Lựa chọn giữa công ty TNHH và công ty cổ phần?

Chủ đề   RSS   
  • #272155 27/06/2013

    lsbuicongthanh
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (619)
    Số điểm: 4004
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 172 lần


    Lựa chọn giữa công ty TNHH và công ty cổ phần?

    Luật Doanh nghiệp 2005 không khẳng định loại hình doanh nghiệp nào là tối ưu nhất và phù hợp nhất với mọi nhà đầu tư. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc trưng cũng như ưu – nhược điểm riêng và sẽ đem lại cho chủ đầu tư những lợi thế khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, năng lực của mỗi chủ đầu tư như: khả năng huy động vốn và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh, tổ chức quản lý và chi phí hoạt động…

    công ty cổ phần, thanh lap cong ty co phan, điều kiện thành lập công ty cổ phần, khái niệm công ty cổ phần, tư vấn công ty cổ phần

    Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại, kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2005 không khẳng định loại hình doanh nghiệp nào là tối ưu nhất và phù hợp nhất với mọi nhà đầu tư. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc trưng cũng như ưu – nhược điểm riêng và sẽ đem lại cho chủ đầu tư những lợi thế khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, năng lực của mỗi chủ đầu tư như: khả năng huy động vốn và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh, tổ chức quản lý và chi phí hoạt động…Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần là 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện tại có rất nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn không biết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào trong số 2 loại hình trên để thành lập khi có ý định kinh doanh.

    Lưu ý: Đối với công ty TNHH được tổ chức dưới 2 hình thức là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH từ 2 đến 50 thành viên (sau đây gọi là công ty TNHH 2 thành viên trở lên). Công ty TNHH 1 thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty TNHH nên quy chế cũng như ưu nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên sẽ không được đề cập trong bài viết này.

    Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân nhưng giữa chúng lại tồn tại nhiều điểm khác biệt. Chính những điểm khác biệt này đã tạo nên đặc trưng cũng như ưu/nhược điểm riêng cho từng loại hình. Những ưu/nhược điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp được lựa chọn sẽ tác động rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

    Số lượng thành viên

    Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình. Cần lưu ý thành viên của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Có rất nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn rằng thành viên của công ty bắt buộc phải là một cá nhân độc lập mà không thể là tổ chức. Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp vừa mang tính đối vốn, vừa mang tính đối nhân. Điều này có nghĩa là vốn góp không phải là sợi dây liên kết duy nhất giữa các thành viên công ty TNHH mà họ còn liên kết nhau bởi mối quan hệ thân quen vì thành viên công ty TNHH thường là những người đã quen biết nhau, tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau góp vốn thành lập công ty. Chính vì số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều, được khống chế ở mức tối đa và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

     

    Thành viên công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông công ty cổ phần cũng có thể là tổ chức hoặc cá nhân tương tự như công ty TNHH. Tuy nhiên công ty cổ phần  bắt buộc phải có ít nhất 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Điều này xuất phát từ việc công ty cổ phần là một công ty đối vốn, số lượng cổ đông càng nhiều thì mức vốn huy động càng được nhiều. Đây được xem là ưu điểm nổi trội của công ty cổ phần so với công ty TNHH. Tuy nhiên chính vì tính chất đối vốn nên quyền quyết định và giải quyết các vấn đề trong công ty đều dựa trên tỉ lệ vốn góp của mỗi cổ đông, do đó vấn đề quản lý, điều hành công ty cổ phần phức tạp sẽ đặc biệt là đối với người nắm quyền quản trị công ty. Ví dụ: A là chủ tịch hội đồng quản trị một công ty cổ phần đang năm giữ 30% số cổ phần của công ty. B cũng là 1 thành viên của công ty, B đang nắm giữ 28% cổ phần. Chỉ cần B huy động, mua lại được thêm 3% cổ phần nữa thì có thể giành lấy quyền quản lý điều hành công ty từ tay A.

