MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #446984 19/02/2017

    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

    >>> Tổng hợp các bài viết liên quan đến Bộ luật hình sự mới nhất

    >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu?

    >>> Phân biệt nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo? 

    >>> Ân xá, đại xá, đặc xá: hiểu thế nào cho đúng?

    >>> Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự

    >>> “Trái pháp luật” và “vi phạm pháp luật” khác nhau chỗ nào?

    >>> Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục Tố tụng hình sự và Hành chính

    >>> Làm cách nào để lấy bằng chứng bị ép cung, dùng nhục hình?

    >>> Phân biệt giữa người làm chứng và người chứng kiến

    >>> 5 lưu ý đối với người bị buộc tội

    >>> Nhận tội thay người khác có phạm tội không?

    >>> So sánh vi phạm hành chính và tội phạm hình sự

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    >>> Danh bản, chỉ bản là gì?

    >>> Phân biệt tự thú và đầu thú

    >>> Phân biệt áp giải, dẫn giải

    Để có thể làm tốt bài tập môn Luật hình sự cũng như đạt điểm cao trong môn học này, chúng ta cần trang bị cho mình những điều cơ bản sau:

    Đầu tiên, chúng ta nên đọc qua tất cả những văn bản pháp luật liên quan đến môn học cũng như những tài liệu cần thiết khác như giáo trình, tài liệu hướng dẫn,… để có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của môn học. Nếu có thời gian hãy đọc lại nhiều lần để có thể hiểu sâu sắc hơn.

    Tiếp theo, chúng ta cần tìm hiểu những tin tức về việc xét xử các vụ án trên thời sự, bản tin cũng như những trang web đáng tin cậy để có thêm những thông tin hữu ích. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm bài tập của các bạn. 

    Cuối cùng, đó là việc chúng ta áp dụng những kiến thức có được để giải nhiều hơn các bài tập cũng như tình huống thực tế. Trong quá trình làm bài, chúng ta cần nắm vững những khái niệm, thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn và đặc biệt là chỉ ra được các yếu tố cấu thành tội phạm trong từng tội phạm cụ thể, chỉ ra các dấu hiệu để phân biệt các tội phạm với nhau để có thể dễ dàng định tội trong từng bài tập.

    Ví dụ:

    1)                 Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS).

    Để làm được câu nhận định này, chúng ta cần xác định được yếu tố lỗi trong cấu thành của hai tội phạm trên. Từ đó ta có thể thấy đây là một nhận định sai.

    Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS) nếu hành vi đó có lỗi cố ý với chiếm đoạt trái phép tài sản, cố trong hậu quả làm chết người. Ngoài ra hành vi này có thể cấu thành tội được quy định tại Khoản 4 Điều 133 BLHS nếu hành vi đó có lỗi cố ý chiếm đoạt trái phép tài sản nhưng vô ý trong hậu quả làm chết người.

    2)                  Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng Cát Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14-3, nhân viên điều động của công ty X nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông. B bán container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.

    Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

    Để làm bài tập này, trước hết ta cần xác định được B là người thực hành đã dùng thủ đoạn gian dối và giả danh nhân viên công ty. A trong bài tập trên là đồng phạm với vai trò giúp sức. Sau đó ta xác định tội danh của A, B và ghi rõ và đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của A, B. Việc xác định tội danh rất dễ gây nhầm lẫn và làm chúng ta xác định sai. Vì vậy, cần hiểu rõ từng mặt, phân tích từng yếu tố trong cấu thành.

    Tội danh của A và B là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)

    Khách thể: Quan hệ sở hữu của công ty Y

    Đối tượng tác động: Container hàng

    Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    Hành vi: Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông.

    Lỗi: Cố ý trực tiếp.

    Những lưu ý nhỏ trên đây không chỉ sẽ giúp các bạn có được kết quả tốt hơn trong bài tập hình sự của mình mà còn giúp các bạn đạt điểm cao trong môn học này cũng như những môn học khác. Hãy cùng thay đổi phương pháp học và đạt được những thành công như mong muốn nhé!

    Xem thêm: câu hỏi bài tập môn Luật hình sự (phần các tội phạm) tại file đính kèm. 

    Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:43:11 CH Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:17:37 CH

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    91091 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn vothiphuongthu vì bài viết hữu ích
    nguyenminhquan28072003@gmail.com (20/12/2022) giangvks (05/10/2020) ninh2407 (27/12/2017) KimKhana (04/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #470510   12/10/2017

    "Lừa đảo" hay "lạm dụng", có tội phạm hay không?

