Các hiệp ước mà một số nước châu Âu đã ký với phát xít Đức:
1. Hiệp ước thứ nhất giữa Ba Lan và Hitler ký vào ngày 26/1/1934, còn được gọi là hiệp ước Pilsudski-Hitler hay hiệp ước không tấn công lẫn nhau giữa Ba Lan và Đức. Hiệp ước này có hiệu lực 10 năm và cả hai bên cũng mong muốn giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Khó khăn nhất giữa Ba Lan và Đức là khu vực Đức bị mất sau khi thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đáng lý ra cần được giải quyết thông qua đàm phán. Đức đòi hỏi khu vực Danzig, Ba lan đòi hỏi Korridor và đòi sửa lại biên giới vùng Oberschlesien. Hiệp ước này sau đó bị phía Đức đơn phương tuyên bố hủy vào ngày 28/4/1939.
2. Hiệp ước tiếp theo mà phát xít Đức ký là với nước Anh vào ngày 30/8/1939, còn được gọi là "Tuyên bố hữu nghị và hợp tác giữa Đức và Anh" (Hiệp ước không tấn công). Hiệp ước này được ký kết tại Munich và trong đó cũng đề cập tới việc phân chia lãnh thổ của nước Tiệp Khắc (CH Séc và CH Slovak bây giờ). Thủ tướng Anh Chamberlain trước khi bay về Anh đã tuyên bố với Hitler rằng "Bây giờ thì ông có đủ máy bay để tấn công Liên Xô. Điều đó sẽ khiến cho Liên Xô không thể đưa máy bay sang Tiệp Khắc được."
3. Một năm sau, vào ngày 15/3/1939, hiệp ước Düsseldorf tiếp tục được ký kết giữa Anh và phát xít Đức về việc phân chia quyền lực kinh tế trong khu vực châu Âu cho hai cường quốc Anh và Đức.
4. Hiệp ước thứ tư là giữa Pháp và phát xít Đức, được ký vào ngày 6/12/1938. Bộ trưởng ngoại giao Pháp khi đó là ông Georges Bonnet khi tới thăm Ribbentrop vào năm 1938 đã nói: "Nước Pháp rất quan tâm cho các giải pháp về người Do thái." Vì nước Pháp của ông không muốn tiếp nhận thêm người Do thái từ phía Đức và hỏi liệu có thể "tạo ra một giải pháp nào đó để họ không sang Pháp nữa hay không." Ngoài ra ông Bonnet còn nói thêm, nước Pháp của ông chỉ mong làm sao "đuổi được" hàng chục ngàn người Do Thái tới Đức. Bản thân ông Georges Bonnet sau này còn làm thị trưởng một thành phố Pháp và là nghị viên.
5. Ngày 7/6/1939, hiệp ước không tấn công lẫn nhau được phát xít Đức tiếp tục ký với các nước: Estonia, Latvia, Lithuania, Đan Mạch nhằm chống lại Liên Xô.
6. Hiệp ước không tấn công giữa phát xít Đức và Thổ Nhĩ Kỳ được ký vào ngày 18/6/1941.
Trong khi đó, hiệp ước Liên Xô với Đức bao gồm các điều khoản sau:
Hiệp ước bảo đảm tính trung lập của Liên Xô hoặc Đức trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Ba Lan hoặc một cường quốc phương tây khác. Đồng thời cho phép Liên Xô được lấy lại vùng đất thời Nga hoàng thua trận bị mất bao gồm: Vùng tây Ba lan, Vùng Baltic, đông nam châu Âu, để đổi lại nước Đức sẽ lấy lại vùng lãnh thổ bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Rất nhiều nước đã kí Hiệp ước với Đức Quốc Xã, nhưng không mấy ai biết tới, tuy nhiên việc Starlin và Hitler kì kết hiệp ước Xô - Đức thì luôn được lặp đi lặp lại, ra rả khắp truyền thông từ xưa đến nay. Bây giờ bạn đã hiểu vì sao họ chỉ nhắc tới hiệp ước giữa Liên Xô và phát xít Đức rồi chứ? Nếu không rõ, mình sẽ có một gợi ý nho nhỏ, đó là "bộ máy truyền thông", hay tây thường gọi là "Western propaganda machine". Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa, đó là Hiệp Ước Molotov - Ribbentrop là nền tảng pháp lý của việc Đức Quốc Xã và Nga Xô cùng xâm lược Ba Lan (Cộng thêm việc Nga Xô xâm lược các nước vùng biển Baltic) Và sự thật nó đã xảy ra. Tất cả đã dẫn đến một "kết cục" truyền thông ngày nay, rằng Nga là "kẻ xấu" trong mắt những người mù mờ, ít tìm hiểu chính trị, bị phim Hollywood tiêm nhiễm vào đầu. Sự thật không phải vậy, lịch sử mãi là lịch sử. Những điều nêu trên đây cần đường đưa ra để mọi người cùng biết, ít ra là những điều này thật sự cần được biết.
Theo: Reuters
Cập nhật bởi truongnguyenthach1994 ngày 14/06/2016 07:02:49 SA
Cập nhật bởi truongnguyenthach1994 ngày 14/06/2016 07:01:36 SA
Cập nhật bởi truongnguyenthach1994 ngày 14/06/2016 07:01:15 SA