     

    Cơ cấu tổ chức

    Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

    Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Khi quy mô công ty cổ phần nhỏ, số lượng cổ đông ít, thường không có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trực tiếp, mà các cổ đông thường đồng thời là người điều hành công ty, tức là Đại hội đồng cổ đông sẽ đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, khi quy mô công ty lớn hơn, số lượng cổ đông nhiều hơn, việc điều hành và quản lý công ty trở nên phức tạp và do đó, cần có một đội ngũ quản trị chuyên nghiệp. Từ đây, người điều hành trực tiếp công ty có thể không đồng thời là chủ sở hữu công ty nữa. Chính vì sự phức tạp trong quá trình quản lý công ty; quan hệ giữa các cổ đông và cần minh bạch mối quan hệ giữa chủ sở hữu - người điều hành trực tiếp công ty cổ phần mà Ban kiểm soát được thành lập.

    Cần lưu ý rằng đối với cả 2 loại hình công ty này, người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên 30 ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

     

    Vốn và khả năng huy động, chuyển nhượng vốn

    Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần còn vốn của công ty TNHH không được chia ra thành từng phần mà tính theo tỉ lệ phần trăm vốn góp của từng thành viên.

    Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao hơn so với công ty TNHH hữu hạn rất nhiều thông qua việc phát hành cổ phần ra công chúng dưới dạng chứng khoán hoặc phát hành trong nội bộ công ty, tạo điều kiện cho nhiều người được góp vốn vào công ty. Chính vì vậy cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng xem là một điểm mạnh đồng thời cũng là điểm yếu của công ty cổ phần. Một mặt sẽ giúp công ty huy động được nguồn vốn lớn, mặt khác giá cổ phiếu sẽ được niêm yết trên sàn để công chúng được biết. Giá cổ phiếu phần nào phản ánh được tình hình kinh doanh của công ty trước đối thủ cạnh tranh.

    Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao.  Phải chào bán phần vốn góp cho các thành viên trong công ty trước, nếu công ty hoặc các thành viên của công ty không mua hoặc mua không hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán, thì mới được chào bán ra bên ngoài. Việc chuyển nhượng vốn chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 75% số vốn điều lệ của công ty. Quy định này đã hạn chế được sự thâm nhập của người ngoài vào công ty nên hoạt động của công ty TNHH cũng như các bí mật của công ty được bảo mật ở mức độ cao, điều này cũng thể hiện rõ tính chất đối nhân của loại hình này. Trong khi đó, các cổ đông công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập cho người không phải là cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu tiên kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Rõ ràng việc chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần được thực hiện một cách rất dễ dàng. Với quy định như vậy, mặc dù các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt nhưng nó lại tạo ra một rủi ro rất lớn trong hoạt động của công ty cổ phần khi mà không hạn chế được tình trạng thâm nhập của người lạ vào công ty và khó bảo toàn được thông tin kinh doanh. Bản chất đối vốn của công ty cổ phần được thể hiện ở điểm này, khi mà cơ chế huy động, lưu thông vốn được đề cao hơn.

    Phạm vi chịu trách nhiệm

    Phạm vi chịu trách nhiệm được xem là yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp bởi lẻ nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ khi hoạt động kinh doanh của công ty gặp rủi ro.

    Phạm vi chịu trách nhiệm của thành viên công ty TNHH và cổ đông công ty cổ phần đều mang tính “hữu hạn”. Như đã nói ở trên, thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Tương tự, cổ đông công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Điều này có nghĩa, nếu nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty lớn hơn khoản mà các thành viên đã cam kết góp vào thì họ không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm đối với khoản chênh lệch giữa phần nợ và phần vốn đã góp.

    Tóm lại, cả công ty TNHH và công ty cổ phần đều là 2 loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Khi có ý định thành lập doanh nghiệp, nếu băn khoăn giữa 2 lựa chọn là công ty TNHH và công ty cổ phần, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ quy định của pháp luật về 2 loại hình này để nắm rõ ưu, nhược điểm của từng loại. Qua đó, nhà đầu tư cần xác định những tiêu chí mà họ mong muốn đạt được khi tiến hành hoạt động kinh doanh, đối chiếu những tiêu chí đó với ưu nhược điểm vừa tìm hiểu để có thể lựa chọn loại hình tối ưu nhất.

