Lãnh đạo là sự lựa chọn cô đơn?

Chủ đề   RSS   
  • #12428 28/02/2009

    linhyentu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/01/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lãnh đạo là sự lựa chọn cô đơn?

    .

    Người lãnh đạo cô đơn...
    333 magnify

    Khi còn bé tôi nghĩ bác Hồ thật hạnh phúc vì được toàn dân kính yêu, đi đâu cũng được tiếp đón như cha, anh trong gia đình; nhưng đôi khi tự hỏi Bác có bao giờ cảm thấy cô đơn trong biển người xung quanh và muốn có một gia đình của mình.

    Nhìn rộng trong lịch sử, các đấng đề vương, anh hùng dân tộc, từng chi tiết trong cuộc đời của họ được ghi chép và đưa ra bình phẩm tưởng như không còn gì là bí ẩn nữa nhưng có những quyết định của họ làm thế hệ này sang thế hệ khác tranh cãi đúng sai, lợi hại mà vẫn không thể thống nhất.

    Sách vở viết nhiều về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, viết nhiều về những tố chất mà người lãnh đạo cần phải có, nhiều bộ phim làm về thành công của họ trong việc thay đổi cuộc sống của bao nhiêu con người, nhưng ít khi sự thay đổi trong tâm lý, tính cách trong từng giai đoạn cuộc sống của họ được đưa ra cắt nghĩa, lý giải vì không ai tự tin hiểu được những người lãnh đạo vì chính bản thân họ nhiều khi cũng không hiểu và cảm nhận được sự thay đổi của mình.

    Có những người càng biết nhiều, ta lại càng không hiểu. Vì họ là những người lạnh đạo cô đơn.

    10 năm trước khi trèo lên đỉnh vạn lý trường thành, tôi thấy ở dưới thì rất đông vui nhưng càng lên cao người vắng dần, lên đến đỉnh thì chỉ còn thêm một hai người nữa, ai cũng thở mệt nhọc sau một chặng leo dài và không còn những tiếng cười đùa ở phía dưới nữa, bỗng tự hỏi mình leo lên cao để lúc xuống có thể tự hào hay để có thể nói với họ phía trên không có gì hay nên đừng mất công.


    hình minh họa của linhyentu

    Một người lãnh đạo giỏi sẽ cảm nhận được nỗi đau của người khác và cùng họ tìm cách giải quyết chúng, nhưng trước đó, người lãnh đạo phải giải quyết được vấn đề của chính mình. Cuộc đấu chống lại nỗi đau chỉ với sức của một người, không có đồng minh sẽ rất khó dành được thắng lợi bởi vì nỗi đau cũng giống như người lãnh đạo, càng biết nhiều lại càng khó hiểu; một khái niệm với nhiều bản thể liên kết với nhau.

    Nếu trở thành lãnh đạo là một sự lựa chọn, tại sao vẫn có những người chọn sự cô đơn...!!!

    (Sưu tầm và đồng cảm cùng một người bạn)

     
    13824 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #12429   21/02/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Nếu bạn là người lãnh đạo giỏi có nghĩa là bạn đã biết cách thu phục lòng người. Và khi đó mọi người đều đồng tâm nhất trí ủng hộ bạn - vậy bạn có cô đơn không nhỉ? Tôi không nghĩ Bác Hồ là người cô đơn, bác không lựa chọn cho mình một mái ấm gia đình bởi Bác đâu có thời gian để nghĩ cho chuyện đó.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #12430   28/02/2009

    linhyentu
    linhyentu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/01/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Càng là nhà lãnh đạo lớn, bạn càng bị nhiều người phản đối

    lawyerhien viết:

    Nếu bạn là người lãnh đạo giỏi có nghĩa là bạn đã biết cách thu phục lòng người. Và khi đó mọi người đều đồng tâm nhất trí ủng hộ bạn - vậy bạn có cô đơn không nhỉ? Tôi không nghĩ Bác Hồ là người cô đơn, bác không lựa chọn cho mình một mái ấm gia đình bởi Bác đâu có thời gian để nghĩ cho chuyện đó.



    Lãnh đạo là sự lựa chọn cô đơn?

    Người lãnh đạo cô đơn...




    Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng
    Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu
    Hận trời xanh vô tình nhắm mắt
    Chẳng chịu nghe, chịu hỏi, chịu trông
    Mặc giông tố cuốn đi tình yêu đầu ngây thơ chân thật
    khiến ta cuồng si, khiến nàng đau khổ
    Mang trên vai gánh nặng tương tư
    Người anh hùng vấn vương bởi nặng chữ tình

    Nếu suốt đời bôn ba lặn lội
    Mà không giữ được người tri kỉ hồng nhan
    Thì dù có nắm cả giang san
    Cũng cảm thấy xót xa ân hận

    Muốn tỏ mặt anh tài
    Lòng muốn khóc mắt cũng không rơi lệ
    Rượu cạn rồi lại ngập nỗi nhớ thương
    Chi bằng hãy làm một trang nam tử
    Ý chí vững vàng mà tình cảm lại mênh mang...!
    (Trích: Người tình của Tần Thủy Hoàng)


    (Sưu tầm và đồng cảm cùng một người bạn)

    -------------------

    Càng là nhà lãnh đạo lớn, bạn càng bị nhiều người phản đối, đó có phải là một "nghịch lý thuận" chăng? Nhìn vào những nhà lãnh đạo tiếng tăm như Tần Thủy Hoàng, Gia Cát Lượng, BillGates, Donald J. Trump, Trương Gia Bình (FPT), chẳng phải họ càng là nhà lãnh đạo lớn, lại càng bị nhiều người phản đối chăng?

    -----------
    Bài Lãnh đạo là sự lựa chọn cô đơn ở phần Post trả lời, lúc đầu linhyentu định post lên chủ đề để bổ sung những chỗ còn thiếu, nhưng vì bài chủ đề linhyentu không thể sửa được vì không có nút sửa bài, nên đành post bổ sung ở đây. Cáo lỗi cùng Mod hoặc nếu được nhờ Mod chuyển vào chủ đề giúp. Cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #12431   21/02/2009

    Hanni
    Hanni

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2009
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    "Nếu suốt đời bôn ba lặn lội
    Mà không giữ được người tri kỉ hồng nhan
    Thì dù có nắm cả giang san
    Cũng cảm thấy xót xa ân hận"

    Cái gì cũng có cái giá của nó, cuộc sống là chuỗi lựa chọn kéo dài mãi vô tận. Là con người bình thường cũng phải đứng giữa muôn vàn lựa chọn (mà chỉ chọn 1 giữa vô vàn) -> khắc nghiệt -> mới là cuộc sống. Huống chi là nhà lãnh đạo. Như sơ đồ Maslow dưới đây, đỉnh cao là dành cho số ít người, tất cả đều có quyền lựa chọn, bạn có quyền chọn mình ở tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4 hay tầng 5 của sơ đồ. Có thể khi lên tới đỉnh "núi" chỉ còn mình bạn, và bạn vẫn có quyền lựa chọn sẽ đứng ở đó hoặc là đi xuống những nơi vui vẻ phía dưới...




     

     
    Báo quản trị |  
  • #12432   21/02/2009

    linhyentu
    linhyentu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/01/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hanni viết:

    "Nếu suốt đời bôn ba lặn lội
    Mà không giữ được người tri kỉ hồng nhan
    Thì dù có nắm cả giang san
    Cũng cảm thấy xót xa ân hận"

    Cái gì cũng có cái giá của nó, cuộc sống là chuỗi lựa chọn kéo dài mãi vô tận. Là con người bình thường cũng phải đứng giữa muôn vàn lựa chọn (mà chỉ chọn 1 giữa vô vàn) -> khắc nghiệt -> mới là cuộc sống. Huống chi là nhà lãnh đạo. Như sơ đồ Maslow dưới đây, đỉnh cao là dành cho số ít người, tất cả đều có quyền lựa chọn, bạn có quyền chọn mình ở tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4 hay tầng 5 của sơ đồ. Có thể khi lên tới đỉnh "núi" chỉ còn mình bạn, và bạn vẫn có quyền lựa chọn sẽ đứng ở đó hoặc là đi xuống những nơi vui vẻ phía dưới...




     



    Đứng ở tầng 1 (tầng dưới đáy) = Cơm áo gạo tiền = Sự lựa chọn hay Sự bất lực hay là Số phận?

