công ty và công ty

           Ông Nguyễn Đình Chiến là một cổ đông của Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Từ Liêm (sau đây gọi tắt là Công ty Từ Liêm). Công ty Từ Liêm được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp từ 05/11/1999. Sau 12 lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì vốn điều lệ của Công ty là 4.251.000.000đ.
     
    Ngày 08/4/2008, Đại hội đồng cổ đông Công ty Từ Liêm họp thống nhất chủ trương bổ sung nghành nghề và tăng vốn điều lệ. Hội đồng quản trị quyết định gửi phiếu lấy ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ. Ngày 27/11/2008, việc tổng hợp ý kiến cổ đông xác định số ý kiến đồng ý tăng vốn điều lệ chiếm 75,23% tổng số cổ phần biểu quyết. Công ty Từ Liêm đã có quyết định số 280/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 28/11/2008 với  nội dung tăng vốn điều lệ lên10.297.000.000đ và sau đó đã gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội nhưng Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 chưa chấp nhận việc đăng ký do có khiếu nại và sau đó là khởi kiện vụ án kinh doanh - thương mại.
     
            Vụ án kinh doanh – thương mại do ông Huỳnh Văn Quảng và bà Trần Thị Thu khởi kiện Công ty Từ Liêm, yêu cầu huỷ Quyết định số 280/QQĐ-ĐHĐCĐ ngày 28/11/2008 vì cho rằng việc lấy ý kiến cổ đông  và tổng hợp kết quả ngày 27/11/2008 là không hợp pháp.
     
            Tại Bản án kinh doanh – thương mại phúc thẩm số 80/2010/KDTMPT ngày 10/5/2010, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã bác yêu cầu của ông Quảng, bà Thu.
     
    Ngày 24/7/2010, Công ty Từ liêm ra Quyết định số 92/2010/QĐ-TUTRACO về thay đổi nghành nghề kinh doanh và tăng vốn điều lệ lên 10.297.000.000đ và tiếp tục đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 cho đăng ký. Ngày 03/8/2010, Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 đã cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số 0100703863 ( gọi tắt là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 13 ) cho Công ty Từ Liêm tăng vốn điều lệ lên 10.297.000.000đ
     
    Ngày 13/10/2010, ông Nguyễn Đình Chiến khởi kiện vụ án hành chính đề nghị xử hủy Giấy chứng nhận doanh nghiệp công ty cổ phần thay đổi lần thứ 13 nêu trên.
     
             Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 07/2011/HCST ngày 22/12/2011, TAND thành phố Hà Nội đã xử bác yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Đình Chiến. Ông Chiến kháng cáo. Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 71/2012/HCPT ngày 24/4/2012, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã sửa án sơ thẩm, xử: “ Hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số 0100703863 ngày 13/8/2010 về phần tăng vốn điều lệ của Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp cho Công ty Sản xuất – Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Từ Liêm”.
     
    Bản án hành chính phúc thẩm đã bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm.
     
              Tại phiên họp ngày 15/10/2013, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã quyết định hủy Bản án hành chính phúc thẩm của Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội, giữ nguyên Bản án hành chính sơ thẩm của TAND thành phố Hà Nội. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán có một số vấn đề pháp lý quan trọng sau:
     
    Vụ kiện giữa nguyên đơn là ông Quảng, bà Thu với bị đơn là Công ty Từ Liêm là vụ án kinh doanh – thương mại có đối tượng tranh chấp là xem xét việc lấy ý kiến cổ đông của Công ty Từ Liêm theo biên bản ngày 27/11/2008 là hợp pháp hay không hợp pháp.Việc khởi kiện của ông Nguyễn Đình Chiến với người bị kiện là Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 là vụ án hành chính và đối tượng khởi kiện là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần thay đổi lần thứ 13. Do là hai quan hệ tranh chấp khác nhau nên dù đã có Bản án kinh doanh – thương mại số 80/2010/KDTM-PT thì việc thụ lý, giải quyết vụ án hành chính giữa người khởi kiện là ông Nguyễn Đình Chiến với người bị kiện là Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 vẫn được thực hiện.
     
    Tuy nhiên, yêu cầu của ông Chiến lại dựa vào căn cứ duy nhất là việc lấy ý kiến của cổ đông của Công ty Từ Liêm theo biên bản ngày 27/11/2008. Căn cứ này  chính là sự việc đã được xem  xét và quyết định tại Bản án kinh doanh – thương mại phúc thẩm số 80/2010. Bản án phúc thẩm số 80/2010 đã khẳng định việc lấy ý kiến theo biên bản ngày 27/11/2008 là hợp pháp. Bản án phúc thẩm hành chính lại xem xét lại sự việc đã được quyết định tại một bản án đang có hiệu lực pháp luật là vi phạm tố tụng.
     
    Mặt khác, chính ông Chiến chỉ phản đối việc lấy ý kiến vì ông muốn họp Đại hội đồng cổ đông để được trình bày trực tiếp chứ không phải do ông không được cung cấp đủ thông tin như nhân xét của Bản án hành chính phúc thẩm. Ngoài việc xem xét lại một sự việc không thuộc quyền hạn được xem xét thì Bản án phúc thẩm hành chính không nêu ra được căn cứ nào khác nên việc huỷ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần thay đổi lần thứ 13 là không có căn cứ.
     
    Vấn đề pháp lý có thể rút ra là:
     
    Cũng là tranh chấp xuất phát từ quan hệ gữa công ty với thành viên công ty nhưng tùy yêu cầu khởi kiện và đối tượng khởi kiện mà có thể là vụ án kinh doanh – thương mại, có thể là vụ án hành chính.
     