    18h ngày 20/8/2017 A thuê 01 chiếc máy đào của B nhằm mục đích thi công công trình xây dựng cho C. (việc thuê tài sản có hợp đồng, thời hạn 20 ngày kể từ ngày 20/8/2017). Đến 20h ngày 20/8/2017 A màn chiếc máy đào bán cho C (việc mua bán có giấy mua bán viết tay và chữ ký của A và C).

    A khai nhận mục đích A bán chiếc máy đào cho C chỉ nhằm mục đích thể hiện bản thân trong việc làm ăn, kinh doanh. Không có ý thức chiếm đoạt, vì từ ngày 21/8/2017, A liên tục tìm gặp B để thỏa thuận mua lại máy đào trên của B.

    Vậy A có phạm tội không? nếu có, thì phạm tội gì? lý do?

    Rất mong nhận được sự tư vấn!

     
    Báo quản trị |  
  • #470774   13/10/2017

    buôn bán ma túy?

    Nguyễn Thị N (23 tuổi) là đối tượng chuyên cung cấp ma túy đá cho các con nghiện trên địa bàn quận X, thành phố Y và coi đó là nguồn sống chính. Ngày 3/2/2017, N nhận được điện thoại của T hỏi mua khoảng 30gam ma túy đá với giá 1.200.000 đồng. N đồng ý nhưng do không có đủ số ma túy đá ở nhà nên N hẹn T tối đến lấy. Chiều cùng ngày, N điều khiển xe máy ra khu vực bờ sông XY và gọi điện thoại cho M là đối tượng quen biết từ trước để hỏi mua 30gam ma túy đá với giá 800.000 đồng. Khi đang giao dịch thì N bị bắt giữ, M trốn thoát. Hành vi của N được xác định là phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS 2015. Hỏi:

    a. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống trên?

    b. Xác định và phân tích hình thức lỗi của N trong tình huống trên?

    c. Giả sử N 14 tuổi 3 ngày thì N có phạm tội không? Vì sao?

    d. Tòa án có thể áp dụng hình phạt chính và hình phạt bổ sung như thế nào đối với N? e. Giả sử trước đó N đã có 6 lần thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy, trong đó đã có 1 lần bị xét xử, chưa được xóa án tích thì N có bị áp dụng các tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) không? Vì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #472386   26/10/2017

    Thienngoc2996
    Thienngoc2996

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập

    Lê văn nghĩa , nguyễn văn thừa và nguyễn văn lập là những đối tượng không có nghề nghiệp đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản . Biết nhà chị Dương thị thắm ở phường tân Đông hiệp ,thì xã dĩ an tỉnh Bình Dương có nhiều tiền ra mới trúng năm tờ vé số giải đặc biệt 7,5 ti đồng các đối tượng đã bàn bạc đột nhập vào nhà chị Thắm để trộm cấp tài sản. đêm 20 /11/2014 Nghĩa, thừa ,lập ,mang theo dao , kiềm cọng Lực chìa khóa vạn năng đến phục sau vườn nhà chị Thắm chờ thời cơ để hành động . Những đêm đó thấy nhà chị Thắm có nhiều người các đối tượng đã không hành động được và thống nhất hôm sau sẽ tiếp tục thực hiện. Đêm hôm sau, do Thừa bị đau bụng nên không tham gia được, chỉ có Nghĩa và Lập đến điểm hẹn, khi phát hiện chị Thắm ngủ say. Nghĩa và Lập cạy cửa vào nhà . chị Thắm nghe tiếng động chị Thắm thức dậy hô hoán .sợ bị lộ Nghĩa và Lập đã xông tới khống chế dùng dây trói chân có tay nhét giẻ vào miệng chi và lục soát lấy 55 triệu đồng .sau khi lấy được tiền thấy chị Thắm ở nhà một mình . Nghĩa đã hiện hành vi hiếp dâm chị Thắm .Lập nhìn thấy va nói cái gì tao gọi và cầm tiền bỏ ra ngoài trước . khi đang trên đường bỏ trốn các đối tượng đã bị lực lượng công an phường Đi tuần tra phát hiện và bắt giữ .với tài liệu đã được xác minh như trên : hỏi ai phạm tội phạm tội gì ,vì sao ?hoàn tất và xác minh đối tượng các cậu ở giai đoạn nào ra vụ án các đồng phạm không vì sao cho mày co Đi tuần tra phát hiện và bắt giữ với tài liệu đã được xác minh ơi cho anh hỏi ai phạm tội phạm tội gì ?vì sao ? Phân tích và xác định tội phạm kết thúc ở giai đoạn nào ? vụ án các đồng phạm không vì sao ?
     