    Thật thú vị là trong "kinh doanh phỏng đoán" người ta có thể xác định được là có người dù có ý chí sắc đá và nhiều người giúp đỡ thì đến một lúc nào đó họ vẫn quay về tầng 1 chứ không thể thoát khỏi nó. (Vì khoa học không thể thống kê và xác định được dạng người này, tuy nhiên giới kinh doanh vẫn có thể phỏng đoán được đây là dạng người dù được tạo mọi điều kiện thuận lợi thì họ vẫn là người thất bại trong cuộc sống). Và có đến 70% dân số VN phải vật lộn ở 2 tầng đầu --> Thật là đáng sợ.
     
    Báo quản trị |  
  • #12433   22/02/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Như vậy bạn đâu có chắc rằng những người ở tầng dưới cùng không cô đơn. Những người leo đến đỉnh cao của danh vọng vẫn có sự động viên khích lệ của gia đình thì sao lại gọi là cô đơn. Còn những người chẳng có gì trong tay, lại bị sự ruồng bỏ của gia đình, sự phản bội của người yêu, họ lại chẳng cô đơn sao? Sự cô đơn trong tâm hồn mỗi con người không phụ thuộc họ ở vị trí nào trong xã hội.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #12434   22/02/2009

    boythientaiphu
    boythientaiphu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    lawyerhien viết:

    Như vậy bạn đâu có chắc rằng những người ở tầng dưới cùng không cô đơn. Những người leo đến đỉnh cao của danh vọng vẫn có sự động viên khích lệ của gia đình thì sao lại gọi là cô đơn. Còn những người chẳng có gì trong tay, lại bị sự ruồng bỏ của gia đình, sự phản bội của người yêu, họ lại chẳng cô đơn sao? Sự cô đơn trong tâm hồn mỗi con người không phụ thuộc họ ở vị trí nào trong xã hội.



    Cám ơn thông tin của bạn lawyerhien.
    Đúng là đứng ở bất cứ nấc thang nào của danh vọng, ở trong hoàn cảnh nào của cuộc sống, thì mỗi con người đều có sự cảm nhận về cô đơn và hạnh phúc khác nhau.

    Theo 1 nghiên cứu của giới tài chính Hàn Quốc, Mỹ, thì những người càng làm lãnh đạo lớn, thì vấn đề của họ càng lớn và càng dễ bế tắc. Và vấn đề của họ thường luôn luôn chỉ có họ là tự mình giải quyết được, chứ ít khi người khác giúp được, vì thông thường với nhà lãnh đạo lớn, họ đã trải qua 1 thời kỳ dài để tiếp thu và trải nghiệm những tinh hoa cũng như đau khổ trong cuộc sống, nên sự vững vàng tâm lý và cảm nhận cuộc sống họ thường ở đẳng cấp "bậc thầy" mà người thông thường khó hiểu được, nên các vấn đề của họ, thường chỉ do bản thân họ mới có thể giải quyết được (vì trình độ tâm lý của họ đã ở đẳng cấp "bậc thầy", nên cho dù có là nhà tâm lý bậc thầy cũng khó tự tin mà giúp họ giải quyết vấn đề, ví dụ như ông trùm kinh doanh Donald J. Trump nói ở trên, các lập luận của ông ta đôi lúc đi trái lại với các lý thuyết tâm lý học, nhưng vẫn được nhiều nhà tâm lý học thán phục và không dám phản bác). Theo nghiên cứu thì có đến khoảng 90% vấn đề của nhà lãnh đạo lớn là do tự họ giải quyết, vì ở đẳng cấp của họ, họ được xem là "ngươi dẫn đường", nên khó có ai có thể tự tin vượt lên trước mặt họ và chỉ cho họ con đường đi. Cũng giống như Tần Thủy Hoàng, hoặc Gia Cát Lượng, nếu họ đưa ra 1 chiến lược lập quốc (dù là chiến lược đó có trái với các nguyên tắc tâm lý thông thường), thì thiết nghĩ, chắc cũng chẳng có nhà tâm lý bậc thầy nào dám phản bác họ.

    Mình thì cũng thường gặp cô đơn, nhưng nghe bạn nói, thì đã khiến mình nhẹ lòng rất nhiều, đúng là ai cũng có thể gặp cô đơn cả, ai cũng có vấn đề riêng của họ cả. Đúng là làm lãnh đạo lớn thì cũng chẳng sung sướng gì vì cuộc sống, thân xác và tâm hồn của họ không chỉ dành riêng cho họ nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #12435   23/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 100


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Tôi làm "dám đốc" siêu thị tình yêu, mà lúc nào cũng thấy cô đơn.
    Rất tâm đắc với với 4 câu thơ:
    Nếu suốt đời bôn ba lặn lội
    Mà không giữ được người tri kỉ hồng nhan
    Thì dù có nắm cả giang san
    Cũng cảm thấy xót xa ân hận"

     
    Báo quản trị |  
  • #12436   26/02/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Mỗi người đều có thể tự chọn lựa con đường đi của mình. nên theo Cerano thì chọn "cô đơn" hay không cũng do chính mình quyết định.
    Có những người khi bước những bước đầu tiên trên con đường danh vọng đã chọn sẵn cho mình nhiều điều và chắc họ biết mình sẽ mất nhiều thứ trong đó có thể có tình bạn, tình yêu, gia đình, thậm chí một phần bản thân....Có người dừng lại đúng lúc, có người vẫn tiếp tục bước đi. Vậy chẳng phải mọi thứ đều do họ chọn hay sao?
    Cuộc sống vốn rất công bằng với mỗi người, bạn có thứ này đòi hỏi bạn phải mất đi thứ khác. Nếu cố níu giữ những thứ không thuộc về bản thân chỉ làm chính mình thêm đau khổ. Có thể khi lên đến đỉnh bạn bắt đầu tìm kiếm lại những thứ đã mất. Tìm được nhưng có thể không...Nhưng cho dù tìm lại được thì liệu nó có nguyên vẹn như lúc ban đầu? Vậy thì tại sao bạn lại nhìn lại quá khứ khi chính bạn là người lựa chọn nó trong quá khứ. Sao bạn không nhìn vào tương lai của bạn. Có thể tương lai của bạn chỉ một mình bạn hưởng nhưng trong đó có công sức, thành quả cả đời bạn, có cả quyết định trong giây lát của bạn, và đôi khi có cả những thứ mà bạn không thể biết được.
    Thứ đã mất thì hãy để nó mất, cái quan trọng là bản thân mình biết mình có được gì từ thứ đã mất ấy.
    Đó là quan điểm của Cerano. Có thể nó hơi bất thường nhưng hy vọng không quá bất thường

     
    Báo quản trị |  
  • #12437   26/02/2009

    ququica
    ququica

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2008
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hay!

    Ý kiến của cerano rất hay. Tôi đồng ý với quan điểm của bạn. Muốn làm người lãnh đạo giỏi trước hết phải xác định cho mình hướng đi, cân nhắc và quyết định từng bước đi của mình.
    Chuyện thành hay bại, được hay mất của một con người. Dù là lãnh đạo hay người bình thường, theo nhìn nhận của mỗi người mỗi khác. Chỉ riêng họ mới biết họ thành, bại, được, mất ra sao mà thôi. Trong mỗi con người ai cũng có một cái "tôi" rất riêng của họ. Không thể và cũng không nên lấy cái "tôi" của mình để áp cho người khác được. Đôi khi chỉ có một mình, cô đơn nhưng người ta lại có được niềm vui, niềm hạnh phúc riêng mà họ cảm nhận được. Ông bà ta có một câu nói tuy đưa vào đây không được hợp lắm nhưng cũng đáng để suy nghĩ: "không ở trong chăn, làm sao biết chăn có rận".
     
    Báo quản trị |  
  • #12438   26/02/2009

    boythientaiphu
    boythientaiphu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    làm lãnh đạo nhiều áp lực lắm

    Hồi trước khi mình làm nhân viên, tâm trạng rất thoải mái và sống vui vẻ, tuy là tương lai thì người ta cho là không sáng sủa lắm, rồi 1 hôm, mình chuyển về công ty khác làm, và 1 thời gian ngắn sau, được đề bạt làm tổng quản lý, nói thật tình thì, thời gian đó mình tự hào nhất và cũng buồn khổ nhất, tự hào vì còn trẻ mà đã làm tổng quản lý, nhưng buồn khổ là công việc áp lực nhiều quá, mỗi bước đi, mỗi quyết định điều ảnh hưởng đến vận mệnh của cả công ty và 1 tập thể, công nhân làm không được có thể nghỉ, tâm trạng không vui có thể nghỉ làm, không thích khách hàng có thể to tiếng với khách hàng, còn quản lý thì mệt mỏi, tâm trạng không tốt, không dám nghỉ làm, khó chịu với khách hàng cũng không dám biểu lộ, vì với bất cứ biểu lộ nào xấu, thì đều ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín và doanh số chung của công ty --> Có thể nói, trong thời gian đó mình suýt đã bị điên vì mình không được làm chính mình, luôn phải che dấu cảm xúc thật.

    Sau khi từ bỏ chỗ làm đó, thì mình làm nhân viên ở 1 công ty khác, thu nhập cũng tốt, vì là nhân viên, nên mình muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ, mệt mỏi hoặc bệnh thì có thể nghỉ phép. Nhìn thấy các anh quản lý ở đó, trưa mệt mỏi không dám ngủ trưa, nhà có chuyện không dám nghỉ phép, nhiều lúc tự nhiên mình thấy làm nhân viên sướng thật, tự do tự tai, muốn làm gì thì làm, không sợ ai dòm ngó, không sợ ai gây áp lực (nếu ai làm nhân viên mà nghĩ sếp gây áp lực cho mình, thì hãy thử ngồi họp 1 buổi họp trong ban lãnh đạo, sẽ thấy sếp không những bị áp lực từ các giám đốc của phòng ban khác, mà còn bị áp lực của những khách hàng lớn, và cả áp lực của các quy định của nhà nước, và khủng khiếp nhất chính là áp lực của doanh số và kết quả kinh doanh, kết quả công việc của tập thể)

    Vừa rồi cũng có vài chỗ mời mình về làm trưởng phòng kinh doanh, có chỗ thì mời về làm quản lý, nhưng mình đều từ chối, vì ít ra, mình thấy làm nhân viên tuy thu nhập ít, không có danh tiếng, nhưng ít ra thì được sống như tâm trạng của chính bản thân mình, không vì bị áp lực mà giả dối với mọi người và khách hàng.

    Có lẽ sau này mình sẽ tiếc nuối vì không phấn đấu khi còn trẻ, nhưng sống ở đời quan trọng là sống sao cảm thấy hạnh phúc và không hối tiếc về những gì mình làm.
     
    Báo quản trị |  
  • #12439   26/02/2009

    boythientaiphu
    boythientaiphu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có 1 lần, mình tưởng chừng như đã đạt được tất cả như mong muốn (tiền tài, danh vọng), nhưng cuối cùng thì mới nhận ra lúc mình tưởng đạt được nhiều thứ nhất cũng là lúc mình cảm thấy "mất hết tất cả" --> thật ra con người đi làm, kiếm tiền cũng chỉ vì mưu cầu 1 cuộc sống hạnh phúc thôi, nếu vì tiền mà sẵn sàng hi sinh tình cảm thì liệu tiền có làm cho ta hạnh phúc hay không? --> Như kinh phật đã nói: "Con người đôi lúc đạt đến điểm cực thịnh nhất cũng là lúc người đó ở dưới đáy cùng nhất của sự hạnh phúc (tức là cảm thấy mình không hạnh phúc)"

    Có 1 người quen mình từng nói rằng, chính công việc đã hủy hoại cuộc đời ông ta, vì đối với giới quản lý và danh vọng, ông ta là bậc thầy, được nhiều báo chí nhắc đến, luôn tận tụy hết lòng với công việc --> nhưng đối với gia đình, ông ta nói rằng thất bại lớn nhất trong cuộc đời ông ta là khi ông ta về nhà, đứa con trai 10 tuổi chẳng biết ông ta là ai (vì suốt ngày ông ta ở chỗ làm).
     