    Tuy hình thức tranh chấp khác nhau nhưng nếu là sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì không được giải quyết lại sự việc đó theo trình tự thông thường (sơ thẩm, phúc thẩm).
    Cập nhật bởi danusa ngày 22/05/2014 04:53:04 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #324552   22/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Nhà vắng chủ có đương nhiên thuộc sở hữu nhà nước?

              Nhà số 25 đường Cô Bắc, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 72 m2 (không kể sân và công trình phụ) có nguồn gốc của ông Nguyễn Phước Thịnh (hiện nay không rõ ông Thịnh ở đâu).
     
    Tại đơn khởi kiện ngày 25/10/2006, nguyên đơn là cụ Lê Văn Ngà và vợ là cụ Nguyễn Thị Tư khai rằng hai cụ đã mua lại nhà này của ông Thịnh từ năm 1965 (đã bị thất lạc giấy tờ mua bán) và cho nhiều người ở thuê, ở nhờ; nay yêu cầu được đòi lại nhà.
     
    Các bị đơn là bà Lê Thị Sáu và ông Lê Văn Há (đều là con của Nguyên đơn) không đồng ý trả nhà vì không công nhận các nguyên đơn là chủ nhà.
     
    Có 23 người được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là những người đang ở nhờ tại 25 Cô Bắc lại thừa nhận họ đang ở nhờ nhà của cụ Ngà và cụ Tư.
     
                Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 1903/2011/DS-ST ngày 27/10/2011, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã xử chấp nhận yêu cầu đòi nhà của các nguyên đơn. Các bị đơn kháng cáo. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 143/2012/DS-PT ngày 12/4/2012, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã sửa án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: trả nhà 25 Cô Bắc cho các nguyên đơn; nguyên đơn phải trả cho bà Sáu 85 lượng vàng và 170 triệu đồng chi phí xây dựng, trả cho ông Há 38 triệu đồng chi phí xây dựng. Bản án phúc thẩm đã bị Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm.
     
              Tại phiên họp ngày 16/10/2013, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã quyết định hủy Bản án phúc thẩm và Bản án sơ thẩm; giao cho TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán có một số vấn đề pháp lý quan trọng sau:
     
    1.Về quyền sở hữu nhà vắng chủ:
     
    Kháng nghị giám đốc thẩm nhận xét rằng “cần xác định đây là nhà đất vắng chủ Nhà nước chưa quản lý để xác lập sở hữu toàn dân”. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán đã không nhất trí với nhận xét trên của Kháng nghị giám đốc thẩm. Nhà vắng chủ có thể Nhà nước đã quản lý và cũng có trường hợp Nhà nước chưa quản lý. Trong trường hợp nhà đã do Nhà nước quản lý (có quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã bố trí sử dụng thực tế) thì nhà mới thuộc sở hữu  Nhà nước.
     
    Trong vụ án này là trường hợp tư nhân đang quản lý nhà vắng chủ nên việc xác định sở hữu nhà phải căn cứ vào quy định tại Điều 10 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch về nhà ở xác lập trước 01/7/1991 hoặc Chương VII Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.
     
    2.Đây có phải là trường hợp “không có quyền khởi kiện”
     
    Kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng “lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm cần trả lại đơn khởi kiện theo điểm a, khoản 1, Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự”. Quyết định giám đốc thẩm không nhất trí với nhận định trên của Kháng nghị giám đốc thẩm.
     
    Nhà 25 Cô Bắc chưa rõ là đã thuộc sở hữu Nhà nước. Các nguyên đơn khởi kiện đòi lại nhà 25 Cô Bắc với lý do họ đã mua nhà này từ năm 1965 nên đã trở thành chủ nhà. Nếu các nguyên đơn chứng minh được lý do nêu trên là sự thật và hợp pháp thì yêu cầu đòi lại nhà của họ có căn cứ chấp nhận. Chỉ trong trường hợp rõ ràng nguyên đơn không có quyền theo pháp luật (như rõ ràng nguyên đơn không phải là chủ nhà…) thì họ mới không có quyền kiện đòi lại nhà. Trong trường hợp của vụ án này họ có thể là chủ nhà, yêu cầu của họ có thể được chấp nhận (xác định ở thờ điểm nộp đơn khởi kiện) thì không phải thuộc trường hợp “không có quyền khởi kiện”; Tòa án vẫn phải thụ lý, giải quyết, và nếu không có đủ căn cứ chấp nhận yêu cầu thì xử bác yêu cầu của nguyên đơn.
     
    Tuy có một số nội dung không nhất trí với Kháng nghị nhưng có căn cứ khác (chưa rõ nguyên đơn có phải là chủ sở hữu hợp pháp) nên Quyết định giám đốc thẩm vẫn hủy Bản án sơ thẩm, Bản án phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại.
     
    Vấn đề pháp lý có thể rút ra là:
     
    1.Nhà vắng chủ không đương nhiên thuộc sở hữu Nhà nước. Việc xác định quyền sở hữu phải theo các quy định cụ thể của pháp luật.
     
    2.Chưa chứng minh được là chủ sở hữu không phải thuộc trường hợp không có quyền khởi kiện đòi lại nhà. Nếu vẫn nêu được một trong các trường hợp có thể là chủ sở hữu (hoặc người quản lý hợp pháp) thì vẫn có quyền khởi kiện mặc dù sau đó sự thật không chứng minh được sẽ bị bác yêu cầu khởi kiện.
    Cập nhật bởi danusa ngày 22/05/2014 04:59:33 CH
     
    Báo quản trị |