Luật sửa đổi Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư có hiệu lực từ 01/01/2019

Chủ đề   RSS   
  • #478003 11/12/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Luật sửa đổi Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư có hiệu lực từ 01/01/2019

    Dự kiến Luật sửa đổi Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư sẽ có hiệu lực từ 01/01/2019, trừ các quy định liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, sau đây là chi tiết nội dung những sửa đổi, bổ sung:

    SỬA ĐỔI LUẬT DOANH NGHIỆP 2014

    STT

    Nội dung trước sửa đổi

    Định hướng nội dung dự kiến sửa đổi

    1

    Điều 3. Áp dụng Luật DN và các luật chuyên ngành

    Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của DN thì áp dụng quy định của Luật đó.

    Thực hiện thống nhất thủ tục đăng ký DN theo Luật DN nhằm tách bạch giữa đăng ký DN và quản lý chuyên ngành. Theo đó, trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc tổ chức, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của DN thì áp dụng quy định của Luật đó.

    2

    Điều 24. Nội dung giấy đề nghị đăng ký DN

    8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ DN tư nhân và thành viên hợp danh.

    9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của DN đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

    Bãi bỏ quy định về “địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” của chủ DN tư nhân và thành viên hợp danh và của người đại diện theo pháp luật của DN đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trên Giấy đề nghị đăng ký DN.

    3

    Điều 20. Hồ sơ đăng ký DN của DN tư nhân

    1. Giấy đề nghị đăng ký DN.

    2. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ DN tư nhân.

    Điều 21. Hồ sơ đăng ký DN của công ty hợp danh

    1. Giấy đề nghị đăng ký DN.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.

    5. Bản sao GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

    Điều 22. Hồ sơ đăng ký DN của công ty trách nhiệm hữu hạn

    1. Giấy đề nghị đăng ký DN.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

    b) Quyết định thành lập, GCN đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao GCN đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

    Điều 23. Hồ sơ đăng ký DN của công ty cổ phần

    1. Giấy đề nghị đăng ký DN.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

    b) Quyết định thành lập, GCN đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

    Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao GCN đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

    Điều 29. Nội dung GCN đăng ký DN

    1. Tên DN và mã số DN.

    2. Địa chỉ trụ sở chính của DN.

    3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của DN đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ DN đối với DN tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số DN và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

    4. Vốn điều lệ.

    Điều 46. Thành lập chi nhánh, VPĐD của DN

    1. DN có quyền lập chi nhánh, VPĐD ở trong nước và nước ngoài. DN có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, VPĐD tại một địa phương theo địa giới hành chính.

    2. Trường hợp lập chi nhánh, VPĐD trong nước, DN gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, VPĐD đến Cơ quan ĐKKD có thẩm quyền nơi DN đặt chi nhánh, VPĐD. Hồ sơ bao gồm:

    a) Thông báo lập chi nhánh, VPĐD;

    b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, VPĐD của DN; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, VPĐD.

    3. Cơ quan ĐKKD có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, VPĐD trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, VPĐD thì thông báo bằng văn bản cho DN biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

    4. Cơ quan ĐKKD cấp GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, VPĐD phải gửi thông tin cho Cơ quan ĐKKD nơi DN đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, VPĐD cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, VPĐD; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, VPĐD cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh, VPĐD.

    5. Người đại diện theo pháp luật của DN chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, VPĐD trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

    6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND , Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác”.

     

    4

    Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp GCN phần vốn góp

    2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập DN trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCN đăng ký DN. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

    Điều 74. Thực hiện góp vốn thành lập công ty

    2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập DN trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCN đăng ký DN.

    Điều 112. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký DN

    1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCN đăng ký DN, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. HĐQT chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

    Thay đổi thời hạn góp vốn điều lệ khi thành lập DN từ 90 ngày thành 36 tháng để bảo đảm tính khả thi, đủ thời gian cần thiết cho thành viên, cổ đông góp vốn điều lệ, đặc biệt là các DN có vốn điều lệ lớn.

     

    5

    Điều 146. Biên bản họp ĐHĐCĐ

    1. Cuộc họp ĐHĐCĐ phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số DN;

    b) Thời gian và địa điểm họp ĐHĐCĐ;

    c) Chương trình và nội dung cuộc họp;

    d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;

    đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại ĐHĐCĐ về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

    e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

    g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

    h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;

    i) Chữ ký của chủ tọa và thư ký.

    Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung biên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.

    2. Biên bản họp ĐHĐCĐ phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

    3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

    Biên bản họp ĐHĐCĐ phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty (nếu có).

