Có thể thấy, kinh doanh là một hình thức có thể đem lại lợi nhuận cao chính vì thế có rất nhiều cá nhân đã lựa chọn bắt đầu sự nghiệp của mình bằng hình thức kinh doanh. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện kinh doanh có rất nhiều người đã băn khoăn không biết hoạt động kinh doanh của mình có cần phải đăng ký kinh doanh không theo quy định? Nếu cần thì thủ tục pháp lý cần phải thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Đăng ký kinh doanh là gì? Tại sao cần đăng ký kinh doanh?
Đăng ký kinh doanh có thể hiểu là sự ghi nhận hoạt động kinh doanh bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nhà nước về mặt pháp lý về sự ra đời của chủ thể kinh doanh nào.
Khi thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh thì chủ thể kinh doanh sẽ nhận được một số lợi ích như sau:
– Sự bảo đảm của nhà nước: Khi một chủ thể kinh doanh khi thực hiện ĐKKD tức là cơ sở kinh doanh của chủ thể đó sẽ tồn tại dưới dạng một tổ chức và được thành lập, hoạt động một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Chiếm được lòng tin của khách hàng: Việc được CQNN có thẩm quyền thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp theo quy định sẽ là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó đối với khách hàng.
– Tạo lòng tin đối với nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường của doanh nghiệp.
– Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Việc các cơ cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp tiến hành việc đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đó đang hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
(i) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
(ii) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
(iii) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
(iv) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
(v) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
(vi) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
3. Mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không?
Mở cửa hàng nhỏ sẽ là một trong những mô hình kinh doanh mang tính chất cá nhân, hộ gia đình hoạt động thương mại tự mình hoặc có thuê nhân công thực hiện một hoặc một số hoạt động hay toàn bộ hoạt động được pháp luật cho phép như mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
Hoặc là những địa điểm bán quà vặt, đồ ăn, đồ uống ta thường hay thấy ở trước vỉa vè, cổng trường học mà cứ vào giờ tan tầm người bán mang đến bán chủ yếu cho sinh viên học sinh, mặc dù có địa điểm bán cố định, có bầy bàn ghế ngồi nhưng trường hợp này cũng không phải đăng kí kinh doanh
Mở cửa hàng nhỏ là hình thức kinh doanh có xây dựng cơ sở kinh doanh cố định để đặt biển hiệu, tên cửa hàng và người bán trực tiếp trao đổi mua bán, thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ ngay tại đó một các thường xuyên, ổn định
4. Mở cửa hàng không đăng ký kinh doanh có sao không?
Nếu mở cửa hàng không đăng ký kinh doanh sẽ được coi là vi phạm pháp luật, sẽ bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2, Điều 6, Nghị định 124/2015 NĐ-CP quy định xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh theo quy định.