Luật báo chí 2016

Chủ đề   RSS   
  • #380840 24/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Luật báo chí 2016

    Đến nay, Luật báo chí 1989 đã đi vào thực tiễn hơn 25 năm, quá trình thực hiện phát sinh nhiều vấn đề mới chưa được điều chỉnh. Vì thế, Luật báo chí 2016 vừa được dự thảo xong và đang nhận ý kiến đóng góp. Theo đó, Luật này có một số điểm mới sau:

    1. Làm rõ nghĩa các từ ngữ được sử dụng trong Luật như báo chí, báo nói, báo hình, báo điện tử, tạp chí…

    2. Nhà nước có những chính sách để hỗ trợ ngành báo chí, trong đó tạo lập Quỹ hỗ trợ phát triển báo chí từ nguồn NSNN, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác.

    3. Những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí

    * Nghiêm cấm việc thông tin trên báo chí những nội dung sau đây:

    - Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

    - Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, khủng bố, gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam. 

    - Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà pháp luật Việt Nam quy định. 

    - Thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.       

    * Nghiêm cấm thực hiện các hành vi:

    - Hoạt động báo chí không có giấy phép; thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép được cấp.

    - Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn các loại giấy phép, Thẻ nhà báo.

    - In, phát hành sản phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy; phát sóng nội dung chương trình phát thanh, truyền hình đã bị đình chỉ, cấm lưu hành; đăng, phát nội dung đã bị gỡ bỏ trên báo chí điện tử.

    - Nhập khẩu sản phẩm báo chí có nội dung bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

    - Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

    4. Nhà nước không kiểm duyệt báo chí trước khi đăng, phát sóng.

    5. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí

    - Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).

    - Các tổ chức khác của nhà nước do Chính phủ quy định.

    6. Mở rộng loại hình hoạt động của cơ quan báo chí

    Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí (báo chí in, báo nói, báo hình, báo chí điện tử) và tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện.

    7. Điều kiện hoạt động báo chí

    - Xác định rõ loại hình báo chí xin phép hoạt động; xác định tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm; tên và biểu tượng kênh chương trình phát thanh, truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ; phạm vi phát hành chủ yếu (đối với báo in); chương trình, thời gian, thời lượng, phạm vi phát sóng,  phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử)

    - Có người có đủ tiêu chuẩn chính trị, nghiệp vụ, đạo đức để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí, Tổng biên tập.

    - Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm  hoạt động của cơ quan báo chí.

    - Có trụ sở, có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất 01 tên miền .vn đã đăng ký phù hợp với tên báo chí; đối với báo nói, báo hình phải có kênh tần số vô tuyến điện.

    - Phù hợp với quy hoạch báo chí toàn quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    8. Giấy phép hoạt động báo chí

    - Cơ quan, tổ chức đủ điều kiện trên có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí.

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

    - Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do.

    - Sau khi được cấp giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ra quyết định thành lập cơ quan báo chí và hoàn thành các thủ tục cần thiết khác theo quy định của pháp luật để hoạt động báo chí.

    Ngoài ra, Luật này cũng quy định các nội dung về Hiệu lực Giấy phép hoạt động báo chí, nghề nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí…Xem chi tiết tại đây.

     
    21045 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #390757   06/07/2015

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30523
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    Lùi thời hạn trình Dự án Luật Báo chí 2016

    Theo thông tin mới nhất, Dự án Luật báo chí 2016 sẽ bị lùi thời hạn trình Chính phủ xem xét đến tháng 8/2015.

    Dự án này hiện đang thuộc thẩm quyền biên soạn của Bộ Thông tin và truyền thông

    Ngoài ra trong nửa cuối năm 2015 cũng nhiều dự án văn bản pháp luật sẽ được trình chính phủ như:

    Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, do Cục Phát thanh – Truyền hình & thông tin điện tử chủ trì xây dựng, dự kiến được Chính phủ ban hành trong quý 3/2015.
     
    Đề án quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2016 – 2020; Đề án Giải thưởng Sách quốc gia; Đề án xây dựng và khôi phục mạng lưới phát hành sách cấp huyện tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, do Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì, dự kiến quý 4/2015 trình Chính phủ.
     
    Một số đề án do Viện Chiến lược TT&TT chủ trì xây dựng như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thông tin truyền thông cơ sở đến năm 2020; Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020; Đề án thí điểm mô hình văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài chung đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.
     
    Và một số đề án do Vụ Thông tin cơ sở triển khai như: Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý, hoạt động thông tin cơ sở; Đề án truyền thông về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

    Nguồn: http://mic.gov.vn/

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 06/07/2015 09:55:02 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    truonghuugiao (11/03/2016)
  • #394904   03/08/2015

    chipu95
    chipu95

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình thấy luật báo chí ra đời cũng là cái hay. Vì như vậy thì người đọc sẽ được tiếp cận các thông tin chính thống và gần với sự thật hơn, Hiện ra rất nhiều các trang báo nhỏ ra đời và đưa ra những tiêu đề gây sốc để thu hút người đọc nhưng nội dung lại bình thường

    http://goo.gl/ONX5zh

     
    Báo quản trị |  
  • #415951   18/02/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Dự thảo Luật Báo chí "bỏ rơi" mạng xã hội, trang tin

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu bổ sung quy định về quản lý trang mạng xã hội vào dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) bởi: “Trào lưu hiện nay là ít mua báo, trừ những nhà nghiên cứu, nhà này nhà kia thôi. Bây giờ người ta mở điện thoại ra, trên internet có hàng đống rồi... ”.

    Thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 18/2 về dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ hơn về quyền tự do báo chí của công dân.

    Trong khi đó, ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc khẳng định lượng người tham gia vào các trang thông tin trên mạng ngày càng tăng nhưng nội dung trong dự thảo luật lại gần như vắng bóng nên không đáp ứng được thực tiễn hiện nay.