    Biên bản họp ĐHĐCĐ, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

    Bổ sung trường hợp chủ tọa cuộc họp, người ghi biên bản từ chối ký tên vào Nghị Quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thì Nghị quyết, biên bản họp phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên HĐQT đã tham dự và biểu quyết nhất trí thông qua Nghị Quyết của ĐHĐCĐ đó.

     

    6

    Điều 154. Biên bản họp HĐQT

    1. Các cuộc họp của HĐQT phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số DN;

    b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;

    c) Thời gian, địa điểm họp;

    d) Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

    đ) Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

    e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;

    g) Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

    h) Các vấn đề đã được thông qua;

    i) Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản.

    Chủ tọa và người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp HĐQT.

    2. Biên bản họp HĐQT và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

    3. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực ngang nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung biên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.

    Bổ sung trường hợp Nghị Quyết và Biên bản họp HĐQT đã được thông qua theo đúng trình tự quy định tại Luật DN và Điều lệ công ty mà chủ tọa cuộc họp, người ghi biên bản từ chối ký tên thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên HĐQT đã tham dự và biểu quyết nhất trí thông qua Nghị Quyết của HĐQT

     

    7

    Điều 163. Ban Kiểm soát (BKS)

    2. Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng BKS  theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng BKS  do Điều lệ công ty quy định. BKS  phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng BKS  phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

    Chỉ yêu cầu Trưởng BKS  công ty cổ phần phải đạt yêu cầu trình độ chuyên môn của kế toán viên hoặc kiểm toán viên mà không yêu cầu người đảm nhiệm chức vụ này phải được cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên.

    8

    Điều 164. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên

    2. Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.

    Chỉ yêu cầu công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải có ít nhất một kiểm soát viên là kiểm toán viên hoặc kế toán viên mà không yêu cầu toàn bộ kiểm soát viên phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.

    (Còn nữa...)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 11/12/2017 02:57:03 CH Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 11/12/2017 02:54:24 CH
     
    30256 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    sotaichinhhaiphong (19/09/2019) phamminhlaw (04/08/2018) hiyatuongda (13/03/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478006   11/12/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    SỬA ĐỔI LUẬT ĐẦU TƯ 2014

     

    STT

    Nội dung trước sửa đổi

    Định hướng nội dung dự kiến sửa đổi

    1

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.

    Phân định rõ mối quan hệ giữa Luật Đầu tư với các luật liên quan khác, gồm: Luật Đầu tư công, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

    2

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi GCN  đăng ký đầu tư.

    2. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

    3. Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.

    4. Dự án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

    5. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

    6. GCN  đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

    7. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn để theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

    8. Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này.

    9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

    10. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

    11. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

    12. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

    13. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    14. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

    15. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

    16. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

    17. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

    18. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

    Sửa đổi, bổ sung các khái niệm: “đầu tư kinh doanh”, "kinh doanh",“ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, “điều kiện đầu tư kinh doanh” và “điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài” để làm rõ hơn nội hàm của các khái niệm này.

     

    3

    Điều 4. Áp dụng Luật đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế

    2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí.

    Quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư và các luật liên quan để phân định rõ hoạt động đầu tư được điều chỉnh theo Luật này và hoạt động đầu tư đặc thù được điều chỉnh theo các luật khác, gồm hoạt động đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, dầu khí và hàng không.

     

    4

    Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

    1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    Làm rõ tiêu chí, nội hàm của “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” và bổ sung nội dung:

    - Giao Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    - Giao Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong một số ngành, nghề và địa bàn nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ tài nguyên và môi trường...

    5

    Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

    1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

    2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

    Bổ sung nguyên tắc không hồi tố về điều kiện đầu tư trong trường hợp pháp luật, chính sách thay đổi làm ảnh hưởng bất lợi đến điều kiện đầu tư đã được quy định tại GCN  đăng ký đầu tư. Việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm để Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết trong WTO về việc không hồi tố các điều kiện đầu tư  (phạm vi hoạt động, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài).

     

    6

    Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư

    4. Ưu đãi đầu tư đối với các đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.

    Loại bỏ dự án nhà ở thương mại ra khỏi đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

     

    7

    Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư

    1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư:

    i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;

    Bổ sung giáo dục đại học vào Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

     

    8

    Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

    1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

    a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

    b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

    2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

    3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

    b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

    - Thu hẹp các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ thực hiện thủ tục đăng ký trong các trường hợp:

    (1)Làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

    (2)Làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên;

    (3)Làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.