    Báo quản trị |  
  • #472663   28/10/2017

    Taiphan252
    Taiphan252

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giúp e với

    Mn giúp em giải bài này với ạ,mai e kiểm tra rồi. Tình và Hiếu đến nhà Tuyết chơi,đang nói chuyện thì Hùng( người yêu T) gọi đến và Tinh bắt máy(cũng yêu Tuyết) và 2 bên cải vả và Hùng hẹn Tình và Hiếu ra bờ hồ nói chuyện. Đúng hẹn Tịnh và Hiếu đến nơi,Hùng cầm gậy tre sẵn trên tay đuổi đánh Hiếu,Hiếu chống trả đánh lại.Hùng chạy lại xe mở cóp lấy con dao dài 30cm đuổi chém Hùng.Trọng lúc rượt đuổi,Tình dùng gậy tre đánh vào đầu,tay của Hùng làm Hùng khuỵu xuống đất,thấy tay Hùng vẫn cầm dao Tịnh đánh tiếp 1 gậy vào tay Hùng.Đến lúc Hùng bất tĩnh không còn chống trả nữa thì nhóm Tịnh mới bỏ về. 8h đêm người dân đi ngang qua và phát hiện Hùng và đưa lên bệnh viện,Hùng tử vong tại bệnh viên do vết thương quá nặng. Dựa vào ly luận phòng vệ chính đáng hãy đánh giá pháp lý của vụ án trên
     
    Báo quản trị |  
  • #473444   02/11/2017

    Có vi phạm pháp luật hình sự không?

    Bà H được cha mẹ cho thừa kế căn nhà tại thành phố X. Năm 2013, bà H đã làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà H. Năm 2013 cha mẹ bà H mất. Do đã có nhà khác ở thành phố Y nên bà H giao chìa khóa căn nhà nói trên cho ông D là em trai bà H, để ông D trông coi và thờ cúng cha mẹ. Năm 2015 bà H đòi lại nhà thì ông D không đồng ý với lý do đây là tài sản chung của tất cả anh chị em trong nhà. Bà H nhiều lần đòi nhưng ông D nhất quyết không giao lại nhà cho bà H. Chính quyền địa phương có lập biên bản làm việc với ông D nhưng ông D vẫn không đồng ý trả lại nhà cho bà H. Năm 2017, Bà H có đơn kiện, yêu cầu Cơ quan điều tra xử lý hình sự đối với ông D.
    Ông D có phạm tội không?

     
    Báo quản trị |  
  • #473370   02/11/2017

    Thachlaw
    Thachlaw

    Male
    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Cảm thấy hoang mang. :(

    Mình có 2 ý muốn hỏi như sau

    1. Vì muốn trả thù B nên A đã dùng dao giết B, sau khi B chết thì A bỏ đi. C tình cờ đi ngang qua, thấy trên người B có 01 dây chuyền vàng, 01 điện thoại di động nên đã lấy đi. Vậy hành vi của C cấu thành tội gì?

    2. Nếu trường hợp A  giết B với động cơ trả thù cá nhân. Nhưng sau khi B chết A mới  phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản trên người B, vậy A phạm tội gì?

    Mong phản hồi từ mọi người. Cảm ơn đã đóng góp ý kiến

     
    Báo quản trị |  
  • #473575   04/11/2017

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Chào bạn,

    1/ Hành vi C xảy ra trong điều kiện chỉ có trời biết, đất biết, C biết -> C nảy sinh lòng tham với tài sản trên người xác chết chứ ko phải là có ý định trước nên mình xác định đây là tội chiếm giữ trái phép tài sản theo điều 176 BL Hình sự.

    2/ Hành vi của A thể hiện nghiêm trọng hơn so với C vì C là bị A giết. Vì trong tội giết người không có tình tiết tăng nặng là chiếm đoạt tài sản nên A còn phải chịu trách nhiệm riêng cho hành vi lấy tài sản của người chết, đó không chỉ là lòng tham mà còn là lợi dụng cơ hội do chính mình tạo ra trước đó. A có thể bị khởi tố thêm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo điều 172 BL Hình sự.

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #454342   23/05/2017

    phuonganh97ht
    phuonganh97ht

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tái phạm hay tái phạm nguy hiểm

    Em muốn hỏi là:

    Thắng ( 22 tuổi, trú huyện Khoái Châu, Hưng Yên ) là tài xế xe tải, có xích mích với phụ lái là Toán ( 37 tuổi, cùng quê ). Ngày 26/10/2011, khi xe đến địa phận Thanh Hóa thì Thắng và Toán cái nhau gay gắt. Thắng đuổi Toán xuống xe, Toán đuổi theo và bám vào cửa xe ( phía bên Thắng đang cầm lái). Thắng xô mạnh cửa xe làm Toán ngã xuống đường, Toán bị xe cán qua người.

    Chạy thêm chừng 3LO00m, Thắng bỏ xe, chạy trốn. Toán bị dập nát cả hai chân và chết. Tội phạm mà Thắng đã thực hiện được quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS.

    Giả sử Thắng đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt 10 năm tù (khoản 3 Điều 104 BLHS nay lại phạm tội giết người như tình huống nêu trên thì Thắng bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #456114   05/06/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Câu hỏi học tập BLHS về "đương nhiên xóa án tích"

    Như tiêu đề, các bạn hãy trình bày điểm khác nhau giữa việc áp dụng quy định về đương nhiên xóa án tích tại BLHS 1999BLHS 2015.

    Đây là bài tập về nhà của thầy :D

     
    Báo quản trị |  
  • #458555   23/06/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    A, B có phạm tội hay không?????

    Mọi người cho mình xin ý kiến về tình huống này với nha. Cảm ơn mọi người nhiều lắm

    TÌNH HUỐNG: A thực hiện việc ghi số đề cho chủ đề B để hưởng 5% trên số tiền phơi ghi được. Mỗi ngày A thu lợi bất chính là 5 triệu đồng. 3 tháng sau A bị bắt quả tang với số tiền nhận ghi đề gần 400 triệu  đồng.

    Anh/ chị hãy xác định hành vi của A, B phạm tội gì?

    Điều 9 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP thì xác định “từng lần” là người đánh đề có thể đánh nhiều lần nhưng trong cùng một lô đề thì xem đây là một lần. 

    Về phần B: 

    Do A được nhận 5% tiền ghi và mỗi ngày là được 5 triệu nên suy ra  B một ngày thu được 100 triệu.

    Suy ra B đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc

    CSPL: đáp ứng điều kiện tổ chức đánh bạc với quy mô lớn quy định tại Điều 299 BLHS 1999 sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 2009 và hướng dẫn tại Điều 7 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP.

    Về phần A:

    Tuy A không phải chịu trách nhiệm hình sự về "tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạchải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.

    CSPL: Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP

    Mình vẫn thắc mắc chỗ là

    Tại Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP có đưa ra ví dụ: Ngày 20-7-2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, B mua ba số đề trong một lô đề cụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20 với số tiền là 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần

    Tuy nhiên trên thực tế từ 16h đến 24h vẫn có một đợt mở số khác. Do đó, một ngày có thể có đến hai lần. Vậy số tiền trong đề đâu cho rõ ràng là lần nào trong ngày hay tính tổng cho cả ngày mà mỗi lần trong ngày không đủ thì cũng không cấu thành tội phạm được.

    Mong mọi người cho ý kiến nhé. Cảm ơn mọi người nhiều.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #474627   14/11/2017

    có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không

    Chào LS!

    Đối tượng A trộm cắp một chiếc xe máy rồi đem cất giấu ở một bãi gửi xe. Sau khi lấy trộm, A biết được chiếc xe máy lấy trộm là của  B nhà láng giềng nên A nói với  B:  có đứa bạn rao bán xe, đúng xe của mi đây rồi, họ nói muốn chuộc xe thì phải mất 4 triệu đồng, mày cho tao 500 nghìn tiền công tao đưa mày đi chuộc xe. Sau đó, B chở A đi lấy xe. A nói B đứng chờ cách xa bãi gửi xe rồi A đi bộ vào bãi gửi xe lấy xe máy ra đưa cho B và lấy của B 4.500.000 đồng.

