Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp khi thành lập doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #549179 14/06/2020

    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp khi thành lập doanh nghiệp

    Khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh thì điều gây khó khăn và vướng mắc cho mọi người là nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thành lập để vừa tạo được sự thuận tiện trong quá trình hoạt động vừa đảm bảo được sự ổn định, phát triển về sau của doanh nghiệp. Và dưới đây là một số đặc trưng cơ bản của các loại hình doanh nghiệp mà mọi người có thể tham khảo để lựa chọn thành lập doanh sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh và loại trừ rủi ro, trách nhiệm pháp lý có thể xảy ra.

    Đầu tiên đối với các loại hình doanh nghiệp mà mọi người có thể thành lập hiện nay gồm có: Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm: công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên); Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.

    Trong các loại hình doanh nghiệp mà bạn có thể thành lập như trên được phân chia làm 2 nhóm là nhóm doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (chỉ riêng Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân).

    Việc doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân là do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này theo khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Điều này đi ngược lại với quy định về tổ chức có tư cách pháp nhân tại điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015: “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”. Việc doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân làm cho việc thành lập, hoạt động, cơ cấu tổ chức của loại hình doanh nghiệp này khá là rộng rãi và dễ dàng khi chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng khiến cho chủ doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro khi phải chịu trách vô hạn với toàn bộ tài sản của mình.

    Đối với Công ty hợp danh đây là tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng giống với doanh nghiệp tư nhân chủ sở hữu của công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình. Tuy nhiên so với doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu thì công ty hợp danh có 2 chủ sở hữu và có thêm các thành viên góp vốn khác (thành viên góp vốn chỉ phải chịu trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty). Căn cứ khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014

    - Công ty cổ phần cũng là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nhưng so với hai loại hình doanh nghiệp ở trên thì công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức, hoạt đông khá là phức tạp và chặt chẽ khi được quy định khá đầy đủ trong luật. Nhưng bù lại loại hình doanh nghiệp này có được sự linh động trong việc chuyển nhượng cổ phần mà không loại doanh nghiệp nào có được nên việc tăng vốn điều lệ diễn ra khá dễ dàng. Căn cứ Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014

    - Công ty TNHH: công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

    + Công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân, so với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân thì công ty TNHH 1 thành viên đem lại ít rủi ro cho chủ sở hữu hơn khi chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên việc thành lập loại hình doanh nghiệp này sẽ bị hạn chế rất nhiều trong việc dịch chuyển vốn điều lệ, công ty không được phép phát hành cổ phần và việc chuyển nhượng vốn điều lệ, kết nạp thêm thành viên mới cho công ty sẽ dẫn đến việc bị buộc thay đổi lại loại hình doanh nghiệp. Căn cứ Điều 73,77 Luật Doanh nghiệp 2014

    + Công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổ chức có tư cách pháp nhân, thành viên của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân (nhưng không vượt quá 50 thành viên). Công ty TNHH hai thành viên trở lên không có chủ sở hữu doanh nghiệp mà có Hội đồng thành viên (bao gồm tất cả các thành viên của công ty). Mỗi thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của mình vào doanh nghiệp. Tuy nhiên công ty TNHH  hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần và phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ hơn nhiều so với công ty TNHH  1  thành viên. Căn cứ Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014

     
    1724 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận