Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

5 Trang «<345
  • Xem thêm     

    04/11/2016, 09:18:31 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn thuộc trường hợp tiếp nhận vốn góp của thành viên mới theo điểm c khoản 1 điều 68 Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó, đối với trường hợp này thì thì hồ sơ tăng vốn điều lệ gồm có:

    - Thông báo tăng vốn điều lệ;

    - Quyết định về việc tăng vốn điều lệ của Hội đồng thành viên;

    - Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên;

    - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc;

    - Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới tiếp nhận vào công ty;

    - Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân của thành viên mới tiếp nhận vào công ty;

    - Giấy ủy quyền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tự mình thực hiện thủ tục.

    Thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    Bước 1: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đầy đủ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở;

    Bước 2: Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Phòng đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, nếu đáp ứng điều kiện và hồ sơ hợp lệ thì trả kết quả cho doanh nghiệp;

    Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả, bao gồm có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thể hiện vốn điều lệ đã thay đổi; Giấy xác nhận về tỷ lệ vốn góp mới của các thành viên, thành viên góp vốn mới;

    Bước 4: Doanh nghiệp khi nhận kết quả thì thực hiện thủ tục đăng công báo về việc thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp.

    Do vốn điều lệ liên quan trực tiếp tới thuế môn bài hàng năm của doanh nghiệp nên khi đã thực hiện xong thủ tục tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp cũng cần thực hiện việc thông báo thay đổi với cơ quan thuế.

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi

  • Xem thêm     

    02/11/2016, 03:01:29 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Đề nghị bạn đọc kỹ Thông Tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi  quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    01/11/2016, 10:18:23 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp của bạn nêu Công ty bạn có Đăng ký kinh doanh buôn bán đá quý nên tôi không rõ là đăng ký kinh doanh với Sở kế hoạch đầu tư hay Sở Thương mại. Tuy nhiên tôi chỉ tạm tư vấn như sau:

    Nếu Công ty bạn chỉ có đăng ký kinh doanh buôn bán đá quý là Giấy phép đăng ký của Sở kế hoach đầu tư và Sở Công thương (nếu có) thì chưa đủ điều kiện để nhập khẩu đá quý mà chỉ được phép kinh doan buôn bán đá quý trong nội địa. Công ty bạn muốn nhập đá quý thì phải có Giấy phép kinh doanh nhập khẩu đá quý do Bộ Công Thương cấp. Hồ sơ, trình tự thủ tục được quy định tại khoản 1 và 2 Chương III Thông tu số 03/TM-CSTTTN ngày 11/3/1997.

    Nếu Công ty bạn có Giấy phép nhập đá quý của Bộ Công Thương thì Công ty bạn phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu bộ hồ sơ gồm có:

    - Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý do Bộ Thương mại cấp (bản sao có xác nhận công chứng Nhà nước).

    - Hợp đồng hoặc văn bản có giá trị như hợp đồng mua bán đá quý.

    - Giấy giám định đá quý do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cấp theo quy định (bản chính) .

    Trên đây là ý kiến tư vấn của tôi. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa hiểu thì bạn hãy liên lạc với tôi để được tư vấn một cách cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    01/11/2016, 11:52:55 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bản quyền máy tính là: Cục Bản Quyền Tác giả.Thủ tục đăng ký bản quyền máy tính bao gồm:

    - Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm phần mềm máy tính. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tóm tắt nội dung tác phẩm thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

    - Hai đĩa CD chứa nội dung tác phẩm và 02 bản in phần mềm tác phẩm đăng ký, Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận.

    - Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

    - Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

    - Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

    - Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung.

    - Bản sao chứng minh thư của tác giả

    - Quyết định giao việc (trong trường hợp tác giả là nhân viên Công ty) hoặc Hợp đồng thuê sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp thuê sáng tạo tác phẩm);

    - Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp người nộp đơn là pháp nhân)

    Trên đây là nội dung tạm trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc hoặc chưa hiểu thì vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi.

