Tư Vấn Của Luật Sư: Ls. Cao Sỹ Nghị - LS_CaoSyNghi

52 Trang «<6789101112>»
  • Xem thêm     

    01/12/2016, 11:21:11 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Phương án thì hôm trước tôi đã tư vấn cho bạn rồi. Có lẽ bạn nên đến ủy ban huyện đề nghị làm hổ sơ cấp sổ đỏ. Trong quá trình làm thủ tục, có phát sinh tranh chấp thì giải quyết như tôi đã gợi ý nếu bạn không thấy cách khác tốt hơn.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/11/2016, 10:09:19 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Tranh chấp là quyền của một người khi cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm nên những người không đồng ý đã sử dụng quyền của họ. Đất chưa cấp sổ đỏ mà có tranh chấp thì chính quyền không được cấp sổ đỏ. Khi có tranh chấp thì chính quyền địa phương có trách nhiệm giải quyết trên cơ sở yêu cầu của người có liên quan. Trường hợp các bên không thống nhất được cách giải quyết hoặc không đồng ý với cách giải quyết của chính quyền thì đề nghị chính quyền lập biên bản về việc hòa giải và sau đó nộp đơn đến tòa án yêu cầu tòa án thụ lý, giải quyết. Các bên căn cứ vào phán quyết của tòa án để làm thủ tục thụ hưởng phần tài sản của mình.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    19/11/2016, 08:45:22 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Trên cơ sở thông tin bạn bổ sung cho thấy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án là do bên khởi kiện đòi thừa kế thua về mặt lý. Như vậy, bên bạn nên nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ. Không có người tranh chấp thì chính quyền sẽ cấp sổ đỏ. Có người tranh chấp thì chính quyền phải hòa giải (theo yên cầu của các bên) và sau đó nếu không đạt mong muốn, mỗi bên có quyền khởi kiện ra tòa. Khi đó bạn có thể vận dụng phương án tôi tư vấn hôm trước.

    Lưu ý: Phần đất bán cho bà H thì do bà H nắm giữ hợp đồng và những chi tiết liên quan đến việc thực hiện hợp đồng nên trừ khi các bên thống nhất được cách giải quyết, bằng không nếu bạn gộp vào để xin cấp sổ đỏ chung thì sẽ rắc rối hơn.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    18/11/2016, 10:44:11 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Chừng đó thông tin bạn nêu cũng đã hình dung được sự phức tạp của vụ việc gia đình bạn. Nói chung, những tranh chấp về đất đai thì phải là người trực tiếp nghiên cứu vụ việc mới có cơ sở nhận định chuẩn xác được. Trước mắt tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:

    1/ Đình chỉ: Quyết định đình chỉ vụ án dân sự có nhiều lý do và nhìn vào đó mới biết được hậu quả pháp lý của nó. Mặc dù vậy, với sơ lược của bạn thì có thể hiểu là đình chỉ đối với yêu cầu của người kiện (các bác và con các bác). Như vậy bên bạn không thể sử dụng làm căn cứ đề nghị cấp sổ đỏ.

    2/ Về bản chất thì vẫn có tranh chấp đối với khu đất bạn nêu nên chính quyền không thể cấp sổ đỏ cho nhà bạn. Về hành chính: Bên bạn có thể chọn phương án nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ, chính quyền không cấp thì khiếu nại/kiện hành chính. Tuy nhiên thực tế cách này áp dụng vào trường hợp của bạn sẽ ít hiệu quả.

    3/ Như trên đã nói, đất đang tranh chấp thì không cấp sổ được nên việc quan trọng nhất là phải giải quyết được tranh chấp. Trên cơ sở các hình thức tranh chấp bạn kể, bên bạn có thể cân nhắc lựa chọn yêu cầu ủy ban xã hòa giải việc tranh chấp đất đai với những người trong nhà (trừ diện tích đất bà H mua). Bạn nộp đơn khởi kiện cùng biên bản hòa giải của xã và nhớ nêu yêu cầu tòa án xác định đất là của gia đình bạn. Phán quyết của tòa án sẽ cho biết bên bạn được hưởng gì.

     

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    15/11/2016, 03:46:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Muốn xác định trách nhiệm thuộc về ai thì phải biết lỗi làm sập nhà là do ai gây ra. Vì không thể khẳng định chắc chắn sập nhà do hàng xóm sửa (trừ khi bên đó xác nhận như vậy) nên cần phải có bên có thẩm quyền tham gia giải quyết. Trước hết bạn cần yêu cầu ủy ban xã hòa giải, nếu không được thì tòa án là cơ quan thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ việc. Căn cứ vào phán quyết của tòa án mới biết được lỗi của các bên và trách nhiệm bồi thường tương ứng.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    09/11/2016, 09:25:01 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Pháp luật về đất đai quy định đất giao dịch phải có sổ đỏ mà trường hợp bạn nêu lại chưa được cấp sổ. Bạn có thể cố gắng thuyết phục họ chứng chữ ký thôi. Nếu không được thì mẹ bạn tự làm di chúc miễn là đúng quy định để di chúc hợp pháp. Bạn có thể tham khảo 1 số quy định của Bộ luật dân sự có liên quan như sau:

    Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Điều 631. Nội dung của di chúc

    1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản.