    Hành vi của A đã phạm tội Trộm cắp tài sản. Tôi muốn nhờ LS tư vấn hành vi của A chiếm đoạt 4.500.000 đồng của B có phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

    Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #475286   19/11/2017

    LenhHoXoan
    LenhHoXoan

    Male
    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đồng phạm

    " Ngày 22/10/2016,A,B,C,D,E đang ngồi uống rượu tại quán bà K thì thấy cô M ( 20 tuổi) đi qua.Cả bọn ép M phải quan hệ với chúng.M không đồng ý liền bị A,B giữ tay,chân để C tiến hành quan hệ.Còn D,E ngồi chờ đến lượt.Trong lúc M chống cự thì trong người M rơi ra sợi dây chuyền vàng.D nhặt lấy, sau đó cùng E đi bán cho tiệm vàng của chị N được 3 triệu đồng. Lúc quay ra cửa,D nhìn thấy chiếc Wave @ của chị N còn để nguyên chìa khoá xe.D liền ngồi lên xe rồi nổ máy.Chị N từ trong nhà chạy ra hô hoán thì D đã lái xe chở E chạy mất.Sau 3 ngày , cả 5 tên đều bị bắt."Cho em hỏi trong trường hợp này A,B,C,D,E phạm những tội gì?Có đồng phạm không?Tội phạm kết thúc ở giai đoạn nào?Cần làm rõ những vấn đề gì để xác định trách nhiệm hình sự?
     
    Báo quản trị |  
  • #475702   23/11/2017

    arskonami
    arskonami

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

    Người có chức vụ, quyền hạn đã nhận tiền, Tài sản ngoài việc dùng ảnh hưởng của mình còn đưa tiền, TS để thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ thì còn phạm tội gì?
     
    Báo quản trị |  
  • #476235   27/11/2017

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Liệu có phạm tội"Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội"?

    Trong trường hợp sau đây Nguyễn Văn A có phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” hay không?

    Nội dung vụ án: Ngày 30/4/2017, Nguyễn Văn A đi chơi với Trần Văn B thì B nhận được điện thoại của bạn là Vũ Tiến D nói có chiếc xe mô tô cần cắm để lấy tiền đi chơi đồng thời nhờ B cắm hộ. A nhận được thông tin trên nên đã bảo B là A đang có tiền nếu D cần cắm thì đem xe đến. B gọi điện cho D đem xe đến chỗ A và B. Hai người kiểm tra thấy xe không có biển kiểm soát, không có giấy tờ, ổ khóa điện đã bị chọc phá và số khung số máy đã bị tẩy xóa. A và B có hỏi giấy tờ và nguồn gốc xe thì D bảo là xe của D nhưng không có giấy tờ. D nói cần 2.000.000 đồng để đi chơi sau đó 02 ngày sẽ trả lại tiền và lấy lại xe về. A lấy 2.000.000 đồng đưa cho D và bảo “cho mượn 5 ngày nếu không có tiền trả sẽ bán xe”. D cầm tiền đi mua ma túy để sử dụng thì bị Công an bắt giữ. D đã khai đã trộm cắp chiếc xe mô tô của chị Lê Thị V ở cùng thôn (xe đang cầm cho A). Cơ quan điều tra đã thu giữ chiếc xe của A để điều tra. Kết quả định giá kết luận chiếc xe mô tô trị giá 08 triệu đồng. Cơ quan điều tra khởi tố đối với D về tội “Trộm cắp tài sản”.  

    Về xử lý hành vi của Nguyễn Văn A có 2 quan điểm tồn tại như sau:

    * Quan điểm thứ nhất: A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 323 Bộ luật hình sự 2015. Bởi vì, A có hành vi cầm cố chiếc xe của D là tài sản do D trộm cắp. Khi cầm cố chiếc xe, A biết xe không có giấy tờ, biển kiểm soát, ổ khóa bị phá và số máy số khung bị tẩy xóa. Như vậy buộc A phải biết về nguồn gốc của chiếc xe là bất hợp pháp.

    * Quan điểm thứ hai: A không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 323 Bộ luật hình sự 2015. Vì khi giao dịch cầm cố, A không biết rõ chiếc xe trên của D là do phạm tội mà có, mặc dù A có thể suy đoán, nhận thức được chiếc xe trên có thể do phạm tội.

    Theo quan điểm của mọi người thì như thế nào ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #476999   02/12/2017

    thuongnguyenkkk
    thuongnguyenkkk

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cơ chế hành vi phạm tội

    Mọi người có thể phân tích dùm em cơ chế hành vi phạm tội được không ạ. Và cho em 1 ví dụ luôn a.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478873   16/12/2017

    Tài xế đâm chết cướp thì truy vào tội gì

    Tài xế lái xe bị cướp chặn đường khúc vắng để cướp tài sản, nếu tài xế đó đâm xe chết kẻ cướp thì bị quy tội thế nào ? Cụ thể tài xế cố tình đâm xe vào kẻ cướp, hoặc trường hợp do hoảng loạn mà đâm phải thì thế nào ? Có camera hành trình ghi lại ( cướp đứng trước đầu xe và tay cầm hung khí )

     
    Báo quản trị |  
  • #479037   18/12/2017

    huyenbmt001
    huyenbmt001

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hình sự

    anh chị giải giùm e với ạ

    A sinh 1990. ngày 1/1/2010 A bị tòa án xử phạt 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Vì A là ng có nhân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên Tòa an cho A được hưởng án treo, thời gian thử thách là 3 năm. ngày 1/1/2012, cơ quan điều tra phát hiện ra cách đây 4 năm A còn phạm tội trộm cắp tài sản. anh chị hãy giải tiếp vụ án này. nếu ngày 1/7/2012 Tòa án quyết định xử phạt A 1 năm tù về tội trộm cắp tài sản nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 2 năm. giải thích rõ tại sao

     
    Báo quản trị |  
  • #479180   20/12/2017

    nguyenvanaabb
    nguyenvanaabb

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giết người cướp tài sản

    Cho em hỏi. các yếu tố cấu thành tội phạm trong trường hợp:

    Nguyển Văn A(17 tuổi) có hành vi giết người cướp tài sản.

    Em cảm ơn..!

     
    Báo quản trị |  
  • #479378   21/12/2017

    Yếu tố lỗi trong Luật hình sự

    Khoảng 19h ngày 18/9/2012, sau khi uống rượu, Nguyễn Văn M chở Nguyễn Thanh T ra về, do không quan sát cẩn thận nên xe máy mà M điều khiển đã đụng vào ông Trần Văn B đang đi bộ từ lề trái sang lề phải theo hướng đi của M làm ông B té ngã xuống đường, còn M thì bỏ trốn. Cùng lúc đó, anh Trương Văn G điều khiển xe máy đang lưu thông cùng chiều với M vừa chạy đến không kịp xử lý nên tiếp tục đụng vào người ông B, anh G cũng bị té ngã.

    Tại bản giám định Pháp y tử thi của phòng giám định pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh kết luận: Ông B tử vong do gãy xương sườn, gãy đốt sống cổ và dập hai phổi. Bản kết luận giám định của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh kết luận: Nguyễn Văn M có nồng độ cồn trong máu là 188mg/100ml máu.

    Vậy, giữa Nguyễn Văn M và Trương Văn G ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự?

    Để làm rõ vấn đề trên, cần phân tích các mặt cấu thành tội phạm

    1. Mặt khách quan:

    - Hành vi phạm tội:

    + M không quan sát cẩn thận nên đụng vào ông B đang đi bộ và M điều khiển xe bỏ trốn

    + G không xử lý kịp nên tiếp tục đụng xe vào người ông B

    - Hậu quả gây ra: Ông B chết

    - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra: M đụng vào ông B làm ông té ngã nhưng lại bỏ trốn không giải quyết và làm anh G không xử lý kịp tiếp tục đụng vào ông B, hậu quả là ông B tử vong.

    2. Mặt chủ quan:

    - Lỗi của M

    + Điều khiển phương tiện giao thông khi nồng độ cồn trong máu là 188mg/100ml máu trong khi đó nồng độ cồn cho phép không được vượt quá 50mg/100ml máu (Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008)

     + Sau khi đụng trúng ông B, M điều khiển phương tiện giao thông bỏ trốn.