    - Bổ sung thủ tục chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với trường hợp đầu tư vào doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp đang sở hữu những cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc doanh nghiệp sử dụng đất tại các khu vực liên quan đến an ninh, quốc phòng.

     

    9

    Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

    Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

    1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

    b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

    c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

    d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

    đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

    e) Sản xuất thuốc lá điếu;

    g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

    h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

    2. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;

    3. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;

    4. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

     

    - Quy định rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực hàng không và cảng biển, theo đó quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; xây dựng và kinh doanh cảng biển loại I.

    - Bãi bỏ quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên.

    - Bãi bỏ quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực: kinh doanh vận tải biển; kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài.

    - Bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tại địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

    - Bổ sung nội dung quy định rõ không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, Ban quản lý quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án thực hiện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    10

    Điều 32. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    1. Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

    a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

    b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

    2. Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

     

    - Quy định rõ về phạm vi dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể là dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua một trong các hình thức sau: (1) Đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; (2)Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; (3) Dự án của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    - Bổ sung thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng do hộ gia đình, cá nhân thực hiện.

    11

    Không có

    Bổ sung Điều 32a làm rõ khái niệm, mục đích và bản chất của chủ trương đầu tư.

    12

    Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

    a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

    2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan đăng ký đầu tư.

    Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 6 Điều này.

    4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

    5. Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.

    6. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:

    a) Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;

    b) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

    c) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

    đ) Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    e) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này.

    7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    8. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

    a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;

    b) Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;

    c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

    d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;

    đ) Công nghệ áp dụng;

    e) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);

    g) Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.

    9. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

    - Sửa đổi các quy định về hồ sơ, nội dung thẩm định, nội dung quyết định chủ trương đầu tư tại Điều 33 Luật Đầu tư

    - Bổ sung quy định trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc tuân thủ các nghĩa vụ về thuế, bảo vệ môi trường, lao động; sử dụng công nghệ thích hợp và bảo đảm tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

     

    13

    Không có

    Bổ sung Điều 35a quy định về các trường hợp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

    14

    Điều 37. Thủ tục cấp GCN  đăng ký đầu tư

    1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp GCN  đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

     

    - Quy định rõ quyết định chủ trương là một bước do các cơ quan quản lý thực hiện trong quy trình cấp GCN  đăng ký đầu tư

    - Bổ sung quy định cấp GCN  đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư không thuộc diện cấp GCN  đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư.

    15

    Điều 40. Điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư

    4. Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư.

    Thống nhất với Điều 35a

    16

    Điều 42. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

    1. Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

     

    Bổ sung biện pháp bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

    17

    Điều 58. Điều kiện cấp GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.

    2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này.

    3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật này thì Bộ KHĐT  lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này.

    5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

    Điều 59. Thủ tục cấp GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ KHĐT  cấp GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

    2. Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN  đăng ký đầu tư cho Bộ KHĐT . Hồ sơ gồm:

    a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

    d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này;

    đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

    3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ KHĐT  cấp GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    4. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

    Điều 60. Nội dung GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    1. Mã số dự án đầu tư.

    2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

    3. Tên dự án đầu tư.

    4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.

    5. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

    6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.

    7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

    Điều 61. Điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến nhà đầu tư thực hiện dự án, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc sử dụng lợi nhuận để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ KHĐT .

    2. Hồ sơ điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

    a) Văn bản đề nghị điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    d) Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

    đ) Bản sao GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.

    3. Bộ KHĐT  điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    4. Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ KHĐT  thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

    5. Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ KHĐT  thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

    Đối mới cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theohướng bãi bỏ thủ tục cấp GCN  đầu tư ra nước ngoài và thay bằng cơ chế đăng ký hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại Cơ quan nhà nước quản lý ngoại hối.

     

    18

    Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

    1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ KHĐT . Hồ sơ gồm:

    a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

    e) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

    g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

    2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ KHĐT  gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

    3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.

    4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ KHĐT  tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:

    a) Điều kiện cấp GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 58 của Luật này;

    b) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

    c) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

    d) Sự phù hợp của dự án với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

    đ) Những nội dung cơ bản của dự án: quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư, nguồn vốn;

    e) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư.

    5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, gồm các nội dung sau đây:

    a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;

    b) Mục tiêu, địa điểm đầu tư;

    c) Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

    d) Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

    Điều 61. Điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến nhà đầu tư thực hiện dự án, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc sử dụng lợi nhuận để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ KHĐT .

    2. Hồ sơ điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

    a) Văn bản đề nghị điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    d) Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

    đ) Bản sao GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.