    2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

    3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.

    Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

    Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

    Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    04/11/2016, 08:41:46 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Công ty bạn xây nhà máy thì cần lập dự án trong đó bao gồm cả xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xin giấy phép xây dựng. Việc này liên quan đến nhiều phòng/ban của tỉnh. Ngoài ra tùy thuộc quy mô dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh mà bạn tiến hành các thủ tục tương ứng cho dự án.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    03/11/2016, 08:26:42 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Trước hết bạn làm đơn trình bày vụ việc và yêu cầu ủy ban xã tổ chức hòa giải. Sau khi có biên bản về việc hòa giải mà kết quả không như bạn mong muốn thì bạn gửi cho tòa án biên bản chung với đơn khởi kiện (khi đó thông thường ủy ban hướng dẫn luôn cho bạn việc thực hiện quyền khi khởi kiện). Đơn kiện viết theo mẫu chung của tòa án, những nội dung còn vướng bạn có thể tham khảo trực tiếp tại tòa án. Kèm theo đơn bạn cần gửi các tài liệu/chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của bạn là có cơ sở pháp lý. Tòa án huyện nơi có đất có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    01/11/2016, 08:35:14 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    "Phần trả lời 2" do bạn không biết bạn muốn cụ thể gì nên tôi chỉ có thể nêu một số ví dụ mang tính gợi mở. Có thể thấy 1 số trường hợp như sau:

    - Bạn không đòi ranh đất: Ít nhất có 2 trường hợp: (1) Bạn xác định không là đất của mình thì bạn không liên quan đến quyền sở hữu (trong đó có việc người khác làm sổ đỏ); (2) Bạn không từ bỏ quyền quản lý hoặc sử dụng đất thì các bên thỏa thuận là đất chung hoặc bạn là bên liên quan khi có phát sinh giao dịch với diện tích đất đó.

    - Nếu cả 2 bên đều xác nhận đất không phải của mình thì có thể của bên thứ 3 khác mà mình chưa biết hoặc nếu không phải của ai thì nhà nước sẽ quan lý (là theo quy định pháp luật chứ trường hợp này khó xảy ra đối với diện tích đất như bạn nêu).

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/10/2016, 09:49:45 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    1/ Về chi phí theo phương án kiện, bạn có thể tham khảo một số chi phí như sau:

    - Tiền tạm ứng án phí: Khoảng 2,5% giá trị đất tranh chấp. Bên nào thua thì phải chịu án phí (khoảng 5% giá trị đất).

    - Các chi phí khác trong quá trình tố tụng (nếu phát sinh).

    - Phí thi hành án: khoảng 3%.

    - Trên cơ sở thông tin bạn nêu là đất do bên bạn tạo lập thì khả năng thắng kiện của bên bạn là khá cao. Tuy nhiên, chuyện thắng thua phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ: chứng cứ do bên kia cung cấp hoặc tòa án thu thập được, khả năng chứng minh của các bên,... nên không thể khẳng định hoặc tính theo tỷ lệ %.

    2/ Bạn không đòi đất thì tùy thuộc tình huống cụ thể mới biết đất thuộc về ai, ví dụ:

    - Là đất chung của 2 bên; hoặc

    - Bên kia kê khai và được nhà nước cấp chủ quyền thì đất thuộc về bên kia; hoặc

    - Bên bạn và bên kia đều không xác định đất đó là của mình thì có thể thuộc về bên thứ ba khác; hoặc

     

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    29/10/2016, 09:33:54 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Như hôm trước tôi đã tư vấn: 20cm giọt tranh đó thuộc về bên nào thì bên đó có quyền định đoạn. Bạn đã khẳng định về nguồn gốc đất và thuộc bên bạn và thì các bên không thống nhất được, mỗi bên có quyền yêu cầu ủy ban hoặc tòa án phân định làm cơ sở cho việc cấp sổ đỏ và xác định quyền liên quan đối với 20cm đó.

    - Các bên có quyền/nghĩa vụ cung cấp tình tiết, chứng cứ trong việc giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, theo pháp luật quy định thì các bên có thể tự thống nhất với nhau vào bất kỳ thời điểm nào. 

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    28/10/2016, 09:21:28 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Đất mà có tranh chấp thì chính quyền chưa cấp sổ đỏ chừng nào chưa giải quyết xong tranh chấp. Vấn đề ranh giới đất bạn nêu thì tùy thuộc vào từng trường hợp để giải quyết. Ví dụ: Nếu các bên có đất do nhận chuyển nhượng thì cần xem lại hợp đồng; Nếu đất tự tạo lập thì lần theo lịch sử tạo lập nên đất.