    Báo quản trị |  
  • #12440   28/02/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Cóthể bản thân Cerano chưa từng làm chức vụ to lớn như mọi người nên không thể hiểu hết những cảm xúc của mọi người. Nhưng hiện tại Cerano đang giữ một chức trong lớp. Đúng là có nhiều áp lực, nhiều thứ phải suy nghĩ và phải đè nén nhịều điều. Nhưng việc giữ chức ấy là do chính Cerano lực chọn. Nên đôi khi rất mệt mỏi Cerano cũng không  hối hận mình đã chọn nó. Đúng là khi làm thành viên rất thoải mái, muốn họp lớp thì hợp, không thì ở nhà. Muốn tham gia phong trào thì làm không thì thôi. Nhưng quản lí thì khác. Bạn phải làm tất cả, có mặt đầy đủ , triển khai đúng yêu cầu của trường của khoa. Không ai cần biết bạn làm sao chỉ cần biết kết quả.Thế nhưng khi ra ngoài công việc đó, Cerano vẫn là chính bản thân, vẫn có người hiểu và chia sẻ. Vậy là đủ

     
    Báo quản trị |  
  • #12441   28/02/2009

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Sếp hay nhân viên?

    boythientaiphu viết:
    Hồi trước khi mình làm nhân viên, tâm trạng rất thoải mái và sống vui vẻ, tuy là tương lai thì người ta cho là không sáng sủa lắm, rồi 1 hôm, mình chuyển về công ty khác làm, và 1 thời gian ngắn sau, được đề bạt làm tổng quản lý, nói thật tình thì, thời gian đó mình tự hào nhất và cũng buồn khổ nhất, tự hào vì còn trẻ mà đã làm tổng quản lý, nhưng buồn khổ là công việc áp lực nhiều quá, mỗi bước đi, mỗi quyết định điều ảnh hưởng đến vận mệnh của cả công ty và 1 tập thể, công nhân làm không được có thể nghỉ, tâm trạng không vui có thể nghỉ làm, không thích khách hàng có thể to tiếng với khách hàng, còn quản lý thì mệt mỏi, tâm trạng không tốt, không dám nghỉ làm, khó chịu với khách hàng cũng không dám biểu lộ, vì với bất cứ biểu lộ nào xấu, thì đều ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín và doanh số chung của công ty --> Có thể nói, trong thời gian đó mình suýt đã bị điên vì mình không được làm chính mình, luôn phải che dấu cảm xúc thật.

    Sau khi từ bỏ chỗ làm đó, thì mình làm nhân viên ở 1 công ty khác, thu nhập cũng tốt, vì là nhân viên, nên mình muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ, mệt mỏi hoặc bệnh thì có thể nghỉ phép. Nhìn thấy các anh quản lý ở đó, trưa mệt mỏi không dám ngủ trưa, nhà có chuyện không dám nghỉ phép, nhiều lúc tự nhiên mình thấy làm nhân viên sướng thật, tự do tự tai, muốn làm gì thì làm, không sợ ai dòm ngó, không sợ ai gây áp lực (nếu ai làm nhân viên mà nghĩ sếp gây áp lực cho mình, thì hãy thử ngồi họp 1 buổi họp trong ban lãnh đạo, sẽ thấy sếp không những bị áp lực từ các giám đốc của phòng ban khác, mà còn bị áp lực của những khách hàng lớn, và cả áp lực của các quy định của nhà nước, và khủng khiếp nhất chính là áp lực của doanh số và kết quả kinh doanh, kết quả công việc của tập thể)

    Vừa rồi cũng có vài chỗ mời mình về làm trưởng phòng kinh doanh, có chỗ thì mời về làm quản lý, nhưng mình đều từ chối, vì ít ra, mình thấy làm nhân viên tuy thu nhập ít, không có danh tiếng, nhưng ít ra thì được sống như tâm trạng của chính bản thân mình, không vì bị áp lực mà giả dối với mọi người và khách hàng.

    Có lẽ sau này mình sẽ tiếc nuối vì không phấn đấu khi còn trẻ, nhưng sống ở đời quan trọng là sống sao cảm thấy hạnh phúc và không hối tiếc về những gì mình làm.



    Làm Lãnh đạo: áp lực công việc lớn và trách nhiệm nặng nề. Nhưng có vị thế, quyền lực, được nể trọng, thu nhập cao.
    Làm nhân viên cũng vẫn bị Lãnh đạo gây áp lực vẫn phải chịu trách nhiệm với công việc mình làm, không có vị thế, quyền lực, ít người nể trọng, thu nhập hạn chế, chi tiêu phải tính toán.

    Hì hì 
    Vậy bạn thích làm nhân viên hay lãnh đạo hơn???

    Tôi khuyên bạn nên làm Nhân viên ở một công ty lớn, chứ đừng làm Quản lý ở một công ty nhỏ!
     
    Báo quản trị |