    3. Bộ KHĐT  điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    4. Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ KHĐT  thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

    5. Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ KHĐT  thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

    Điều 66. Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài

    1. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    2. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Làm rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư với thẩm quyền quyết định đầu tư theo Luật quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại doanh nghiệp và đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp, điều chỉnh GCN  đầu tư ra nước ngoài.

     

    19

    Điều 71. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

    2. Chế độ báo cáo định kỳ:

    a) Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;

    b) Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ KHĐT  và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi GCN  đăng ký đầu tư và tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;

    c) Hàng quý, hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ KHĐT  về tình hình đầu tư trên địa bàn;

    d) Hàng quý, hàng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi GCN  đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ KHĐT  để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

    đ) Hàng quý, hàng năm, Bộ KHĐT  báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

    Bãi bỏ chế độ báo cáo tháng

    20

    Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

    2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

    Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

    1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ KHĐT . Hồ sơ gồm:

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    Điều 59. Thủ tục cấp GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    2. Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN  đăng ký đầu tư cho Bộ KHĐT . Hồ sơ gồm:

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    Điều 61. Điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    2. Hồ sơ điều chỉnh GCN  đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

    b) Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN  thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân”.

    21

    Phụ lục 4

    1. Bãi bỏ 21 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc, bao gồm:

    - Kinh doanh dịch vụ xoa bóp;

    - Kinh doanh dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại;

    - Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;

    - Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LGP);

    - Xuất khẩu gạo;

    - Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh;

    - Nhượng quyền thương mại;

    - Kinh doanh dịch vụ Logistic;

    - Kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển;

    - Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản;

    - Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư

    - Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư;

    - Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng;

    - Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện

    - Kinh doanh sản phẩm amiăng trắng thuộc nhóm Serpetine

    - Kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì;

    - Sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy;

    - Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim;

    - Kinh doanh dịch vụ lữ hành;

    - Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu;

    - Kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng.

    2. Bổ sung 02 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để thống nhất với Luật Thủy sản và Luật Lâm nghiệp (vừa được Quốc hội thông qua tháng 11/2017), bao gồm:

    - Tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp;

    - Đăng kiểm tàu cá.

    P/S: Các bạn có thể xem chi tiết Toàn văn Dự thảo Luật và Tờ trình tại file đính kèm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Vinasc (03/08/2018)
  • #478389   14/12/2017

    Elviss.Khoi
    Elviss.Khoi
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 3545
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 115 lần


    Có cái STT 21 là Thay đổi đáng kể, bỏ hẳn 21 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên mình vẫn thắc mắc là, ví dụ như ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành, hiện tại, Luật du lịch yêu cầu Người điều hành phải có chứng chỉ và kinh nghiệm về dịch vụ lữ hành 03 năm trở lên, vậy nếu Luật đầu tư bỏ đi điều kiện này thì Luật du lịch vẫn còn đó thì làm thế nào để thống nhất ạ ?

    Hoặc mình đang hiểu nhầm vấn đề về định nghĩa " điều kiện" nhỉ ? cái Người điều hành là điều kiện về hoạt động chứ không phải điều kiện để thành lập và cấp phép đầu tư

     
    Báo quản trị |  
  • #480107   27/12/2017

    drphanhang
    drphanhang

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 274
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Công ty bạn mình tên (A) đang là người đại diện pháp luật được thành lập từ năm 2009. Đến tháng 1/2014 có bổ xung thêm thành viên mới, các thành viên cũ gồm bà (A) và ông (B) có dự kiến bán đi 90% vốn góp tương đương với 90% vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên sau khi làm các thủ tục hợp đồng chuyển nhượng, đổi lại ĐKKD xong thì ông (C và D), không chịu chuyển tiền như đã thỏa thuận với ( bà A và ông B). Do vậy bà (A) vẫn đang là người đại diện pháp luật của công ty, đang quản lý toàn bộ con dấu, tài sản công ty đã không bàn giao công ty cho ông (C).

