Mang dao lên máy bay gọt trái cây có bị cấm không?

Chủ đề   RSS   
  • #589803 21/08/2022

    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Mang dao lên máy bay gọt trái cây có bị cấm không?

    Căn cứ Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK 2021 danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm vào khu vực hạn chế, khoang hành lý của tàu bay như sau:

    TT

    Nội dung

    1

    Chất nô và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay:

    1.1

    Các loại đạn

    1.2

    Các loại kíp nổ

    1.3

    Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm

    1.4

    Các vật mô phỏng giống một vật (thiết bị) nổ

    1.5

    Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác

    1.6

    Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo

    1.7

    Đạn khói, quả tạo khói

    1.8

    Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo

    2

    Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định). Các loại này bao gồm:

    2.1

    Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự

    2.2

    Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, vỏ đạn, các vật được chế tác từ vỏ đạn.

    2.3

    Các bộ phận cấu tạo của súng, gồm cả ống ngắm

    2.3

    Súng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su

    2.4

    Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh

    2.5

    Các thiết bị phóng điện và các thiết bị phóng điện tự tạo

    2.6

    Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de (trừ bút la-de dùng trong giảng dạy, thuyết trình)

    3

    Các chất hóa học:

    3.1

    Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như: bình xịt hơi cay (trong đó bao gồm các loại bình xịt được chế tạo từ các loại ớt và hạt tiêu), các loại bình xịt a-xít, bình xịt chống côn trùng và khí cay (hơi cay) trừ trường hợp các loại bình xịt sử dụng để sát khuẩn trên tàu bay

    3.2

    Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm (phản ứng gây cháy); và

    3.3

    Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm

    4

    Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng:

    4.1

    Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay

    4.2

    Dao lam, dao rọc giấy

    4.3

    Súng tự chế, súng phóng lao

    4.4

    Súng cao su

    4.5

    Các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 06 cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm

    4.6

    Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm

    4.7

    Dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc: các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ...

    4.8

    Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại

    4.9

    Các vật sắc, nhọn khác có thể được sử dụng làm hung khí tấn công có tổng chiều dài trên 10 cm

    5

    Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay:

    5.1

    Xà beng, cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm, tràng, đục, cuốc chim

    5.2

    Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay

    5.3

    Các loại dụng cụ có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn dài trên 06 cm và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít

    5.4

    Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm

    5.5

    Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay

    5.6

    Đèn khò

    5.7

    Dụng cụ bắn vít, bắn đinh

    6

    Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng:

    6.1

    Các loại gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết

    6.2

    Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ

    6.3

    Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật

    7

    Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được cụ thể theo hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng

    Vì vậy, căn cứ theo quy định trên việc hành khách mang theo dao dài 20 cm lên khoang máy bay là hành vi bị cấm.

     
    560 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthikimdung2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590387   29/08/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Mang dao lên máy bay gọt trái cây có bị cấm không?

    Cảm ơn với sự chia sẻ của bạn. Có nhiều hành khách vẫn không biết được những vật phẩm nào bị cấm mang lên máy bay bởi vì được cho là nguy hiểm. Mà chính vì không biết nên mới xảy ra những trường hợp được cho là vô tư đến mức mang dao lên máy bay để gọt trái cây. Nhờ bài viết của bạn mà mọi người đã có thể biết được những vật phẩm nguy hiểm nào không được mang lên máy bay. Từ đó mà có thể tránh được trường hợp bị phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #591770   29/09/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 84 lần


    Mang dao lên máy bay gọt trái cây có bị cấm không?

    Cám ơn thông tin chia sẻ từ bài viết của bạn. 

    Đối với trường hợp mang đồ vật bị cấm lên máy bay cụ thể là dao gọt trái cây thì bị xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo Điểm e Khoản 5 Nghị định 162/2018/NĐ-CP

    Điều 26. Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không

    5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    …”

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lvkhngoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/09/2022)
  • #593169   30/10/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Mang dao lên máy bay gọt trái cây có bị cấm không?

    Cảm ơn thông tin tác giả cung cấp. Việc để lọt con dao gọt trái cây bị cấm này lên được máy bay, lỗi trước hết thuộc về khâu an ninh soi chiếu. Với nhân viên an ninh, nếu sau khi điều tra mà phát hiện lỗi nghiêm trọng, cố ý, có thể bị thu giấy phép hành nghề. Về mức phạt, hành khách mang dao lên tàu bay có thể bị xử phạt theo điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không.

     
    Báo quản trị |