Lưỡi sắc hơn gươm nghĩa là gì? Bôi nhọ danh dự người khác có chịu TNHS không?

Chủ đề   RSS   
  • #614589 27/07/2024

    Lưỡi sắc hơn gươm nghĩa là gì? Bôi nhọ danh dự người khác có chịu TNHS không?

    Ý nghĩa câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” là gì? Pháp luật quy định đối với hành vi bôi nhọ danh dự của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

    Lưỡi sắc hơn gươm mang ý nghĩa như thế nào?

    Câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” đã mượn hình ảnh của một thanh gươm sắc, bén để chỉ mức độ sát thương mà những lời nói cay nghiệt con người dùng để tổn thương nhau qua phép so sánh giữa “lưỡi” và “thanh gươm”. Sự sắc, bén của thanh gươm có thể làm rách da thịt con người nhưng cũng không bằng lời nói độc địa, cay đắng thốt ra từ lưỡi con người. Lời nói ra tuy vô hình nhưng tính sát thương mà nó gây ra cho người nghe có thể mang đến hậu quả nặng nề. Không thể đo được sự cay đắng, tổn thương và tác động nặng nề đến tâm lý mà người nghe phải nhận lấy nó kinh khủng đến nhường nào. 

    Những điều này không hiếm thấy trên thực tiễn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay, nhiều người dùng lời nói của mình để bôi nhọ danh dự người khác và thậm chí họ còn chẳng màng đến cảm xúc của người nghe hay hậu quả từ việc làm đó. Đó là lý do vì sao hình ảnh thanh gươm lại được sử dụng để so sánh trong câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm”.

    Pháp luật bảo vệ danh dự một người như thế nào?

    Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ danh dự. Biểu hiện cụ thể qua 05 nội dung dưới đây:

    (i) Danh dự của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    (ii) Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự của mình.

    Việc bảo vệ danh dự có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    (iii) Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

    (iv) Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

    (v) Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

    Ngoài ra, khi một cá nhân bị xâm phạm đến danh dự được xem là thiệt hại về tinh thần (khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015).

    Người nào có hành vi xâm phạm danh dự của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan quy định khác (khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015).

    Bôi nhọ danh dự người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Hành vi bôi nhọ danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp Tội làm nhục người khác và Tội vu khống quy định tại Điều 155 và Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

    Trường hợp phạm tội làm nhục người khác

    (i) Người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người khác, sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    (ii) Phạm tội thuộc 01 trong 07 trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    - Phạm tội 02 lần trở lên.

    - Đối với 02 người trở lên.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

    - Đối với người đang thi hành công vụ.

    - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

    - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

    - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    (iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    - Làm nạn nhân tự sát.

    (iv) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    02 trường hợp phạm tội vu khống

    (i) Hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự của người khác nếu thuộc 02 trường hợp dưới đây sẽ phạm tội vu khống và phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Cụ thể là:

    - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

    (ii) Nếu phạm tội thuộc 01 trong 07 trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    - Phạm tội 02 lần trở lên.

    - Đối với 02 người trở lên.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

    - Đối với người đang thi hành công vụ.

    - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

    - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

    - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

    (iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    - Làm nạn nhân tự sát.

    (iv) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bôi nhọ danh dự người khác là gì?

    Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi bôi nhọ danh dự người khác hoặc xâm phạm danh dự người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.

    Như vậy, những lời nói cay nghiệt thốt ra có thể làm tổn hại đến danh dự người khác như ý nghĩa câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” đã phản ánh rõ rệt hiện thực đó bằng phép so sánh “lưỡi” và “thanh gươm” để lột tả sự sắc bén có thể làm tổn thương người nghe. Đối với người có hành vi bôi nhọ danh dự người khác mà thuộc các trường hợp nêu trên ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính nặng hơn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

     
    114 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận