Làm thế nào để người cha giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi?

Chủ đề   RSS   
  • #472683 28/10/2017

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Làm thế nào để người cha giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi?

    Theo quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

    "1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

    Như vậy, về nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp về vấn đề giành quyền nuôi con thì TAND sẽ dựa theo nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho người mẹ trực tiếp nuôi con. Như vậy, liệu có cách nào để người bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không?. Đối với vấn đề này, mình thật sự rất thắc mắc và muốn xin ý kiến mọi người để tham khảo thêm. Cụ thể, mình có hai câu hỏi sau đây?

    Thứ nhất, nếu trong trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận về việc người bố sẽ trực tiếp nuôi dưỡng con, thì thỏa thuận đó có được pháp luật chấp thuận hay là không khi mà đứa con dưới 36 tháng tuổi?. Và làm cách nào để thỏa thuận đó được pháp luật chấp nhận?.

    Thứ hai, nếu trong trường hợp hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì người chồng làm cách nào để giành quyền nuôi con được?. Đối với vấn đề này, mình thấy khoản 3 Điều 81 trên có ghi nhận: nếu trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người cha sẽ có quyền nuôi con. Vậy những bằng chứng, chứng cứ nào mà người cha cần chuẩn bị để giành lại quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?. Mình cũng đã tìm hiểu qua được một số bằng chứng để người cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi như chứng minh điều kiện về vật chất của người mẹ bao gồm: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con. Ngoài ra, còn gì nữa không mong mọi người thấy còn thiếu gì thì bổ sung giúp mình nhé!

     
    9263 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #472720   29/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Trong bài viết có sẵn câu trả lời rồi đó

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

     
    Báo quản trị |  
  • #472723   29/10/2017

    Vậy có nghĩa là khi con dưới 36 tháng tuồi thì không mặc nhiên do mẹ nuôi dưỡng, mà nếu ba có quyền đưa ra những chứng cứ để chứng minh người mẹ này không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom con nhỏ, và đương nhiên người mẹ cũng có quyền chứng mình ngược lại ??

     
    Báo quản trị |  
  • #472737   29/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Khoản 3 đã quy định rõ như vậy rồi, có gì phải thắc mắc nhỉ ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #472738   29/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Nhưng như thế nào mới được xem là "phù hợp với lợi ích của con", không phải đơn giản cứ thỏa thuận là được. Bởi đây là một trường hợp đặc biệt khác với các trường hợp con trên 36 tháng tuổi, nên mọi thỏa thuận phải được căn nhắc rất kỹ. Và ý của mình ở đây là như thế nào mới được xem là "phù hợp với lợi ích của con?"

     
    Báo quản trị |  
  • #472739   29/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Nếu con dưới 36 tháng tuổi và các bên không tranh chấp gì hết, thì mặc nhiên pháp luật sẽ thừa nhận quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ. Khi đó nếu muốn giành lại quyền nuôi con thì người cha phải có nghĩa vụ chứng minh và người mẹ chỉ phải chứng minh lại trong trường hợp phản bác ý của người cha thôi (trách nhiệm chứng minh không thuộc về người mẹ). Ngược lại, nếu người mẹ muốn từ chối nuôi con, thì nghĩa vụ chứng minh đương nhiên thuộc về người mẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #472751   29/10/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    minhpham1995 viết:

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

    Mình chưa tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhưng đọc nội dung cơ sở pháp lí bạn nêu mình cũng tự có câu trả lời rồi mà. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, khi tiến hành thủ tục li hôn, bạn phải chứng minh cho Tòa thấy được rằng người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con, Tòa xem xét nếu những chứng cứ đó thuyết phục thì cha sẽ được quyền nuôi con. Mặt khác, nếu hai vợ chồng có thỏa thuận phù hợp thì Tòa cũng sẽ đồng ý.

     
    Báo quản trị |  
  • #472760   29/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Không thể có một định nghĩa chung thế nào là "phù hợp với lợi ích của con", nó phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi cặp vợ chồng. Đối với một đại gia thì "phù hợp với lợi ích" sẽ rất khác với một cặp vợ chồng nhiều con và không có tiền, càng khác với một cặp vợ chồng có 1 người nghiện ma túy.

     
    Báo quản trị |  
  • #472786   29/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ là người trực tiếp nuôi. Nhưng hơn hết là lợi ích chung của con được đảm bảo. Cần chứng minh được là mình có đủ khả năng để nuôi dưỡng và giáo dục bé khôn lớn ( bao gồm cả điều kiện nuôi và dạy, môi trường giáo dục và tình cảm cha con; Loại trừ các hoàn cảnh ảnh hưởng xấu đến thể chất và nhân cách và việc học hành của người con và chứng minh được người mẹ (của con mình) có hoàn cảnh khó khăn trong việc trực tiếp chăm sóc, giáo dục con.

     
    Báo quản trị |  
  • #473757   06/11/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Nhưng mà người cha cần đưa ra những bằng chứng gì? và chứng minh như thế nào để được tòa án chấp nhận mới quan trọng. Bởi nếu chỉ nói không không như vậy mà không đưa ra được bằng chứng để chứng mình thì Tòa án không thể nào chấp nhận những lý do đó, bởi nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp này sẽ thuộc về người cha kia mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #473759   06/11/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Người cha muốn chứng minh thế nào thì phải phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.

    Nếu người cha sức khỏe yếu, thất nghiệp, lại còn nghiện ngập thì không có bất cứ cơ hội nào để đòi quyền nuôi con.

     
    Báo quản trị |  
  • #473762   06/11/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Con dưới 36 tháng tuổi thoe quy định thì vân phải đảm bảo cho người mẹ trực tiếp nuôi bởi trong giới hạn tuổi này thì đứa bé vẫn cần phải được chăm sóc từ mẹ (đặc biệt từ nguồn sữa). Người bố cố thể nuoi con nhưng liệu có đảm bảo hét được các điều kiện chăm sóc con trong thời điểm này. Tốt nhất vẫn đảm bảo cho người mẹ được nuôi con.

     
    Báo quản trị |  
  • #473766   06/11/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Mình nghĩ vấn để của bạn minhpham1995 thắc mắc mắc đã được bác ntdieu giải thích quá rõ ràng rồi, pháp luật đã có quy định cụ thể. Tuy nhiên bạn  minhpham1995 có vẻ vẫn không đồng ý cho lắm và nếu như bạn muốn biết thực tế trường hợp bạn hỏi nó như thế nào thì mình khuyên bạn là nên hỏi ý kiến của Cường Đô la vì khi chia tay Hà Hồ bé Su Beo dưới 36 tháng tuổi và Cường Đô la là người có quyền nuôi chứ không phải Hồ Ngọc Hà. Bạn muốn biết thực tiễn thì nên gặp để anh ấy chỉ cách.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (06/11/2017)