Mẫu phương án PCCC rừng đối với UBND cấp xã và hướng dẫn cách ghi

Chủ đề   RSS   
  • #614281 19/07/2024

    phanthanhthao0301

    Sơ sinh

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mẫu phương án PCCC rừng đối với UBND cấp xã và hướng dẫn cách ghi

    Hướng dẫn ghi phương án phòng cháy và chữa cháy (PCCC) rừng đối với UBND cấp xã? Mẫu phương án? Trách nhiệm lập phương án PCCC rừng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã?

    Trách nhiệm lập phương án PCCC rừng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về phương án phòng cháy và chữa cháy rừng:

    Theo đó, trách nhiệm lập phương án PCCC rừng:

    (1) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;

    (2) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;

    (3) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

    Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

    Lưu ý: Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.

    Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.

    Cách ghi phương án PCCC rừng đối với UBND cấp xã? Mẫu phương án?

    Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã là Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

    Hướng dẫn ghi phương án PCCC rừng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, cụ thể như sau:

    Ghi chú: Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng có thể co giãn số trang tùy theo yêu cầu thực tế.

    (1) Căn cứ pháp lý: Nêu rõ các văn bản quy định của pháp luật liên quan đến phòng cháy và chữa cháy rừng.

    (2) Đặc điểm rừng trên địa bàn: Ghi rõ diện tích rừng trên địa bàn, trạng thái rừng (rừng tự nhiên); rừng trồng (loài cây, cấp tuổi); thảm thực bì (cỏ ranh, lau lách ...); tiếp giáp với các chủ rừng khác; về giao thông bên trong và bên ngoài khu rừng; thống kê các nguồn nước chính gần nhất có thể phục vụ chữa cháy như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước.

    (3) Những nguy cơ gây cháy rừng: Nêu các nguy cơ gây cháy rừng: Nêu các nguồn lửa có nguy cơ gây cháy rừng, đốt nương làm rẫy; xử lý đốt thực bị ...

    (4) Thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng: Nêu rõ tình hình cháy rừng (số vụ, diện tích; đặc điểm cháy, khu vực thường xảy ra cháy, thời điểm cháy thống kê ít nhất trong 5 năm); lực lượng PCCCR; phương tiện, thiết bị, công cụ PCCCR hiện có; các giải pháp PCCCR đang áp dụng; phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ở địa phương và khu vực.

    (5) Ban chỉ đạo cấp xã: Ghi rõ Trưởng ban; thành viên; ban hành quy chế, nhiệm vụ của Ban, Trưởng ban và các thành viên, danh sách tên, số điện thoại liên hệ.

    (6) Tổ, đội PCCCR thôn, bản: Ghi rõ tổ, đội PCCCR thôn, bản, số lượng thành viên phòng cháy chữa cháy rừng và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy rừng, số người thường trực trong phòng cháy và chữa cháy rừng, danh sách tên, số điện thoại liên hệ.

    (7) Các biện pháp phòng cháy rừng: Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn; xác định vùng trọng điểm cháy rừng; tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện và diễn tập chữa cháy rừng; xây dựng và duy trì công trình phòng cháy rừng; thực hiện các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy phù hợp; thực hiện theo dõi phát hiện điểm cháy rừng, kiểm tra công tác PCCCR.

    (8) Các biện pháp chữa cháy rừng: Ghi rõ các nội dung về quy trình chữa cháy rừng; biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng cho từng khu vực cụ thể; cách tổ chức, chỉ huy ứng cứu chữa cháy rừng, huy động lực lượng, phương tiện PCCCR... theo phương châm 4 tại chỗ.

    (9) Trang bị phương tiện và thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy rừng, công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng... (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy rừng đảm bảo chất lượng theo quy định).

    (10) Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến tình hình cháy rừng và báo cáo về Ban Ban chỉ đạo các cấp: Trong thời kỳ cấp cảnh báo cháy rừng ở cấp IV, V có thông tin báo cáo tình hình cháy rừng hằng ngày về cơ quan Kiểm lâm địa phương (Cơ quan thường trực PCCCR).

    (11) Kinh phí: Ghi rõ nguồn kinh phí thực hiện phương án.

    (12) Tình huống xảy ra cháy rừng (Thôn, bản tự tổ chức chữa cháy: Giả định tình huống cháy rừng xảy ra, đám cháy rừng mới phát sinh xảy ra, Trưởng thôn, bản tổ chức huy động lực lượng và công cụ dập tắt đám cháy. Nội dung nêu rõ từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện, công cụ chữa cháy rừng của thôn, bản cần huy động và bố trí triển khai chỉ huy chữa cháy, huy động phương tiện, công cụ chữa cháy, sơ đồ chữa cháy... Trưởng thôn, bản tổng hợp báo cáo về vụ cháy rừng về Ban chỉ đạo cấp xã và cơ quan Kiểm lâm địa phương (Cơ quan thường trực PCCCR); nêu biện pháp khắc phục hậu quả sau cháy rừng, trồng lại rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên phục hồi rừng ...

    (13) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy rừng dễ dẫn đến cháy lan diện rộng với quy mô lớn, đám cháy gây thiệt hại về rừng, gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy rừng, cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra cháy, điểm xuất phát cháy, nguyên nhân xảy ra cháy, loại rừng, lớp thảm thực bì, thời gian cháy tự do, dự kiến khả năng lan truyền của đám cháy và những ảnh hưởng tác động tới việc chữa cháy rừng.

    (14) Tổ chức triển khai chữa cháy rừng: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, triển khai các biện pháp dập tắt đám cháy rừng, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di tản tài sản; đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy rừng; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy rừng: bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy rừng.

    (15) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị trí và kích thước đám cháy rừng, xác định khoanh vùng khu rừng xung quanh có nguy cơ cháy lan; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy, chống cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di tản tài sản; hướng chữa cháy chính; áp dụng các biện pháp phát đường băng cản lửa...

    (16) Báo cáo tình hình cháy rừng: Tổng hợp báo cáo tình hình về vụ cháy rừng Ban chỉ đạo các cấp và cơ quan Kiểm lâm địa phương (Cơ quan thường trực PCCCR).

    (17) Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra: Ghi rõ các biện pháp khắc phục hậu quả sau cháy rừng, trồng lại rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên phục hồi rừng...

    (18) BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Khi có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng và phê duyệt lại.

    Tải về Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã

    Tóm lại, việc ghi phương án phòng cháy và chữa cháy rừng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã được hướng dẫn ghi cụ thể như ở Mục 2. 

     
    222 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận