Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<32333435363738>»
  • Xem thêm     

    20/06/2018, 11:14:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn là đang trong thời gian hưởng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp rồi do đó bạn sẽ không được cộng dồn thời gian đóng Bảo hiểm trước đó khi có việc làm mới. Mà sẽ căn cứ tại khoản 3 Điều 53 Bộ luật lao động 2012:

    Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

    3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

    a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

    b) Tìm được việc làm;”

    Bạn được xác nhận là đã tìm được việc làm, bởi loại công việc được xác định rõ, loại hợp đồng lao động, thời hạn và cách thức trả lương, cách thức bạn tham gia Bảo hiểm xã hội kể từ ngày thiết lập quan hệ lao động mới thì bạn sẽ thông báo cho bên trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để họ biết. Theo đó, bạn sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không căn cứ bạn đã hưởng hết thời hạn trợ cấp thất nghiệp hay chưa. Do đó, bạn sẽ không được hưởng tiếp trợ cấp thất nghiệp nữa, mà thời hạn hưởng còn lại sẽ được bảo lưu cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo của bạn.

  • Xem thêm     

    20/06/2018, 11:13:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khi xảy ra tai nạn lao động, bạn cần xác định người lao động đó được bên công ty bạn hoặc nhà thầu nào tuyển dụng (người sử dụng lao động) sau đó cần khai báo cho bên người sử dụng lao động biết theo căn cứ tại Mục II.1 Thông tư Liên tịch số Số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN

    1. Khai báo tai nạn lao động

    1.1. Tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra, người bị tai nạn lao động hoặc người cùng làm việc (người lao động, người quản lý), người biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở biết để kịp thời khai báo theo quy định của Thông tư này.

    1.2. Khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động (trừ các cơ sở có các lĩnh vực nêu ở điểm 1.3 dưới đây) phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Tai nạn lao động xảy ra ở địa phương nào thì khai báo tại địa phương đó.

    ….

    1.4. Nội dung khai báo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.”

    Sau đó người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo bằng cách nhanh nhất đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Tai nạn lao động xảy ra ở địa phương nào thì khai báo tại địa phương đó.

    Thẩm quyền điều tra được quy định cụ thể tại Mục II.2 tại thông tư này.

  • Xem thêm     

    18/06/2018, 11:18:33 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Việc đóng bảo hiểm xã hội không có tính quyết định việc được xét tuyển viên chức hay không.

    Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã có những quy định cụ thể về trường hợp đặc cách. Cụ thể:

    “1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 4 Nghị định này và yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, quyết định xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 4 Chương này đối với các trường hợp sau:

    a) Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;

    b) Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, trừ các trường hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;

    c) Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.

    2. Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thủ tục đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách quy định tại Điều này”.

    Như vậy, mặc dù sau khi kết thúc hợp đồng 03 năm thì người lao động đã có kinh nghiệm tại vị trí việc làm đó trong thời gian đáp ứng điều kiện tại điểm a khoản 1 điều này nhưng việc tuyển dụng đặc cách hay không, người có thẩm quyền tuyển dụng phải phụ thuộc vào số lượng, vị trí việc làm mà đơn vị đang thiếu. Do đó, sau khi hết hợp đồng 03 năm với phòng hoặc sở giáo dục và đào tạo thì cũng không đương nhiên được xét tuyển đặc cách.

  • Xem thêm     

    18/06/2018, 11:09:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ điều 37 Bộ luật lao động 2012:

    “3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

    Theo quy định trên, đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động được chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do theo quy định của pháp luật nhưng phải báo trước ít nhất 45 ngày trừ trường hợp tại điều 156(phụ nữ mang thai phải nghỉ theo yêu cầu của bác sĩ) thì không phải bắt buộc báo trước 45 ngày.

    Như vậy, thời gian báo trước thông thường đối với việc chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn là 45 ngày.

  • Xem thêm     

    15/06/2018, 04:05:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Không vấn đề gì.

  • Xem thêm     

    15/06/2018, 04:01:03 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013

    “a) Điều kiện và chế độ được hưởng:

    Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.”

