Làm việc tại nhiều công ty?

Chủ đề   RSS   
  • #565600 29/12/2020

    Làm việc tại nhiều công ty?

    Kính chào Luật sư,

    Vào năm 2019, tôi làm việc cho một công ty A với 1 giám đốc theo ủy quyền, 1 phó giấm đốc.

    Vào tháng 6 năm 2020, kế bên công A có một công ty mới thành lập (công ty B) cùng chung công ty mẹ sở hữu gián tiếp.

    Công Ty A và Công TY B có cùng 1 Giám Đốc và 1 Phó giám Đốc.

    Vào cuối tháng 6 năm 2020, Giám đốc tổ chức phiên hợp yêu cầu các nhân viên gián tiếp tham gia và tuyên bố hợp nhất, sâp nhập 2 công ty A,B thành 1, thay đổi sơ đồ tổ chức nhà máy (không được lập thành văn bản)( thời điểm cuộc hợp này điển ra là thời điểm dịch diễn ra nên mọi người không ý kiến).

    Vào tháng 7/2020, tôi có làm đơn xin thôi việc nhưng Giám đốc nhà máy trả lại đơn và có trao đổi bằng miệng sẽ hỗ trợ kinh phí khi làm thêm việc Công ty B.( không có thỏa thuận về phí là bao nhiêu).

    Đến hiện tại, tôi và nhiều người đang làm việc cho công ty A và công ty B. Trên cơ sở làm việc mỗi nhà máy riêng biệt và chịu sự điều hành của giám đốc và phó giám đốc.

    Tôi xin hỏi luật sư như sau:

    - Với 2 hành vi tổ chức hợp công bố sáp nhập, hợp nhất 2 công ty của giám đốc, hành vi hứa hẹn có vi pham điều cấm luât lao động với hành vị lừa dối người lao động không?

    - Với sự chấp hành, giám sát của giấm đốc với sự hứa hẹn hỗ trơ kinh phí như vậy thì có được coi là hợp lao động không?

    - Làm như thế nào để bao vệ quyền lợi cho chính mình.

    Trân trọng cám ơn luật sư!

     
    1727 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Lachoaitam vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/01/2021) admin (02/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #566055   01/01/2021

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 31 Bộ luật lao động quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn điều 31 Bộ luật lao động (BLLĐ). Theo đó, trong trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động với các điều kiện:

    + Quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động;

    + Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    + Không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trường hợp đã đủ 60 ngày mà muốn tiếp tục chuyển làm công việc khác so với hợp đồng thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản, người lao động không đồng ý mà phải ngừng việc thì phải trả lương ngừng việc cho người lao động.

     - Trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Công ty mẹ điều chuyển lao động qua công ty con trong trường hợp nêu trên thì quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty mẹ và người lao động, thời gian chuyển bị giới hạn.Những chế độ liên quan đến người lao động vẫn do công ty mẹ giải quyết. Trường hợp này cũng chỉ mang tính chất tạm thời.

            Thỏa thuận điều chuyển người lao động qua nơi làm việc khác.

    Một trong những nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định tại điều 23 BLLĐ là địa điểm làm việc. Trong các hợp đồng lao động thỏa thuận về địa điểm làm việc là tại 01 địa chỉ cụ thể hoặc theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động hoặc có phụ lục hợp đồng bổ sung thỏa thuận này. Muốn điều chuyển lao động làm việc nơi khác so với Hợp đồng lao động phải đạt được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không đương nhiên có quyền điều chuyển người lao động đi làm việc nơi khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nêu tại điều 31 BLLĐ thì phải có thỏa thuận trong hợp đồng nhưng trường hợp này cũng là tạm thời, quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty mẹ với người lao động.

    Chuyển người lao động của công ty mẹ qua ký hợp đồng lao động với công ty con.

    Công ty mẹ không được quyết định chuyển người lao động cho công ty con để buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động với công ty con. Bởi vì quan hệ giữa công ty mẹ và người lao động được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp muốn thiết lập quan hệ lao động giữa công ty con và người lao động thì quan hệ lao động giữa công ty mẹ và người lao động phải chấm dứt. Trừ trường hợp công ty mẹ và công ty con đồng ý tồn tại song song 2 quan hệ lao động.

    Việc chấm dứt hợp đồng tuân thủ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động. Sau đó/đồng thời, người lao động ký hợp đồng lao động với công ty con.

    Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a Khoản 1  Điều 37 BLLĐ: do không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động đối với hợp đồng mùa vụ hoặc xác định thời hạn; hoặc báo trước đủ thời gian đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    admin (02/01/2021) ThanhLongLS (09/01/2021)
  • #566160   05/01/2021

    Cám ơn luật sư đã tư vấn,

    Tôi xin cung cấp thêm thông tin như sau:

    + công Ty B và Công ty B Thuộc cùng sở hữu gian tiếp của 1 tập đoàn.

    + Về Quan hệ lao động:

    + Tôi chỉ Giao kết hợp đồng với công ty a.

    + Tôi làm việc cho công ty B theo sự yêu cầu Giám đốc và đưa thông tin là hợp nhất công ty A và B thành 1. nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn không không có thông tin, tài liệu pháp lý chứng minh 2 công ty này hợp nhất, mỗi nhà máy điều có pháp nhận riêng.

    +  Tôi làm việc đồng thời cả 2 Công ty.

    tôi xin hỏi với luật xư thêm vấn đề như sau:

    + Tôi có cơ sở để đồi phần lương, BHXH, BHTN của công ty B không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lachoaitam vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/01/2021)
  • #566353   08/01/2021

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Công ty A không được quyết định chuyển người lao động cho công ty B để buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động với công ty con. Bởi vì quan hệ giữa công ty mẹ và người lao động được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp muốn thiết lập quan hệ lao động giữa công ty B và người lao động thì quan hệ lao động giữa công ty A và người lao động phải chấm dứt. Trừ trường hợp này công ty A và công ty B đồng ý tồn tại song song 2 quan hệ lao động, theo đó bạn có cơ sở để đồi phần lương, BHXH, BHTN của công ty B

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/01/2021)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;