     Lỗi của M được làm rõ ở đây là M biết và buộc phải biết điều khiển mô tô khi nồng độ cồn trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho mọi người cũng như bản thân nhưng vẫn lái xe. Mặt khác, sau khi có hành vi phạm tội, M đã không kịp thời cứu giúp nạn nhân mà lại điều khiển xe mô tô bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm. M có thể thấy trước hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn để mặc nó xảy ra.

    - Lỗi của G

     Không giữ khoảng cách an toàn với xe trước hoặc chạy quá nhanh cho nên không kịp xử lý dẫn đến   việc tông vào ông B đang nằm đó. Xâm hại đến an toàn, sự hoạt động bình thường của các loại   phương tiện giao thông đường bộ.

     3. Chủ thể: là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội

     Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009, M và G phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội

     4. Khách thểQuan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi phạm tội xâm hại tới.

    - Tính mạng, sức khỏe của người khác => Tính mạng của ông B

    - Trật tự, an toàn và sự hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ.

    Tội danh và hình phạt

    - Tội của M: Theo điểm a khoản 2 Điều 102 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009: Vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm nhưng không cứu giúp thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    Điểm b, c khoản 2 Điều 202: Phạm tội một trong hai trường hợp: say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trong khi đó, M phạm tội trong cả hai trường hợp khi say rượu và bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.

    - Tội của G: Theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009: Vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    Khoản 1 Điều 202: G điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe của ông B thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    Cập nhật bởi ThyThy2901 ngày 21/12/2017 11:09:46 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #479473   22/12/2017

    havana223
    havana223

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải đáp tình huống Luật hình sự

    Câu 1 : A phạm tội trộm cắp tài sản và bị tòa án xử phạt 26 tháng tù . Hỏi Tội mà A phạm thuộc loại tội gì?

    Câu 2 : N sinh vào 6/2000 , ngày 15/6/2016 thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của K 

    Tội mà N đã phạm quy định khoản 3  Điều 173 , BLHS 2015 . Hỏi :

    N đã đủ tuổi chịu TNHS theo quy định tại khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 hay chưa ? Why ? 

    Câu 3 : Nguyễn Văn A ( 17T) đã có hành vi giao cấu với em B ( 12t 6 tháng ) việc này do B hoàn toàn tự nguyện 

    a . Hỏi NV.A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ? Why ?

    b. Hãy cho biết mức hình phạt cao nhất mà A có thể phải gánh chịu nếu A bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

    Câu 4 : Ngày 18/4/2014 khi thấy chị B vừa rút tiền từ trong bank ra , A ( sinh 3/4/1999) đã dùng xe máy áp sát B cướp đi 100tr  . Sau 2 giờ truy đuổi công an bắt dc A cùng tan vật

    a. Hỏi A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ? why ?

    b. Cho biết mức hình phạt cao nhất mà A có thể gánh chịu nếu A bị truy cứu trách nhiệm hinh sự 

    Câu 5 : A sinh 19/9/1999 , ngày 15/5/2015 A phạm tội đánh nhau và viết bien bản cam kết . Sau đó vào ngày 19/9/2015 , sinh nhật của A thì A phạm tội trộm cắp tài sản 1 chiếc SH và kim cương nhà bà B 600tr . Hỏi A có phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự không ? why ? Mức hình phạt cao nhất dành cho A với tội danh này. 

    Câu 6 : X ( SN 4/2000) , có lập facebook và gạ gẫm quen được bé Y , ngày 12/4/2016  X hẹn gặp Y ở một quán vắng , tại đây X đã giao cấu với Y làm Y mang thai 

    A. X có bị truy cứu trách nhiệm không ? why ?

    B. Hãy cho biết mức hình phạt cao nhất mà X có thể gánh chịu nếu X bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

    Câu 7 : A ( 6/2000)  quen bé B trên mạng xã hội , sao nhiều lần gạ gẫm bé B ( 16/6/2002 ) đưa hình nude cho A . Ngày 15/6/2015 A gửi tin nhắn cho B nếu không đồng ý giao cấu thì A sẽ tung hình nude của B lên mạng , lo sợ 18h cùng ngày A hẹn B ở khách sạn và có hành vi giao cấu trái với ý muốn của B

    1. A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ? why ?

     2. Hãy cho biết mức hình phạt cao nhất mà A có thể gánh chịu nếu A bị truy cứu 

    3. Trách nhiệm hình sự 

     

     

    Cập nhật bởi havana223 ngày 22/12/2017 06:58:10 CH
     
    Báo quản trị |