    - Trong thực tế có thể hiểu: Lùi bớt đất (trường hợp bạn nêu là 20cm) là chủ đất lùi trên đất của mình, nếu vậy bên kia không lùi là quyền của họ, không ai ép được. Bạn chỉ có quyền định đoạt trên phần đất của mình mà thôi.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    15/10/2016, 10:42:47 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Theo thông tin bạn nêu thì có thể khẳng định là có khuất tất trong việc cấp sổ đỏ lần sau (cho ông A) và theo quy định pháp luật, việc vi phạm sẽ bị xử lý tùy vào cá nhân, tổ chức tương ứng tham gia mà một trong các kết quả là sổ đỏ đó phải bị hủy.

    - Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

    * Bạn làm hồ sơ, yêu cầu ủy ban cấp huyện hủy sổ đỏ của A. Theo thủ tục khiếu nại hành chính, nếu bạn không đồng ý với cách giải quyết của cấp huyện thì yêu cầu giải quyết khiếu nại lần 2 lên ủy ban tỉnh, kết quả giải quyết lần 2 là cuối cùng (có hiệu lực pháp luật)

    * Bạn khởi kiện ra tòa án, yêu cầu hủy sổ đỏ sau. Đối với trường hợp này bạn phải có biên bản hòa giải không được/hoặc không thành của ủy ban xã kèm theo đơn kiện. Lưu ý: Trong quá trình yêu cầu ủy ban huyện giải quyết bạn vẫn có quyền lựa chọn tòa án. 

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    14/10/2016, 08:45:08 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Ở đây quan trọng là bạn xác định mục tiêu cuối cùng của việc giải quyết đến đâu để định hình phương án phù hợp, ví dụ:

    - Nếu bạn ưu tiên giữ mối quan hệ trong gia đình thì nên thông qua trao đổi, thương lượng, hòa giải trong gia đình. Trong trường hợp này bạn cũng có thể nhờ ủy ban giúp đỡ trên cơ sở họ là người nắm giữ thông tin và cũng là người tiến hành hòa giải theo quy định pháp luật.

    - Nếu bạn ưu tiên việc giành được đất thì khi phương án trên không kết quả như bạn mong muốn, bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Một trong các thế mạnh của tòa án là họ có thẩm quyền yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ việc giải quyết vụ việc, trong đó bao gồm cả "sổ gốc" bạn đã nêu.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    13/10/2016, 09:09:16 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định pháp luật thì việc ngăn chặn như bạn nêu phải bằng hình thức văn bản và trường hợp này thì chỉ có tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định. Bạn và bên bán có quyền phản đối sự cản trở cũng như yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện phận sự của họ.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    13/10/2016, 09:04:50 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Bạn không nêu cụ thể nhưng trên cơ sở thông tin của bạn thì có thể thấy rằng, việc ngôi nhà bị nghiêng không thuộc điều kiện giao dịch các bên nêu trong thỏa thuận đặt cọc. Trường hợp này dẫn đến mất cọc khi người mua không tiếp tục thực hiện cam kết mua của mình.

    - Khi phát sinh tranh chấp thì các bên nên thương lượng để giải quyết, trường hợp không có kết quả thì có thể nhờ tòa án thụ lý, giải quyết. Khả năng đòi tiền cọc phụ thuộc vào thiện chí, phần lỗi của các bên cũng như tình tiết vụ việc trên cơ sở đó tòa án ra phán quyết (khi nhờ tòa án).

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    13/10/2016, 08:57:53 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thì bạn cứ yêu cầu làm theo những gì bạn cho là giảm thiểu nhất rủi ro đối với mình. Ít nhất cách thức như bạn nêu hôm đầu cũng là phương án nhiều người đang áp dụng, vừa thông dụng vừa đỡ rủi ro hơn phương án người mua nêu ra.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/10/2016, 09:10:33 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Việc khoanh nợ và trả dần phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên liên quan. Tôi chỉ lưu ý bạn: Khi ông A tham gia thỏa thuận đó thì tính bất hợp pháp của hành vi giả chữ ký và giao dịch vay tiền có thể không còn nặng như trước.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    12/10/2016, 08:57:12 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn nêu thì:

    - Việc di chúc của ông nội bạn là hợp pháp và không ai tranh chấp.

    - Người mua đất kiện vì cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm. Các bạn là người thừa kế thì có quyền và nghĩa vụ tham gia giải quyết tranh chấp đối với những gì người ta kiện hành vi của ông nội bạn. Pháp luật dân sự có quy định về vấn đề này. Dựa trên phán quyết của tòa án, các bạn sẽ biết mình được hưởng toàn bộ hay một phần của thửa đất.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/10/2016, 08:50:51 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trong thực tế không ít trường hợp các bên mua bán thực hiện như vậy. Tuy nhiên, như bạn đã đề cập, giao dịch này thì bên bán đối mặt với nhiều rủi ro. Pháp luật không quy định cụ thể đối với trường hợp bạn nêu mà chủ yếu do các bên tự quyết định và dễ thấy là phải có sự tín nhiệm của bên bán đối với bên mua.

     

    Trân trọng!

52 Trang «<6789101112>»