Lần đầu tiên điểm TOEFL, IELTS sẽ được dùng làm tiêu chuẩn ngoại ngữ với chức danh Giáo sư

Chủ đề   RSS   
  • #450672 30/03/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Lần đầu tiên điểm TOEFL, IELTS sẽ được dùng làm tiêu chuẩn ngoại ngữ với chức danh Giáo sư

    Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư để trình Chính phủ phê duyệt

    Dự thảo lần này có rất nhiều thay đổi mang tính đột phá nhằm “nâng chất” chức danh Giáo sư và Phó giáo sư.

    Các lĩnh vực, ngành nghề giảng dạy của Giáo sư và Phó giáo sư cũng được phân chia nhỏ, chi tiết.

    Các quy định, tiêu chuẩn mang tính “định tính” cũng được “số hóa” một cách rất chi tiết và cụ thể. Tiêu chuẩn của các chức danh cũng được “Quốc tế hóa” rõ ràng. Cụ thể một số quy định như sau:

     

    1. Tiêu chuẩn chung của chức danh Giáo sư, Phó giáo sư được quy định như sau:

    a. Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của giảng viên, không vi phạm đạo đức, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; trung thực, khách quan, công tâm và hợp tác với đồng nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.

    b. Tiêu chuẩn về thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên được quy định cụ thể:

    - Giảng viên đã có trên 10 (mười) năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 03 (ba) năm cuối có thời gian không quá 12 (mười hai) tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 03 (ba) năm cuối.

    - Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 1/2 (một phần hai) thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp.

    - Điểm TOEFL, IELTS lần đầu tiên được đưa vào tiêu chuẩn ngoại ngữ. Cụ thể Giáo sư, Phó Giáo sư phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong công tác chuyên môn.

    Cụ thể ứng viên đáp ứng một trong các trường hợp sau đây được xác định là thành thạo ngoại ngữ:

    + Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.

    + Đã tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài và được cấp bằng cử nhân ngôn ngữ nước ngoài, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ nước ngoài đó trong chuyên môn.

    + Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL IBT với điểm tối thiểu là 65 hoặc IELTS với điểm tối thiểu là 5.5 có thời hạn không quá 02 (hai) năm tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

    + Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

    + Đang giảng dạy một môn chuyên môn bằng ngoại ngữ.

    - Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định của từng chức danh.

    - Có Báo cáo tổng quan về việc thực hiện nhiệm vụ quy định dưới dạng một công trình khoa học, trình bày ý tưởng khoa học, hướng nghiên cứu chính, phương pháp nghiên cứu, kết quả đào tạo và nghiên cứu từ sau khi có bằng hoặc quyết định cấp bằng tiến sĩ đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư; từ sau khi được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Báo cáo tổng quan không quá 10 trang giấy A4, viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

    - Đạt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở, Hội đồng Giáo sư nhà nước và ít nhất 3/4 (ba phần tư) số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành tham gia và trực tiếp bỏ phiếu tại phiên họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

    - Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể được xét đặc cách các tiêu chuẩn quy định tại từng chức danh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.

     

    2. Việc phân nhóm ngành được quy định như sau:

    a) Nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ, gồm các ngành, liên ngành:

    - Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản,

    - Cơ học,

    - Cơ khí - Động lực,

    - Công nghệ thông tin,

    - Dược học, Điện - Điện tử - Tự động hóa,

    - Giao thông vận tải,

    - Hóa học - Công nghệ thực phẩm,

    - Khoa học Trái đất - Mỏ,

    - Luyện kim,

    - Nông nghiệp - Lâm nghiệp,

    - Sinh học,

    - Thủy lợi,

    - Toán học,

    - Vật lý,

    - Xây dựng - Kiến trúc,

    - Y học,

    - Các chuyên ngành của Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ thuộc lĩnh vực Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh.

    b) Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, gồm các ngành, liên ngành:

    - Giáo dục học,

    - Kinh tế học,

    - Luật học,

    - Ngôn ngữ học,

    - Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học,

    - Tâm lý học,

    - Triết học - Xã hội học - Chính trị học,

    - Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao,

    - Văn học,

    - Các chuyên ngành của khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc lĩnh vực Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh.

     

    Đây là chữ ký

     
    2574 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận