Mang sổ đỏ của người khác đi cầm bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #596217 29/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2292)
    Số điểm: 79559
    Cảm ơn: 78
    Được cảm ơn 1668 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Mang sổ đỏ của người khác đi cầm bị xử lý thế nào?

    Vừa qua, trên các trang báo đưa tin về việc xử 18 năm tù cho đối tượng mang sổ đỏ của người khác cầm cố 8 tỷ đồng. Theo đó, vụ việc này không phải hiếm, tuy nhiên nhiều người dân vẫn vướng mắc,để tránh những rắc rối không cần thiết, bài viết sẽ cung cấp một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

    Mang sổ đỏ của người khác đi cầm cố thì giao dịch có hiệu lực không?

    Tại Điều 309 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về cầm cố tài sản như sau: 

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

    Mặc khác, căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thì tài sản là:

    - Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    - Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

    Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, sổ đỏ không phải là tài sản mà là chứng thư pháp lý. Do không phải là tài sản nên không thể cầm cố.

    Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội như sau:

    “Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

    Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

    Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

    Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

    Như vậy, giao dịch trên được xem là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

    Đối với giao dịch cầm cố vô hiệu thì xử lý tài sản cầm cố như thế nào?

    Căn cứ Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

    - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định."

    Như vậy trong trường hợp này, đối tượng đã đem cầm cố GCN QSDĐ thì theo nguyên tắc bên chủ tiệm cầm đồ sẽ không được nhận cầm cố tài sản này. Giao dịch giữa người này và bên cầm đồ sẽ là giao dịch vô hiệu và bên cầm đồ sẽ phải trả lại sổ đỏ cho nạn nhân.

    Trường hợp nếu như đã yêu cầu hoàn trả tuy nhiên bên phía đối tượng và bên cầm đồ không hợp tác thì nạn nhân có quyền làm đơn trình báo cho cơ quan công an để họ giải quyết.

    mang-so-do-nguoi-khac-di-cam

    Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không?

    Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất. 

    Theo đó, trong trường hợp cầm cố sổ đỏ thì sẽ không làm lại được sổ mới mà chỉ có thể khởi kiện để đòi lại sổ đỏ từ cơ sở cho vay cầm cố. Nếu bên cầm cố không chịu trả sổ đỏ thì căn cứ trên bản án, quyết định của Tòa án, người cầm cố sổ đỏ có thể yêu cầu cơ quan chức năng thi hành án làm việc với văn phòng đăng ký đất đai, hủy sổ đỏ đã cầm cố và cấp lại sổ đỏ mới theo đúng quy định pháp luật.

    Theo đó, hành vi của đối tượng có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản.

    Quy định của pháp luật về xử phạt tội chiếm đoạt tài sản của người khác?

    Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015  được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

    Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    Khung hình phạt cao nhất của tội này là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

    - Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

    - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

    - Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    - Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    - Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    - Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

    - Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

    Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là:

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

    - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;

    - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

     
    6941 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596814   01/01/2023

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Mang sổ đỏ của người khác đi cầm bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn thông tin mà tác giả đã chia sẻ. Hành vi mang sổ đỏ của người khác đi cầm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tuỳ vào mức độ hành vi). Xử phạt hành chính thì có thể bị xử phạt từ 2 - 3 triệu đồng, còn trách nhiệm hình sự thì có thể bị tù chung thân (mức phạt tù cao nhất).

     
    Báo quản trị |  
  • #596900   06/01/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Mang sổ đỏ của người khác đi cầm bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tác giả. Theo quy định của pháp luật sổ đỏ không được cầm cố mà chỉ được thực hiện các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Trường hợp sổ đỏ bị mang đi cầm cố thì không được cấp lại mà nên khởi kiện, tuyên bố hợp đồng vô hiệu, yêu cầu trả lại sổ đỏ.

     
    Báo quản trị |  
  • #597458   27/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Mang sổ đỏ của người khác đi cầm bị xử lý thế nào?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là sổ đỏ) của người khác đi cầm cố là hành vi vi phạm pháp luật và giao dịch đó sẽ được xem là vô hiệu. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ của hành vi. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý và tố giác nếu phát hiện hành vi này.

     
    Báo quản trị |