Lý giải vụ nghi phạm giết người được thả tự do vì không tìm thấy xác nạn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #517216 26/04/2019

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Lý giải vụ nghi phạm giết người được thả tự do vì không tìm thấy xác nạn nhân

    Lý giải vụ nghi phạm giết người được thả tự do vì không tìm thấy xác nạn nhân

    Đầu tháng 2-2018, ông Bùi Văn Hời (47 tuổi) đến Công an TP Đà Nẵng đầu thú về việc đã bóp cổ con gái 8 tuổi đến chết và cho xác vào bao để ném xuống sông Hàn. Cơ quan chức năng đã tổ chức tìm kiếm thi thể cháu bé nhưng không thành công. Vì vậy ông Hời đã được trả tự do.  

    Nhiều ý kiến cho rằng vụ án này sẽ tạo ra tiền lệ xấu về việc "tha bổng" cho các hung thủ giết người sau khi thủ tiêu xác nạn nhân. [Theo Báo Tuổi trẻ]

    Có nhiều lý do để lý giải cho quyết định này:

    Thứ nhất: Chưa tìm thấy xác của đứa bé không thể kết luận cháu bé đã chết

    Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    Lời khai của người đầu thú là nguồn chứng cứ. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

    "...Trường hợp này là rất hiếm bởi phải xem xét chứng cứ đó có ý nghĩa chứng minh sự thật đến đâu? Chứng cứ phải phù hợp các nguồn chứng cứ khác và các nguồn chứng cứ phải khớp nhau thì mới có giá trị sử dụng", luật sư Trần Văn An nói.

    Thứ 2: Vi phạm nguyên tắc tố tụng

    Khoản 3, Điều 206 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

    3. Nguyên nhân chết người;

    ...

    Như vậy, nếu tự thú là giết người thì bắt buộc phải có thi thể nạn nhân và tiến hành giám định, nếu không sẽ vi phạm quy tắc tố tụng

    Điều này có nghĩa nếu bước đầu xác định là giết người nhưng chưa tìm thấy thi thể nạn nhân thì không thể xác định nguyên nhân cái chết là gì thì chưa đủ cơ sở để kết tội

    Thứ 3: Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi mọi nghi ngờ phải giải thích có lợi cho bị can.

     Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. [Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo]

    Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

    Xem lại lý giải 1 và 2 để giải thích cho điều này

    Thứ 4: Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự

    Chiều 20/3, đại tá Trần Mưu (Thủ tưởng cơ quan cảnh sát điều tra, Phó giám đốc Công an Đà Nẵng) cho biết do chưa tìm thấy thi thể nạn nhân, Viện kiểm sát chưa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Lý giải điều này như sau:

    Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 quy định VKS phải giải quyết bồi thường nếu:

    Đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm...

    Dưới áp lực dư luận cũng như chứng cứ thực tế, cơ quan có thẩm quyền không thể nóng vội khi giải quyết vụ án việc cẩn trọng, khách quan trong điều tra là hết sức cần thiết.

    Nói thẳng ra không thể dựa vào áp lực của dư luận để xử lý theo "cảm tính" được, pháp luật phải "lý trí" thì dân mới "nể" được.

    Trên đây là quan điểm của mình khi tìm hiểu vụ này. Còn bạn thì sao?

     
    8161 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (26/04/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #517220   26/04/2019

    Quynh444110
    Quynh444110

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Câu hỏi

    Vậy theo quy định bao lâu chưa tìm thấy xác của nạn nhân tính từ ngày ra đầu thú thì phải thả người ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #517251   27/04/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội họ, ở đây việc chứng minh tội phạm là công việc của cơ quan điều tra, Toàn án, Viện Kiểm sát, rõ ràng nếu chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án thì buộc phải trả tự do cho họ. Việc xét xử cần đúng người, đúng tội tránh oan sai.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #517254   27/04/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Tuy nhiên, trường hợp này cũng phải đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm xác nạn nhân chứ để lâu xác sẽ bị phân hủy, đến lúc đó có giám định cũng chưa chắc tìm được nguyên nhân tử vong, đến lúc đó càng khó kết tội. Và điều này cũng làm một tiền lệ xấu đối với các tội phạm sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #517274   27/04/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1977)
    Số điểm: 14184
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 314 lần


    Việc tìm kiếm xác nạn nhân cũng không phải dễ dàng, đồng thời cũng chưa chắc chắn là cháu bé đã chết, cần phải tìm được xác của cháu bé nếu cháu đã chết để xác định có đúng là thực hiện hành vi giết người hay không thì mới có thể khởi tố được. Trách nhiệm chứng minh phạm tội là của cơ quan tiến hành tố tụng, hiện tại chưa thể xác minh được có phạm tội hay không nên việc trả tự do cũng đúng thôi, không thể vì không chứng minh mà giam giữ họ cả đời được.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (28/04/2019)
  • #517455   30/04/2019

    Pháp luật Việt Nam có nguyên tắc là nguyên tắc suy đoán vô tội. Do đó, liên quan đến vụ án giết người thì cần phải có bằng chứng, chứng cứ rõ rằng thì mới buộc tổi được nghi can. Theo đó trong trường hợp không tìm thấy xác nạn nhân thì không thể khằng định được nghi can đã có hành vi xác hại nạn nhân nếu chỉ dựa vào lời khai của nhân chứng hay tự chính nghi can khai ra.
     
    Báo quản trị |  
  • #575786   28/09/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Thu thập chứng cứ là do cơ quan điều tra chứng minh, phải có đủ 4 yếu tố thì mới cấu thành tội phạm gồm khách thể, chủ thể, khách quan và chủ quan. Có người nhận mình giết người nhưng cơ quan điều tra không tìm được thi thể người chết, thì không có tội phạm, Điều 202 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định giết người thuộc trường hợp bắt buộc phải giám định, không giám định là vi phạm tố tụng, không có thi thể nạn nhân không giám định được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/09/2021)