    Tuy nhiên sau đó ông (C) đã lợi dụng mình có tên trong ĐKKD 71% vốn điều lệ cùng ông (D) 19% đã lập 1 bộ hồ sơ khống: không dấu pháp nhân, biên bản không ghi số giấy chứng nhận vốn góp, tự ý ủy quyền cho 1 luật sư đem bộ hồ sơ nộp phòng ĐKKD để dược cấp đổi ĐKKD thay đổi người đại diện pháp luật. Bà (A và ông B) đã liên tiếp có đơn khiến nại lên phòng ĐKKD sở KH&ĐT yêu cầu hủy ĐKKD đã cấp trái pháp luật trên. Đến nay sau bao hồi tranh cãi quyết liệt cuối cùng phòng ĐKKD sở KH&ĐT đã phải nhận là đã thiếu sót trong khi tiếp nhận hồ sơ, nên ông GĐ sở KH&ĐT đã ra Quyết định Về việcgiaair quyết khiếu nại với nội dung: Yêu cầu phòng ĐKKD: 1/ Gửi thông báo yêu cầu Công ty hoàn chỉnh hồ sơ hợp lệ để được cấp lại Giấy CNĐK DN theo quy định; 2/ Thực hiện việc thu hồi Giấy CNĐKDN trong trừng hợp Công ty có vi phạm các quy định của pháp luật và thuộc trường hợp thu hồi theo quy định Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp và khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật quản lý thuế; 3/ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận dược Quyets định này...

    Kèm theo Thông báo Yêu cầu Doanh nghiệp hoản chỉnh hồ sơ hợp lệ theo quy định mà Phòng ĐKKD gửi cho Doanh nghiệp nội dung: Yêu cầu Công ty hoàn chỉnh hồ sơ thay đổi nội dung ĐKDN lần thứ 8 (chính là ĐKKD thay đổi lần 8, đổi người đại diện pháp luật được lập khống, ...như đã nói ở trên) do thiếu thông tin về số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên trong biên bản họp hội đồng thành viên theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

    Cho mình hỏi luật sư: Vậy ở đây ai sẽ là người đứng ra chủ trì cuộc họp để có biên bản họp HĐTV vì:

    + Hiện tại bà (A) vẫn đang quản lý cón dấu, quản lý doanh nghiệp theo ĐKKD thay đổi lần 7, và không bàn giao cho ông (C) vì lý do đã nêu trên.. 

    + Còn ông (C) đang là người đại diện pháp luật theo ĐKKD thay đổi lần 8 mà tại Quyết định của SKH&ĐT cũng như Phòng ĐKKD đã thừa nhận là hồ sơ tiếp nhận để cấp đổi lần 8 đang Thiếu sót nên đã có thông báo để doanh nghiệp hoàn chỉnh.

    + Đương nhiên nếu ông (C) chủ trì họp để lập lại biên bản họp HĐTV thì cũng không có Giấy CNVG vì ông (C và D) cả 2 đều chưa nộp tiền mua vốn góp của bà (A và ông B).

    Xin các luật sư chỉ giúp cho mình với ạ trong tình thế này phải giải quyết thế nào ạ. Xin trân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn drphanhang vì bài viết hữu ích
    Vinasc (03/08/2018)
  • #486909   13/03/2018

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Cám ơn NguyenAnh,

    NguyenAnh có thể inbox cho mình thông tin về cơ sở dự thảo này không ạ?

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (13/03/2018)
  • #486914   13/03/2018

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    hiyatuongda viết:

    Cám ơn NguyenAnh,

    NguyenAnh có thể inbox cho mình thông tin về cơ sở dự thảo này không ạ?

    Chào bạn hiyatuongda, bạn có thể xem chi tiết trong file dự thảo, đầu bài topic cũng nói dự kiến rồi mà? 

     
    Báo quản trị |  
  • #498630   03/08/2018

    Mình chưa nắm được dụng ý của việc bãi bỏ Giấy chứng thực cá nhân của nhà đầu tư, thành viên góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp trong việc đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp.

    Hy vọng các bạn có nghiên cứu sâu về dự thảo này có thể cho xin ý kiến.

    Chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #552525   23/07/2020

    Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực có thêm nhiều điểm mới so với Luật cũ. Cụ thể:

    - Quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng,

    - Thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp,

    - Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh,

    - Bổ sung hồ sơ đăng ký công ty TNHH, công ty CP,

    - Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết,

    - Quy định loại trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp,

    - Thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước,

    - Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban Kiểm soát,

    - Sửa đổi quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt,

    - Sửa quy định về quyền của cổ đông phổ thông,

    - DNTN có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,

    - Bỏ quy định "Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp",

    - Bổ sung thêm nghĩa vụ của cổ đông,

    - Bổ sung trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần,

    - Thêm trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh,

    - Bổ sung quy định "thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaopham.010498@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/07/2020)
  • #556019   28/08/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Chính thức hiện nay đã Luật Doanh nghiệp 2020 thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2020 thay thế cho Luật Đầu tư 2014. Hai văn bản quy phạm pháp luật này đều được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.

     

     
    Báo quản trị |