    Tháng 01/2018 cơ quan bạn thực hiện xét nâng lương trước thời hạn thì theo quy định trên, ngày bắt đầu tính thời hạn bắt đầu tính là ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn là từ ngày 31/12/2018 tới ngày được nâng lương thường xuyên tiếp theo. Do đó, các trường hợp được nâng lương thường xuyên trong năm 2018 sẽ không tính nâng lương trước thời hạn mà vẫn sẽ tuân thủ thời gian nâng lương thường xuyên của năm 2018. Về việc đã đủ điều kiện nâng lương trước thời hạn thì sẽ được xét nâng lương trước thời hạn đối với lần nâng bậc lương tiếp theo. Như vậy, sẽ không được thực hiện việc truy lĩnh lương.

    Chỉ có trường hợp anh D được nâng lương thường xuyên vào ngày 01/01/2019 thì xét nâng lương trước thời hạn như sau: Tính từ ngày 31/12/2018 tới ngày 01/01/2019 còn thiếu dưới 12 tháng. Do đó, anh D sẽ được xét nâng lương trước thời hạn với thời gian tối đa là 12 tháng, tức là thời điểm được nâng lương trước thời hạn do cơ quan bạn quyết định là 01/07/2018 nằm trong khoảng thời gian phù hợp với quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    14/06/2018, 10:36:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Cách tính tiền lương làm thêm giờ

    Theo điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về vấn đề tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động
    hưởng lương ngày.

    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

    Theo quy định trên, tùy thuộc vào thời điểm người lao động làm thêm giờ mà mức tiền lương làm thêm giờ sẽ khác nhau.

    Thứ nhất: Theo công thức mà bạn đưa ra, tiền làm thêm giờ mới chỉ bằng tiền làm trong giờ quy định, do đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền làm thêm giờ của người lao động phải bằng ít nhất 150% tiền trả cho một giờ lao động bình thường( làm thêm vào ngày bình thường, không vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ).

    Thứ hai, công thức tính tiền lương làm thêm giờ= tổng tiền lương ứng với số ngày làm việc trong tháng/số ngày làm việc/8h×số giờ làm thêm×%(tuy từng trường hợp).

    Theo thông tin bạn cung cấp “nghỉ không lương vài ngày trong tháng thì lương thực lãnh trong tháng này bị giảm xuống.”. Mặc dù lương thực lãnh bị giảm xuống nhưng số ngày làm việc thực tế cũng giảm xuống tương ứng. Do vậy, dù tính trên lương dựa trên số ngày làm thực tế hay dựa trên hợp đồng thì số tiền phải trả cho một giờ làm việc cũng không thay đổi.

    Về việc đóng bảo hiểm xã hội

    Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 85, Khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014: “người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH tháng đó.”

    Theo quy định trên, nếu trong một tháng mà người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó không phải đóng bảo hiểm xã hội.

    Theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật Lao động năm 2012, tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung. Các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội phải là các khoản có tính chất thường xuyên và ổn định. Do đó, tiền làm thêm giờ không phải là một khoản tính đóng bảo hiểm xã hội.

    Thỏa thuận giữa công ty và người lao động về việc công ty vẫn đóng bảo hiểm xã hội và người lao động sẽ dùng một khoản khác(có thể là tiền làm thêm giờ hoặc khoản thu nhập khác của người lao động) để bù vào là một quan hệ khác không được luật lao động điều chỉnh. Do đó, thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    14/06/2018, 10:35:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo thông tin cung cấp thì bạn là viên chức nên chỉ có quy định về biệt phái đối với viên chức, chứ không có khái niệm hay quy định về điều động viên chức. Điều động chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức. Do đó, quyết định mà Sở áp dụng có thể là quyết định biệt phái viên chức nên sẽ áp dụng quy định tại khoản 7 điều 36 Luật viên chức năm 2010 giải quyết. Cụ thể:“7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

    Như vậy, quyết định biệt phái viên chức đối với bạn khi đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là không phù hợp với quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    14/06/2018, 10:35:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản từ tháng 10/2017, như vậy bạn sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản đến hết tháng 04/2018. Tháng 03/2018 thì báo xin nghỉ việc, thời điểm nghỉ việc thực tế là ngày 15/4/2018.

    Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản mà bạn chưa chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì bạn vẫn được đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, bạn đã thông báo xin nghỉ việc và ngày 15/04/2018 là ngày hết thời hạn báo trước. Do đó, bạn sẽ được công ty đóng bảo hiểm xã hội cho tới hết tháng 03/2018 còn thời gian tháng 04/2018 thì không được đóng vì Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 85, Khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014: “người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH tháng đó.”

    Như vậy, công ty bạn chốt sổ bảo hiểm của bạn trước một tháng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên yêu cầu công ty giải đáp vấn đề này. Nếu thực tế công ty đã chốt nhầm sổ bảo hiểm cho bạn thì công ty có nghĩa vị phải bồi thường cho bạn.

  • Xem thêm     

    13/06/2018, 11:10:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về trợ cấp thôi việc. Cụ thể:

    Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì việc chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động (khoản 3 Điều 36) hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật - tức báo trước cho đơn vị 45 ngày làm việc trước khi nghỉ việc (hợp đồng không xác định thời hạn) hoặc 30 ngày làm việc nếu một trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động và làm việc thường xuyên cho đơn vị từ 12 tháng trở lên thì đều đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (nhưng việc hưởng trợ cấp này phải trừ đi thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp - kể từ thời điểm tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ không được thanh toán trợ cấp thôi việc nữa).

  • Xem thêm     

    13/06/2018, 11:03:13 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Về vấn đề này, theo Khoản 2, Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH quy định:“Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng”.

    Do vậy, trường hợp bạn chưa hưởng BHTN, BHXH một lần ở công ty cũ thì cơ quan BHXH không thực hiện cấp lại sổ BHXH. Khi bạn làm việc ở đơn vị mới, bạn khai báo số sổ BHXH đã có để đơn vị sử dụng lao động báo tăng với cơ quan BHXH để cấp sổ BHXH cho bạn theo số sổ BHXH đã có.

  • Xem thêm     

    13/06/2018, 10:52:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ điều 2 Nghị định số số 116/2010/NĐ-CP về đối tượng áp dụng đối tượng áp dụng:

    “Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

    1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

    ….

    3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

    Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”

    Theo quy định trên; can bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định 116/2010 là những người công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tại các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng thuộc các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ. Như vậy, các cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại huyện Khánh Sơn là đối tượng được áp dụng chính sách theo quy định của Nghị định 116/2010.

  • Xem thêm     

    13/06/2018, 10:49:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Công ty bạn không ký hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này là đã vi phạm quy định tại điều 18 Bộ luật lao động 2012: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.” Hành vi không ký kết hợp đồng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 95/2013.

    Việc hợp thức hóa việc ký kết hợp đồng lao động phụ thuộc nhiều vào ý chí của người lao động và con dấu, chữ ký của người có trách nhiệm ký kết hợp đồng lao động với người lao động tại thời điểm người lao động bắt đầu làm việc.

  • Xem thêm     

    12/06/2018, 11:26:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Theo quy định trên, điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc có hai trường hợp: thứ nhất là phải đóng bảo hiểm xã hội được 6 tháng trước khi sinh con. Trường hợp 2 là đối với lao động nữ sinh con mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi sinh chỉ yêu cầu là 3 tháng.

    Căn cứ vào điều kiện trên để xác định người lao động có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay không.

    Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì báo nghỉ hưởng chế độ thai sản.

    Nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà hai bên thỏa thuận tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì báo tạm ngừng, trường hợp người lao động nghỉ việc hẳn thì báo chấm dứt hợp đồng lao động.

  • Xem thêm     

    12/06/2018, 11:22:34 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Về việc ký lại hợp đồng lao động

    Căn cứ điều 22 Luật lao động 2012 :

    Điều 22. Loại hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì …. hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”

    Công ty bạn ký hợp đồng lao động với thời hạn một năm, đây là loại hợp đồng xác định thời hạn theo quy định của luật lao động. Với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm một lần hợp đồng xác định thời hạn nữa, sau đó phải chuyển qua loại hợp đồng không xác định thời hạn.

    Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn chỉ có thể bố trí được công việc cho người lao động trong thời hạn dưới 1 năm(từ tháng 3 đến tháng 10) đồng thời đây là công việc bốc xếp hàng hóa, có thể coi là công việc làm theo thời vụ. Do đó, công ty bạn có thể ký hợp đồng theo loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Đối với loại hợp đồng này thì pháp luật không giới hạn số lần ký hợp đồng lao động.