    Nguồn: http://plf.vn/tin-tuc/29/lua-chon-cong-ty-tnhh-va-cong-ty-co-phan

    Xem thêm: Thành lập công ty - Những khó khăn cần biết

                      Ai vướng mắc về quản lý và điều hành Doanh nghiệp thì vào đây

     
    24439 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lsbuicongthanh vì bài viết hữu ích
    duytambinh (11/08/2013) Khongtheyeuemhon (10/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #274366   10/07/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Theo Khongtheyeuemhon nhận thấy, trong cơ cấu loại hình các doanh nghiệp Việt Nam: DNTN, Cty TNHH, Công ty CP... thì  Công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất. Bởi lẽ: DNTN thì phải chịu trách nhiệm vô hạn còn Công ty CP thì nguy cơ bị thôn tính rất cao. Điển hình trong những vụ thôn tính cổ phần có thể kể đến như là vụ Sacombank. Mang nặng đẻ đau đứa con, nuôi nó lớn rồi cuối cùng bị đoạt mất, thật là... 

    Nên suy cho cùng loại hình Công ty TNHH được ưa chuộng nhất bởi nó có tư cách pháp nhân và cũng không dễ dàng bị thôn tính bởi người khác. Công ty TNHH thường nâng cấp lên Công ty CP khi nhu cầu về vốn cao hơn và cần đến phát hành cổ phiếu ra công chúng.

      

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (08/08/2013) duytambinh (11/08/2013)
  • #280056   08/08/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Theo Khongtheyeuemhon nhận thấy, trong cơ cấu loại hình các doanh nghiệp Việt Nam: DNTN, Cty TNHH, Công ty CP... thì  Công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất. Bởi lẽ: DNTN thì phải chịu trách nhiệm vô hạn còn Công ty CP thì nguy cơ bị thôn tính rất cao. Điển hình trong những vụ thôn tính cổ phần có thể kể đến như là vụ Sacombank. Mang nặng đẻ đau đứa con, nuôi nó lớn rồi cuối cùng bị đoạt mất, thật là... 

    Nên suy cho cùng loại hình Công ty TNHH được ưa chuộng nhất bởi nó có tư cách pháp nhân và cũng không dễ dàng bị thôn tính bởi người khác. Công ty TNHH thường nâng cấp lên Công ty CP khi nhu cầu về vốn cao hơn và cần đến phát hành cổ phiếu ra công chúng.

     

    Bạn nói cũng có phần đúng. Tuy nhiên, tôi không cho rằng CTCP có khả năng bị thôn tính. Thôn tính được nó hay không tất cả đều nằm ở bản Điều lệ. 

    Việc Sacombank bị thông tính bao gồm yếu tố khách quan và chủ quan. Quan trọng nhất là nằm ở người đừng đầu của tổ chức đó, họ như nào sẽ quyết định vận mệnh của chính họ thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    duytambinh (11/08/2013)
  • #280382   09/08/2013

    baken
    baken

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu thành lập công ty cổ phần sẽ có nhiều cơ hội phát triển và chuyển nhượng cổ phần cho những cá nhân có năng lực muốn tham gia kinh doanh cùng công ty hơn là công ty TNHH

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baken vì bài viết hữu ích
    duytambinh (11/08/2013)
  • #347199   28/09/2014

    thuthapkinhnghiem
    thuthapkinhnghiem

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2014
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 1 lần


    tôi chưa có kinh nghiệm với lĩnh vực này . nhưng tôi nghĩ , ctcp có khả năng phát triển cao hơn nhiều so với tnhh, vì người ngoài dể tiếp cận để làm cổ đông nên sẽ thu hút được đầu tư trong và ngoài nước nếu tình hình phát triển tốt. còn về thấu tóm công ty, thì tôi nghĩ là do chủ tịch hội đồng có tài giỏi và có khả năng làm người lãnh đạo hay không và sẽ có những biện pháp trước những nguy cơ thâu tóm từ bên ngoài. bị thâu tóm là một rũi ro của các chủ tịch nhưng lại là cơ hội của những người thâu tóm.

    không ngừng phấn đấu , không ngừng học hỏi , không ngừng hành động , để đạt được những gì mình muốn. chưa đạt được hoặc thất bại thì tiếp tục !

     
    Báo quản trị |