Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”

Chủ đề   RSS   
  • #504049 06/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”

    Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”

    Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật khiếu nại 2011.

     

    Có “ủy quyền khiếu nại” được không?

    Vì những lý do khách quan mà trong nhiều trường hợp cá nhân không thể thực tiếp thực hiện việc khiếu nại. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền khiếu nại.

    Ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại là một trong những quyền quan trọng của người khiếu nại. Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại trước sự tác động của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

     

    Chủ thể được ủy quyền

    Theo đó, người khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng các phương thức: tự mình khiếu nại, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại. Điều 12 Luật khiếu nại 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:

    - Cách 1: Tự mình khiếu nại.

    Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;

    Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

    Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khái niệm "người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ" chưa được giải thích rõ ràng trong Luật Khiếu nại năm 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn Luật khiếu nại năm 2011, thế nên cần hiểu những người khác có đủ năng lực hành vi dân sự là người như thế nào? Do chưa có quy định xác định cụ thể nên chúng ta chiếu theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân để xác định như sau:

    "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự."

    Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ những trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.

    Mặt khác, Luật Khiếu nại 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có quy định cụ thể về lý do khách quan khácđể thực hiện việc ủy quyền. Do đó đã gây khó khăn trong việc thực hiện của công dân và việc xử lý của cơ quan chức năng.

    - Cách 2: Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

     

    Có cần chứng thực giấy ủy quyền khiếu nại?

    Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại 2011 có ghi nhận: Nếu nhiều người khiếu về cùng một nội dung và bằng đơn thì phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử đại diện.

    Bên cạnh đó, tại Điều 10 Thông tư 07/2013/TT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ  quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính cũng chỉ quy định người được ủy quyền phải xuất trình chứng minh nhân dân, cung cấp giấy tờ, văn bản ủy quyền để chứng minh việc đại diện hợp pháp của mình. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, quyết định phân công trợ giúp pháp lý.

    Như vậy, trong tất cả các văn bản pháp luật về khiếu nại hiện hành đều KHÔNG quy định văn bản ủy quyền (giấy ủy quyền) cho người đại diện phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người ủy quyền cư trú hoặc yêu cầu văn bản này phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

     

     

     
    28434 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (03/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504193   09/10/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Việc ủy quyền khiếu nại này là ủy quyền trong suốt quá trình khiếu nại từ việc nộp đơn, tham gia đối thoại, xem các chứng cứ, yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, khiếu nại lần 2.. quyền như của người khiếu nại hay chỉ tham gia vào một quá trình, thực hiện một số quyền nhất định vậy bạn? Nội dung này mình chưa rõ lắm, bạn giải đáp giúp mình nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #588136   25/07/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”

    Cảm ơn bài viết phân tích của bạn, thông tin bài viết của bạn rất cần thiết đối với nhiều người khi khi có nhu cầu ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Thông tin này rất cần thiết để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mọi cá nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #588232   26/07/2022

    Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”

    Cảm ơn những thông tin bài viết của bạn. Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020. Điều 5 Nghị định quy định về đại diện thực hiện việc khiếu nại. Theo đó, người khiếu nại có thể tự khiếu nại hoặc ủy quyền thực hiện việc khiếu nại cho luật sư hoặc những người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Cụ thể, Luật Khiếu nại quy định:Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Riêng đối với trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại (không phải ủy quyền).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/07/2022)
  • #588244   26/07/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (850)
    Số điểm: 7292
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”

    Cảm ơn bài viết của bạn, theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP việc ủy quyền khiếu nại phải bằng văn bản và được công chứng hoặc chứng thực. người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện và văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo mẫu ban hành kèm Nghị định.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #588925   31/07/2022

    Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật hiện nay đã cho phép người khiếu nại được ủy quyền cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý thay mặt mình để thực hiện khiếu nại trong một số trường hợp cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #589226   31/07/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”

    Cảm ơn bài viết của bạn. Về vấn đề ủy quyền trong việc khiếu nại là điều hoàn toàn có thể. Trường hợp những người có nhu cầu khiếu nại nhưng bản thân không có khả năng đến cơ quan hành chính trình báo thì có thể ủy quyền một người có năng lực hành vi dân sự và trong một số tình huống nhất định.

     

     

     
    Báo quản trị |