    Về việc công ty không bố trí được việc làm cho người lao động

    Pháp luật quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động sau:

    “Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    ….

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”

    Như vậy, công ty không bố trí được công việc cho người lao động thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động theo hai phương thức đó là thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nếu hai bên thỏa thuận được việc chấm dứt hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động sẽ được chấm dứt kể từ thời điểm hai bên thỏa thuận và việc chấm dứt hợp đồng là hợp pháp.

    Nếu công ty không thỏa thuận được về việc chấm dứt hợp đồng lao động thì chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 38 Bộ luật lao động 2012

     “Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;”

    Theo quy định trên, người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có các căn cứ tại khoản 1 điều 38 và phải báo trước ít nhất 30 ngày, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng các căn cứ nêu trên hoặc vi phạm thời gian báo trước thì sẽ là trường  hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    Như vậy, nếu không bố trí được công việc cho người lao động, công ty bạn cũng không được đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động mà phải thỏa thuận với người lao động hoặc nếu đơn phương chấm dứt thì phải có đủ các điều kiện về căn cứ và thời gian báo trước theo điều 38 trên.

  • Xem thêm     

    12/06/2018, 11:16:20 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 38 Nghị định 29/2012: Viên chức được giải quyết thôi việc trong trường hợp:

    “a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

    b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;”

    Căn cứ khoản 4,5 điều 29 Luật viên chức 2010:

    “4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

    5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

    a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

     b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

     c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

     d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

     đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

     e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

     6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”

    Như vậy, Nếu bạn tự nguyện xin thôi việc theo quy định tại điểm a điểm 38 Nghị định 29/2012 thì phải có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị.

    Bạn có thể làm đơn đơn phương chấp dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại điểm b điều 38 Nghị định 29/2012 mà không cần sự đồng ý, với điều kiện báo trước ít nhất là 45 ngày nếu bạn làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày nếu bạn làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sau khi làm việc đủ số ngày báo trước, bạn có thể nghỉ làm mà không cần đợi sự đồng ý của cơ quan, đơn vị.

  • Xem thêm     

    11/06/2018, 11:21:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội

    Các khoản tính đóng BHXH từ 1/1/2018 bao gồm: Tiền lương; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: Phụ cấp chức vụ, chức danh;Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; Các phụ cấp có tính chất tương tự.

    Các khoản bổ sung khác theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH:

    “a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

    b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.” Như vậy, việc đóng BHXH sẽ không phải tính trên mức lương cộng với tất cả các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Còn 14 khoản thu nhập không tính đóng BHXH từ 2018 bao gồm: Khoản chế độ và phúc lợi: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến. Tiền ăn giữa ca; Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

    Như vậy, trong số các khoản bổ sung có khoản phụ cấp sinh hoạt là khoản tính đóng bảo hiểm xã hội vì đây là khoản thu mang tính chất thường xuyên.

    Trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Căn cứ luật lao động:

    “Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

    Theo quy định trên, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bạn không được hưởng trợ cấp đồng thời phải hoàn trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước, hoàn trả chi phí đào tạo.

    - Tiền lương trong những ngày không báo trước: Hợp đồng lao động giữa bạn và công ty là hợp đồng xác định thời hạn nên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải thông báo trước 30 ngày, do đó bạn chỉ phải trả khoản tiền tương ứng với 30 ngày lương của mình và không bao gồm các khoản phụ cấp.

    - Chi phí đào tạo: việc đào tạo phải có hợp đồng đào tạo theo quy định tại điều 60 Bộ luật lao động 2012, tron hợp đồng phải nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Trong trường hợp của bạn, không có hợp đồng đào tạo đồng thời cũng không được đào tạo may. Do đó, không có cơ sở để yêu cầu bạn hoàn trả chi phí đào tạo 3 triệu này.

    - Việc yêu cầu bồi thường ½ tháng lương: việc bồi thường phải có căn cứ pháp luật: nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của bạn gây thiệt hại cho công ty.

