Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, theo tinh thần của Luật Đất đai 2024, nhiệm vụ chủ yếu của Bộ TN&MT là tham mưu Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, còn tất cả các nội dung quản lý nhà nước khác, luật đã giao, phân cấp về các địa phương, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.
(1) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cắt giảm thủ tục hành chính
Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025, mang đến nhiều thay đổi mang tính đột phá, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai. Một số điểm mới nổi bật bao gồm:
- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Luật quy định rõ ràng về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính công khai, minh bạch và phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Luật đề cao quyền lợi của người sử dụng đất khi bị thu hồi đất, đảm bảo bồi thường thỏa đáng và hỗ trợ tái định cư hiệu quả để người dân ổn định cuộc sống.
- Giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất: Luật có những quy định mới về thủ tục giao đất, cho thuê đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất cũng được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
- Tài chính đất đai và giá đất: Luật hoàn thiện hệ thống thu, chi ngân sách nhà nước từ đất đai, đồng thời quy định phương pháp xác định giá đất sát với thị trường và được thay đổi hằng năm.
- Đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Luật đơn giản hóa thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giao dịch đất đai.
Xem thêm các bài viết liên quan: Quy định mới về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024
Các loại bảng giá đất được áp dụng từ năm 2025
Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai theo đề xuất Bộ TN&MT
Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 chú trọng phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý và sử dụng đất đai. Đồng thời, cắt giảm các thủ tục hành chính tránh làm phiền hà đến người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, theo sự phân công của Chính phủ, Bộ TN&MT có trách nhiệm xây dựng 05 dự thảo Nghị định liên quan đến:
- Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024.
- Điều tra cơ bản đất đai
- Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và hệ thống thông tin đất đai.
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Xử phạt vi phạm hành chính về đất đai.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ TN&MT đã hoàn thành 04 trên 05 Dự thảo Nghị định và đang lấy ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành, địa phương. Với tinh thần chủ đạo của các dự thảo Nghị định là phân cấp tối đa cho địa phương. Các dự thảo Nghị định phần lớn phần lớn giao nhiệm vụ về địa phương và chỉ quy định cụ thể để địa phương thống nhất thực hiện. Chính vì thế, trong quá trình soạn thảo Bộ đã tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn các khâu trung gian và không làm phiền hà người dân, doanh nghiệp.
Đồng thời, Bộ TN&MT đề nghị các địa phương góp ý để phân cấp triệt để trong các Dự thảo Nghị định. Tỉnh sẽ phân cấp cho huyện, huyện phân cấp cho xã, nhưng phải có cơ chế kiểm soát, ràng buộc pháp lý và trách nhiệm rõ ràng. Mục tiêu đặt ra là không để cán bộ đặt ra những "giấy phép con" gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ sẽ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, thanh, kiểm tra, hướng dẫn. Do đó, các địa phương cần nghiên cứu kỹ, đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 để Dự thảo đảm bảo chất lượng, tính hiệu lực, hiệu quả trong thi hành.
(2) Phân cấp cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất để sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng và phát triển KT-XH
Tại Luật Đất đai 2024 quy định rõ ràng các trường hợp Nhà nước thu hồi đất như sau:
- Phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Bao gồm xây dựng công trình công cộng, trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp, nhà ở, khu sản xuất, phát triển quỹ đất, khoáng sản, công trình ngầm, đấu giá, đấu thầu...
- Đồng thời, quy định cụ thể về căn cứ, điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; bổ sung một số trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh…
Điểm đáng chú ý ở đây là Luật Đất đai 2024 phân cấp cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nêu trên mà không phân biệt theo đối tượng sử dụng đất như Luật Đất đai 2013.
Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết, những quy định tại Chương VI về thu hồi đất, trưng dụng đất này đã được Ban soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng sau khi tham khảo luật pháp từ nhiều quốc gia.
Xem thêm bài viết liên quan: Luật Đất đai 2024 quy định thế nào về thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia?