Luật tín ngưỡng, tôn giáo: mở rộng quyền, nghĩa vụ với người có đạo

Chủ đề   RSS   
  • #379193 15/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Luật tín ngưỡng, tôn giáo: mở rộng quyền, nghĩa vụ với người có đạo

    Quốc hội đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004. Theo đó tại Luật này quy định cụ thể hơn nhiều nội dung về hoạt đông tín ngưỡng, tôn giáo, mở rộng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…Cụ thể:

    1. Quyền và nghĩa vụ của người có tín ngưỡng, tôn giáo

    - Người có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo là công dân Việt Nam được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

    - Người có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và tuân thủ pháp luật.

    - Người đang bị giam, giữ được đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân theo quy định pháp luật và nội quy nơi giam, giữ.

    - Người đã chấp hành xong án phạt tù hoặc quản chế theo quy định của pháp luật được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lý tổ chức tôn giáo sau khi được tổ chức tôn giáo đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

    - Phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

    - Ép buộc người khác theo hoặc từ bỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

    - Xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, niềm tin của tín đồ các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.

    - Cản trở tổ chức, cá nhân tham gia hoặc thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp.

    - Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để:

        + Kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh nhằm phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

        + Tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo.

        + Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

         + Xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

         + Xúc phạm đến hình ảnh danh nhân, anh hùng dân tộc.

         + Trục lợi vì lợi ích cá nhân.

    - Chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lý tổ chức tôn giáo và chủ trì lễ hội tín ngưỡng khi đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật.

    - Sử dụng cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo vào các hoạt động trái pháp luật.

    Ngoài ra, tại Luật này quy định về hoạt động tín ngưỡng, đăng ký sinh hoạt và hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo và quan hệ quốc tế đối với các tổ chức tôn giáo…Xem cụ thể tại dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo được đính kèm bên dưới.

     

     
    6486 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #382116   07/05/2015

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


    NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý DỰ THẢO 4 LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

    HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý DỰ THẢO 4 LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO.

    .....
    Bản Dự thảo 4 đi ngược lại với Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế (Điều 18) và Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 (Điều 24). Chúng tôi nhận thấy Dự thảo 4 này là một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Bản Dự thảo này tạo ra quá nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc, khiến các sinh hoạt tôn giáo bị cản trở.
     
    Vì vậy, chúng tôi đề nghị:
     
    – Không đồng ý Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
     
    – Soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ.
     
    – Bản Dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo. Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ.
     
    ......
     
     Vể phần tôi, và mong muốn tất cả mọi người, hãy cùng quan tâm và ủng hộ những ý kiến đúng đắn, đảm bảo lợi ích quyền con người.?
     
    Báo quản trị |