  • Xem thêm     

    11/06/2018, 11:19:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Việc cơ quan xếp bạn vào ngạch 01.004

    Hiện tại bạn đang là viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập.

    Theo quy định tại điểm b-2.1-2 thông tư:

    “b) Đối với công chức, viên chức đang giữ ngạch Chuyên viên trình độ cao đẳng (mã số 01a.003) và đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch Cán sự (mới) và tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0.”

    Theo quy định trên, việc cơ quan bổ nhiệm bạn vào ngạch cán sự với mã số 01.004 là đúng quy định của pháp luật.

    Việc xếp ngạch chuyên viên 01.003

    Theo điểm e khoản 3 điều 2 điều 7 Thông tư 11/2014 của Bộ Nội Vụ:

    “e) Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).”

    Như vậy, mặc dù bạn đã đủ điều kiện đối với vị trí viên chức 01.003 nhưng theo quy định của pháp luật, bạn vẫn phải dự thi nâng ngạch thì mới được bổ nhiệm.

  • Xem thêm     

    11/06/2018, 11:17:05 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Việc hưởng chế độ tử tuất không phụ thuộc vào việc người lao động có làm việc đến khi mất hay không. Do đó, Lao động A, nếu không tiếp tục làm việc đươc thì có thể xin nghỉ việc với lý do sức khỏe không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Khi đó, lao động A sẽ được hưởng các quyền lợi được hưởng là:

    Thứ nhất: hưởng chế độ ốm đau:

    Thời gian hưởng chế độ ốm đay căn cứ điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

    1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

    a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; …

    b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; …

    2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

    a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

    b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

    Theo quy định trên, tùy vào điều kiện mà thời gian hưởng chế độ ốm đau sẽ khác nhau:

    - Nếu làm viêc ở điều kiện bình thường thì thời gian hưởng là 30 ngày.

    - Nếu làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên thì thời gian hưởng là 40 ngày.

    - Nếu mắc bệnh nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì thời gian hưởng là 180 ngày, nếu sau đó vẫn tiếp tục đều trị thì vẫn đươc hưởng tiếp với mức thấp hơn.

    Mức hưởng chế độ ốm đau căn cứ điều:

    “Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau       

    1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc….

    2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

    c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.”

    Mức hưởng chế độ ốm đau là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, nếu thuộc trường hợp được được hưởng chế độ ốm đau trong 180 ngày thì sau 180 ngày đó hưởng mức 50%.

    Thứ 2: Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ viêc

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    “2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

    - Với những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 thì cứ mỗi năm đóng được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    - Với những năm đóng bảo hiemr xã hội sau 2014 thì cứ mỗi năm đóng được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

    Thứ 3: hưởng chế độ tử tuất

    - Trợ cấp mai táng

    Căn cứ điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.”

    - Trợ cấp tuất một lần:

    Căn cứ điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “ cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi;”

    Như vậy, việc hưởng chế độ tử tuất không phụ thuộc vào việc nguồ lao động có làm việc tới lúc mất hay không. Người lao động bị bệnh hiểm nghèo có thể được hưởng chế độ ốm đau, sau khi nghỉ việc thì hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần và sau khi mất hưởng chế độ tử tuất như trên

  • Xem thêm     

    04/06/2018, 10:11:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định:

    "1.Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

    3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức."

    Như vậy, theo quy  định trên thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động liên tục hoặc không liên tục. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng ((hai năm tám tháng) sẽ tự động được bảo lưu cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo của bạn khi đủ điều kiện. 

    Đối với khoảng thời gian làm việc của bạn từ 1/5/2017 đến 1/5/2018 bạn nghỉ việc tại công ty cũ và có đi làm một số nơi nhưng không tham gia bảo hiểm tức là chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội của bạn cho bên bảo hiểm. Điều này có nghĩa là bạn chỉ dừng việc đóng bảo hiểm đúng một năm và quyền lợi bảo hiểm từ 1/5/2017 đến ngày 1/5/2018 (tròn 1 năm) của bạn không được tính mặc dù thời gian này bạn vẫn đi làm. Do đó, khoảng thời gian tháng 1/5/2017 đến tháng 1/5/2018 của bạn không được tính để cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp.

47 Trang «<32333435363738>»