    “Thông tin trên mạng có mấy loại: Của cơ quan báo chí cung cấp, trang mạng blog của cá nhân đăng ký ở trong nước và trang mạng ngoài phạm vi quốc gia. Nếu chưa kiểm soát được bên ngoài thì phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi Việt Nam trước đã. Nếu không ra được cái này thì luật chỉ đảm bảo 40%, còn 60% vẫn để trống trận địa này”- ông Ksor Phước khẳng định.

    Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng công dân truy cập vào các trang mạng rất nhiều, mà dự thảo luật lại đưa việc quản lý lĩnh vực này bằng nghị định của Chính phủ là rất khó hiểu.

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết tại cuộc họp tháng 11/2015, Bộ Chính trị đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện Quy hoạch quản lý, phát triển báo chí tới năm 2025. Như vậy song song với việc sửa đổi Luật Báo chí lần này thì có quy hoạch báo chí lồng ghép với nhau.

    Thừa nhận ảnh hưởng ngày càng lớn của truyền thông xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng đây là Luật Báo chí nên chỉ quản lý loại hình báo chí. Hiện nay đã có Nghị định 72 của Chính phủ quản lý về lĩnh vực truyền thông xã hội, trang tin điện tử và có chế tài rất chặt chẽ.

    “Nếu đưa vào luật này thì vô hình chung công nhận trang tin điện tử, blog cá nhân cũng là báo chí. Blog cá nhân, mạng truyền thông xã hội là ngoài báo chí. Luật Báo chí chỉ quản lý loại hình báo chí, bởi chúng ta không chấp nhận tư nhân hóa báo chí rồi”- ông Son nói.

    Không đồng tình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn: Quyền tự do của công dân chỉ bị hạn chế bằng luật, không thể để nghị định xử lý vấn đề này.

    “Trào lưu hiện nay là ít mua báo, trừ những nhà nghiên cứu, nhà này nhà kia thôi. Bây giờ người ta mở điện thoại ra, trên đó internet có hàng đống. Nghị định mà đụng tới quyền tự do dân chủ là không được. Nếu chưa quy định cụ thể những chỗ này như ông Ksor Phước nói thì phải đưa vào đây nguyên tắc, còn bảo nói đã có nghị định rồi nên luật này không bao vùng đấy, nói đấy không phải báo chí thì không ổn chút nào”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

    Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Báo chí sửa đổi phải lấy Hiến pháp làm gốc, cương lĩnh quá trình sáng tạo, đổi mới. Phải tính toán để xã hội này dân chủ hơn, nhân dân được hưởng các quyền tự do, trừ những điều cấm đụng chạm tới quốc phòng an ninh, quyền tự do dân chủ thì phải hạn chế. “Cứ đàng hoàng mà làm, tôi tin là nhân dân ủng hộ. Các đồng chí bảo nó (các trang mạng, blog) không phải là báo thì là loại gì? Nó là loại đi đêm à? Nhưng nó như ban ngày rồi. Các đồng chí phải cố gắng đào sâu suy nghĩ, tập trung giải quyết một số điểm mà đất nước này đang vướng mắc, cơ hội của các đồng chí ở luật đây này, các đồng chí bảo để thông tư, nghị định này kia thì không ai chịu đâu”- ông Hùng chốt lại.

    Kết luận buổi thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phải làm rất thận trọng luật này bởi đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thông suốt, chưa nhận được sự đồng thuận cao.

    “Đây là những vấn đề nếu cần có thể nghiên cứu kỹ thêm như đồng chí Chủ tịch Quốc hội nêu. Nếu chưa thông qua được tại kỳ họp Quốc hội tới đây thì có thể phải lùi lại để có thời gian nghiên cứu. Ý tưởng là phát triển tới đâu quản lý tới đó và phải thể chế được Hiến pháp”- bà Phóng nói.

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, hiện nay có một số tập đoàn, tổng công ty có cơ quan báo chí. Tuy nhiên theo quy hoạch báo chí thì từng bước một các tập đoàn, tổng công ty sẽ không hoạt động báo chí, các tỉnh chỉ có 1 tờ báo và nhiều ấn phẩm; cấp sở không có báo chí.

    “Tập đoàn, tổng công ty không có báo in, báo điện tử như hiện nay, các sở ngành không có báo in. Nhưng các tập đoàn, tổng công ty nếu cần thiết sẽ có tạp chí, như Vietnam Airlines sẽ có tạp chí trong ngành như Heritage ấy”- ông Son nói.

    Nguồn: Dân Trí

     
    Báo quản trị |  
  • #419148   21/03/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình cập nhật Dự thảo Luật báo chí mới nhất cho các bạn tại file đính kèm. Các bạn có thể tải về tham khảo. 

     
    Báo quản trị |  
  • #420638   05/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Mình cập nhật bản Dự thảo cuối cùng của Luật báo chí 2016 (bao gồm 61 Điều), các bạn xem chi tiết tại file đính kèm

     

    Cập nhật bởi trang_u ngày 05/04/2016 10:05:54 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #420664   05/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Quốc hội đã thông qua Luật báo chí 2016 với tỷ lệ tán thành 89.47%.

    Luật báo chí 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Luật báo chí 1989 , Luật báo chí sửa đổi 1999 . 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #422535   23/04/2016

    minhnhatxx01
    minhnhatxx01

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    dạo gần đây trên báo chí e nghe thấy xuất hiện nhiều từ khóa tự ứng cử với một số cái tên như Phan Văn Phong, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy... quá. Người ủng hộ cũng có mà người phản đối cũng nhiều, ý kiến của mọi người về phong trào này thế nào ạ?

     
    Báo quản trị |