  • Xem thêm     

    29/10/2016, 05:56:04 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, tôi trả lời như sau:
    Chủ sở hữu công ty TNHH  có quyền chuyển nhượng công ty cho một tổ chức hay một cá nhân, xuất phát từ quyền của chủ sở hữu công ty. Để thực hiện việc chuyển nhượng (mua, bán) công ty thì bên chuyển nhượng (tức là bên bán công ty) và bên nhận chuyển nhượng (tức là bên mua lại công ty) phải thực hiện lập hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật với các điểu khoản liên quan. 
    Như vậy, việc thực hiện việc chuyển nhượng nêu trên như bạn nói chỉ cần tiến hành các thủ tục thay đổi chủ sở hữu Công ty, thay đổi người đại diện theo pháp luật. Hồ sơ thay đổi bao gồm:
    Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi;
    Thông báo thay đổi Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên;
    Thông báo thay đổi Người đại diện theo pháp luật;
    Điều lệ Công ty sửa đổi;
    Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
    Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật mới..
    Tại Điều 6 nghị định 222/2014/NĐ-CP về việc thanh toán bằng tiền mặt có quy định:“Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.”
    Tại Điều 3, thông tư số 09/2015/TT-BTC hướng dẫn điều 6 nghị định 222/2014/NĐ-CP có quy định:
    1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
    2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
    3. a) Thanh toán bằng Séc;
    4. b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
    5. c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
    6. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”.
    Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hiện nay chủ yếu là vốn đăng ký nên các quy định nên trên gần như không có khả năng áp dụng thực tế. Hiện nay theo hướng dẫn của một số cơ quan nhà nước thì trong hồ sơ đăng ký thay đổi đăng ký doanh nghiệp mà có nội dung chuyển nhượng vốn các doanh nghiệp chỉ cần ghi hình thức chuyển nhượng là “chuyển khoản” mà không cần có các chứng từ Ngân hàng.
     
  • Xem thêm     

    29/10/2016, 05:16:26 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Bạn vẫn loay hoay không biết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Do đó, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hay Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hay …vv và vv… Có phỏng???

    Tôi sẽ không nói đến vấn đề pháp lý mà chỉ nói vấn đề kinh tế cho bạn hiểu để bạn tìm thấy cơ hội cần thành lập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu mình.

    Doanh nghiệp tư nhân: Loại hình doanh nghiệp này khá phổ biến từ những năm 2000 trở về trước. Đây là những doanh nghiệp chủ yếu đi lên từ hộ gia đình. Ưu điểm của loại hình này là các tài sản đều đứng tên chủ doanh nghiệp mà không cần phải sang tên. Theo đánh giá của giới chuyên môn, tầm của loại hình doanh nghiệp này chỉ ở trên cơ sở sản xuất.

    Ở đây không xét đến doanh thu lớn hay nhỏ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân có doanh thu hàng năm cả trăm tỷ đồng. Những mặt hạn chế của loại hình này, dù có doanh thu lớn nhưng tâm lý chủ doanh nghiệp vẫn nghĩ mình là nhỏ, bởi vẫn còn mang bóng dáng là doanh nghiệp gia đình.

    “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

    Khi giao dịch một số đối tác có tâm lý loại hình này là kém chuyên nghiệp. Ở một góc độ khác, toàn bộ tài sản của gia đình là một phần tài sản của doanh nghiệp. Điểm này khác hẳn với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn đăng ký. Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn nghĩ thành lập công ty TNHH sẽ phải nộp thuế cao hơn, điều đó hoàn toàn không đúng. Theo quy định của pháp luật, cả hai loại hình này đều bình đẳng về nộp thuế.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH một thành viên phần vốn của doanh nghiệp một người sở hữu, còn Công ty TNHH phần vốn của doanh nghiệp phải 2 người sở hữu trở lên. Đó là điểm khác biệt cơ bản của hai loại hình này.

    “ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”

    Điểm khác nhau ở 2 loại hình này so với doanh nghiệp tư nhân là phần vốn đăng ký khá cụ thể bao nhiêu vốn và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm với phần vốn đó. Tài sản đưa vào công ty như xe, máy móc, nhà xưởng… mang tên của Công ty không phải là chủ doanh nghiệp đứng tên tài sản đó.

    “ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.

    Trong làm ăn, đối tác thường nhìn vào số vốn đăng ký của doanh nghiệp để xem doanh nghiệp này có tiềm lực hay không. Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi thành lập nên chọn loại hình Công ty TNHH vì đây có 2 thành viên kiểm soát nguồn vốn, vì thế độ tin cậy sẽ cao hơn.

