Luật thừa kế đất đai và thủ tục lấy lại đất đai đã sang nhượng sai?

Chủ đề   RSS   
  • #570486 21/04/2021

    anh-bui

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật thừa kế đất đai và thủ tục lấy lại đất đai đã sang nhượng sai?

    Tôi là Anh, năm nay 66 tuổi. Tôi có bố và hai mẹ, và có 4 người em trai, trong đó có 2 người (và tôi) là con của bố và mẹ cả, còn 2 người em út là con của bố và mẹ kế.
     
    Các Em trai tôi nay xảy ra tranh chấp đất đai do bố mẹ để lại, chính vì vậy tôi muốn nhờ luật sư tham vấn cho tôi về quy trình khởi kiện và các yếu tố có liên quan để giải quyết.
    Cụ thể vấn đề như sau:
     
    - Bố tôi được chính quyền xã cấp đất cho làm ăn năm 1973 và được chính quyền xã cấp sổ đất năm 1993. Năm 1993, em trai kế út C của tôi (con của mẹ kế) lập gia đình, bố tôi chia cho em một miếng đất, có làm sổ rồi. Phần đất còn lại bố tôi để dành cho em trai út của tôi là D khi bố tôi qua đời theo truyền thống gia đình và quyền hưởng thừa kế. 
     
    - Em trai A  kế tôi (con của mẹ cả) được chính quyền xã cấp đất khi lập gia đình và ở riêng từ lâu.
     
    - Em trai B đi làm ăn xa từ những năm 80, và em trai D đi làm xa từ năm 1997. Em B không có phần đất mà bố tôi để lại. Em D được quyền sở hữu miếng đất mà bố tôi để lại theo luật thừa kế.
    Tuy nhiên:
     
    Năm 2018, mẹ kế của tôi (mẹ ruột của C và D) mất. D về quê để lo tang cho bà, lúc này C đề nghị D kí giấy sang nhượng đất, miếng đất của bố tôi để lại cho D, cho E là con trai của C và thỏa thuận sẽ cho D 150 triệu sau khi kí giấy tờ xong. 
     
    D kí xong giấy tờ thì C lật kèo, không giao tiền như thỏa thuận. Khi C thỏa thuận với D về việc chuyển nhượng đất và thanh toán tiền, D cả tin theo lời anh trai nói nên không mảy may nghi ngờ gì cả. Chính vì vậy mới xảy ra việc C lật kèo khi không có bằng chứng.
     
    Năm 2019, D về quê trao cho C 6 triệu đồng để C làm thủ tục sang nhượng lại sổ đất của E cho D. Nhưng gia đình C và E cố tình kéo dài thời gian làm thủ tục sang nhượng đất lại cho D tới năm 2021. Trong khi đó C báo với D là đã cắt sổ, sang nhượng chuyển sổ cho D rồi, nhưng thực chất là chưa, trên sổ vẫn đứng tên E.
     
    Năm 2021, C thỏa thuận với D về việc bán miếng đất (đã sang nhượng cho E, mà thực chất là đất của D do được hưởng quyền thừa kế) và chuyển tiền cho D để D làm ăn. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thì C đã bán đất (miếng đất E đang đứng tên) cho 1 bên khác và lấy tiền tiêu xài, nhưng không gửi cho D.
     
    Vậy theo luật đất đai, quyền hưởng thừa kế đất đai do bố mẹ để lại thì ai sẽ được hưởng quyền thừa kế thứ nhất. E là con cháu (hàng thừa kế thứ 3) có được quyền sở hữu miếng đất mà bố tôi để lại hay không? việc E đứng tên trên đất đó là đúng về luật thừa kế hay không?
     
    Ngoài ra, cả B và D muốn cùng được chia miếng đất mà bố tôi để lại thì có được quyền kiện C và E ra toà không? Thủ tục và quy trình như thế nào? D phải làm gì để lấy lại quyền sở hữu đất mà D xứng đáng được hưởng thừa kế.
     
     
    1079 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anh-bui vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570658   25/04/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2207)
    Số điểm: 12595
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1609 lần
    Lawyer

    Căn theo khoản 1 Điều 650 bộ luật dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

    “Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Như vậy, do bố, mẹ đẻ và mẹ kế chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế do họ để lại sẽ được chia theo pháp luật.

    Căn cứ theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Như vậy, những người được hưởng di sản thừa kế của bố, mẹ đẻ và mẹ kế bao gồm những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Bố, mẹ của bố, mẹ đẻ, mẹ kế (ông bà nội, ngoại nếu còn sống) và các con của bố, mẹ đẻ, mẹ kế bạn(bao gồm các anh em cùng cha cùng mẹ và khác mẹ). Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không còn quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/04/2021)
  • #575821   29/09/2021

    Luật thừa kế đất đai và thủ tục lấy lại đất đai đã sang nhượng sai?

    Anh có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, cụ thể:

    “Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai nếu người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Việc xử lý thiệt hại do việc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật gây ra thực hiện theo quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân. Người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật bị xử lý theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Luật Đất đai.”

    => Theo đó, nếu E đã chuyển nhượng thửa đất theo đúng quy trình, thủ tục cho bên thứ ba thì anh sẽ không được lấy lại thửa đất này, mà việc xử lý thiệt hại sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Luật Đất đai 2013 như sau:

    - Điều 206. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

    - Điều 207. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentai1066@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2021)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.