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết công việc của mình. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi ; và bạn đừng ngại, hãy gọi ĐT: 0978994377

     

  • Xem thêm     

    28/10/2016, 11:07:48 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Về ngành nghề kinh doanh: Nếu chỉ đăng ký ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp thì không có hạn chế nào về vốn, bằng cấp hay kinh nghiệm gì. Nếu bạn muốn đăng ký các ngành nghề có điều kiện như thiết kế kết cấu, kiến trúc, giám sát thi công... thì bạn hoặc nhân viên phải có chứng chỉ hành nghề nộp cùng với hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

    Trong trường hợp này, bạn muốn thành lập công ty tư vấn thiết kế , thi công nội ngoại thất công trình dân dụng, bạn chuẩn bị như sau: 

     Danh mục hồ sơ thành lập công ty xây dựng:

    - Giấy đề nghị thành lập (theo mẫu tại thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);

    - Bản dự thảo điều lệ của công ty (theo mẫu và theo hướng dẫn của luật sư);

    - Danh sách thành viên, cổ đông công ty tư vấn du học (theo mẫu tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);

    - Chứng minh thư hoặc hộ chiếu các cổ đông, thành viên;

    - Giấy ủy quyền.

    Trên đây là các hồ sơ để bạn tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đấy, bạn muốn kinh doanh ngành nghề thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng sẽ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 154 luật xây dựng 2014.

    "Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

    1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.

    2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình".

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi theo số ĐT: 0987476885

     

  • Xem thêm     

    26/10/2016, 02:38:06 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Căn cứ khoản 2 và khoản 3 điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 quy định Con dấu của doanh nghiệp: “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

    Căn cứ khoản 3 điều 15 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP3 quy định: “Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu”.

    Như vây, theo Luật doanh nghiệp năm 2014 thì thay vì đăng ký con dấu với cơ quan Công an thì doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên công thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp của bạn, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của công ty đã bị mất thì chỉ cần thông báo cho cơ quan Công an. Còn theo luật mới thì sẽ không cần đến giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Vì vậy, không cần xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

    Trên đây là một số tư vấn cơ bản của tôi. Nếu bạn chưa hiểu hoặc có thắc mắc gì thì bạn hãy liên lạc với tôi để được tư vấn cụ thể theo số ĐT: 0987476885

  • Xem thêm     

    26/10/2016, 11:14:02 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp này của bạn, tôi tư vấn như sau:

    1.Căn cứ Khoản 2 Điều định 66 Nghị 78/2015/NĐ-CP thì hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương

    Trường hợp của bạn kinh doanh quán nhậu hiện tại có 04 lao động là thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn giữa việc đăng ký thành lập doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty cổ phần) và đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo những thông tin mà bạn cung cấp, do bạn hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ, nên để tránh các chi phí quản trị và kế toán vượt quá khả năng, bạn nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

    2. Nếu Quán bạn không đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt là: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định(Khoản 2 Điều 6 Nghị định số: 124/2015/NĐ-CP)

    3. Nếu sau này bạn mở mô hình Quán theo chuỗi nhà hàng nhỏ thì liệu có thể đăng ký thành lập lựa chọn giữa việc đăng ký thành lập doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân,Công ty TNHH, Công ty cổ phần…).

    4. Để Quán hoạt động tuân thủ đầy đủ pháp luật bạn  phải thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 điều 67, điều 71 Nghị 78/2015/NĐ-CP.

    Trên đây là một số tư vấn cơ bản của tôi. Nếu bạn chưa hiểu hoặc có thắc mắc gì thì bạn hãy liên lạc với tôi để được tư vấn cụ thể theo số ĐT: 0987476885

  • Xem thêm     

    26/10/2016, 09:26:18 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp của bạn, tôi trả lời như sau:

    Bạn đang muốn xây dựng hệ thống phân phối thuốc bảo vệ thực vật bán lẻ mang tính độc quyền, mà sản phẩm ở đây chỉ cho hệ thống của bạn được quyền bán cho nông dân.

    Căn cứ Khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại 2005, đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

    Điều đó có nghĩa trong một khu vực địa lý nhất định thì có duy nhất một đại lý được quyền mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Nếu bạn muốn xây dựng hệ thống phân phối thuốc bảo vệ thực vật bán lẻ đại lý độc quyền tại địa phương thì phải làm Hợp đồng đại lý độc quyền.

    Theo đó muốn xây dựng 1 hệ thống phân phối mà sản phẩm chỉ cho hệ thống của bạn được quyền bán cho nông dân thì Hợp đồng đại lý độc quyền giữa bên giao đại lý và bên đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó hai bên thỏa thuận về việc bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa cho khách hàng; hoặc không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý.

    Trên đây là một số tư vấn cơ bản của tôi. Nếu bạn chưa hiểu hoặc có thắc mắc gì thì bạn hãy liên lạc với tôi để được tư vấn cụ thể theo số ĐT: 0987476885.

  • Xem thêm     

    24/10/2016, 02:58:16 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp này tôi tư vấn như sau:

    Làm mất cái giấy đăng ký mẫu dấu này thì làm công văn xin cấp lại giấy đang ký mẫu dấu. hehe… Việc này hơi phức tạp chút. Thông thường công ty phải là công văn  nêu lý do thất lạc mẫu dấu nộp cho Công an quản lý hành chính, nộp lại con dấu, còn vấn đề chấp thuận được hay không là chuyện khác vì chưa có luật điều chỉnh, còn chuyện phạt nữa, phạt thì khi nào công an họ viết biên lai tiền phạt thì sẽ biết thôi.

    Nếu có vấn đề gì thắc mắc bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi để khỏi mất thời gian và cũng là hiểu rõ vấn đề hơn bạn nhé

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    24/10/2016, 09:34:30 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn hỏi, tôi tư vấn như sau:

    Công ty bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực điện lực. Do đó, Công ty bạn phải thực hiện các trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động điện lực theo Thông Tư Số: 10/2015/TT-BCT.

    Giấy phép hoạt động điện lực được cấp có thời hạn khác nhau cho các lĩnh vực hoạt động điện lực căn cứ vào phạm vi hoạt động, loại công trình điện, thời hạn đăng ký, năng lực, trình độ chuyên môn của đơn vị hoạt động điện lực nhưng không vượt quá thời hạn: 20 năm đối với các nhà máy nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 10 năm đối với các nhà máy điện không thuộc danh mục các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 20 năm trong lĩnh vực truyền tải điện; 10 năm trong phân phối điện, Bán buôn, bán lẻ điện và xuất, nhập khẩu điện.

    Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực gồm Bộ Công thương, Cục Điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tùy theo quy mô của công ty bạn tương ứng với thẩm quyền cơ quan cấp phép nêu trên

    Do trường hợp của bạn nêu còn thiếu rất nhiều thông tin nên tôi không thể tư vấn hay trao đổi mọt cách cụ thể cho bạn về vấn đề này. Để có được tư vấn cụ thể hơn, đề nghị bạn hãy hiên hệ trực tiếp bằng cách gọi tôi theo số ĐT: 0987476885.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    22/10/2016, 04:18:10 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Bạn hỏi về vấn đề uỷ quyền trong doanh nghiệp, để bạn nắm rõ vấn đề, tôi xin được nêu các quy định của pháp luật về vấn đề uỷ quyền như sau:
    Căn cứ Điều 581 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Khoản 1 điều  142 BLDS quy định: "Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện". Như vậy, người được ủy quyền là người đại diện cho người ủy quyền theo thỏa thuận giữa các bên. Do vậy, ngoài các điểm đặc thù của chế định đại diện thì người được ủy quyền còn chịu sự ràng buộc theo các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền.
    Trên thực tế việc ủy quyền diễn ra rất phổ biến, các bên có thể thỏa thuận tiến hành bằng nhiều hình thức, kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp bạn hỏi thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức mới có giá trị.
    Việc ủy quyền trong doanh nghiệp là việc ủy quyền của pháp nhân cho cá nhân. Do vậy, ủy quyền này phải do Người đại diện theo pháp luật cty (đại diện pháp nhân –Tổng giám đốc) ủy quyền cho cá nhân( Phó Tổng giám đốc) thực thi nhân danh pháp nhân. Việc ủy quyền trong doanh nghiệp có thể do Điều lệ, các quy chế nội bộ doanh nghiệp phân công phân nhiệm, hoặc các ủy quyền riêng rẽ quy định. Việc đúng sai thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi để hiêu rõ từng vấn đề cụ thể hơn. 
     
  • Xem thêm     

    21/10/2016, 12:07:19 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    Theo khoản 1 Điều 40 Luật dạy nghề 2006 về điều kiện thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề khi có đề án bảo đảm các điều kiện chủ yếu sau đây:

    a) Có trường sở, khả năng tài chính và thiết bị dạy lý thuyết, thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo;

    b) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề.

    Căn cứ điều 9 thông tư 24/2011/TT-BLĐTBXH, Điều kiện thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm

    1. Trung tâm dạy nghề được thành lập khi có đề án đảm bảo các điều kiện sau đây:

    1.1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề của Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    1.2. Quy mô đào tạo tối thiểu 50 học sinh đối với trung tâm dạy nghề tư thục và 150 học sinh đối với trung tâm dạy nghề công lập.

    1.3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:

    a) Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;

    b) Phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề tổ chức đào tạo.

    1.4. Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

    a) Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

    - Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;

    - Phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/01 học sinh quy đổi;

    - Xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/01 học sinh quy đổi.

    b) Thiết bị dạy nghề:

    Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.

    1.5. Về khả năng tài chính

    Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trung tâm dạy nghề. Nguồn vốn thành lập trung tâm dạy nghề tối thiểu là 02 (hai) tỷ đồng Việt Nam được đóng góp bằng nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.

    2. Việc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề được thực hiện như đối với thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường cao đẳng nghề quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.

    Điều 11. Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề.

    2. Đối với trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Thông tư này và gửi tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

    b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn.

    Trường hợp hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trung tâm tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;

    d) Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;

    đ) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề.

    e) Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trung tâm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề không đủ điều kiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

    f) Thời hạn, thẩm quyền quyết định thành lập và cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm:

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh hoặc cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm, người có thẩm quyền quy định tại điểm e khoản 1 và điểm f khoản 2 Điều 11 của Thông tư này có trách nhiệm gửi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm về Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý.

    Như vậy Học viện thẩm mỹ mà bên bạn dự định thành lập là một loại hình trung tâm dạy nghề thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện và phải đáp ứng đủ các yêu cầu mới được tiến hành thành lập. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì phía bạn tiến hành thành lập trung tâm về đào tạo nên đây nên bạn cần làm những thủ tục sau.

    - Đáp ứng đủ các yêu cầu về thành lập trung tâm dạy nghề theo quy định tại Điều 40 luật dạy nghề và điều 9 thông tư 24/2011.

    - Khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu trên bạn sẽ tiến hành lập hồ sơ thành lập trung tâm, hồ sơ được quy định tại Điều 10 thông tư 24/2011.

    - Sau đáp ứng đủ các giấy tờ trong hồ sơ bạn đến nộp tại sở lao động thương binh và xã hội, trình tự thủ tục được quy định tạ Điều 11 thông tư 24/2011.

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi.

  • Xem thêm     

    21/10/2016, 11:24:26 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu như sau:

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

    2. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:

    a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;

    b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

    3. Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    4. Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.

    5. Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các lần trước đó không còn hiệu lực.

    Trong trường hợp của bạn, khi muốn trả lại con dấu của Văn phòng đại diện thì công ty bạn tiến hành làm thủ tục hủy mẫu con dấu. Theo đó, công ty bạn gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi có văn phòng đại diện của công ty để đăng tải về mẫu con dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước đây khi áp dụng Luật doanh nghiệp 2005 thì công an là đơn vị quản lý con dấu và sau khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thì sở kế hoạch đầu tư là nơi quản lý con dấu của doanh nghiệp. Do vậy các trường hợp thay đổi dấu sau đó sẽ phải thực hiện trả con dấu cho cơ quan công an nếu Văn phòng đại diện của bạn được thành lập trước khi luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực.

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi.

5 Trang «<345