Làm sao để chia thừa kế đối với bất động sản chưa có giấy tờ

Chủ đề   RSS   
  • #529570 30/09/2019

    Làm sao để chia thừa kế đối với bất động sản chưa có giấy tờ

    Hiện nay, có nhiều vụ án xảy ra liên quan đến đất đai, nhiều vụ gây ra hậu quả đáng tiếc. Để hạn chế tranh cãi cũng như hậu quả đáng tiếc, mọi người nên có hiểu biết hơn về các vấn đề liên quan đến đất đai. Trong topic này, xin đưa ra một trường hợp có gây ra một chút khó hiểu, đó là chia thừa kế đối với bất động sản chưa có giấy tờ và không có di chúc.

    Đối với trường hợp này chia thành hai thủ tục, đó là chia bất động sản không có tranh chấp và chia có tranh chấp.

    Trường hợp 1: nếu không có tranh chấp thì thủ tục thực hiện ở UBND. Các đồng thừa kế đến UBND cấp xã xin giấy xác nhận theo Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai 2013

    “…

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Sau đó, các đồng thừa kế đến văn phòng công chứng cấp huyện thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận chia thừa kế. Cuối cùng là đưa giấy tờ cùng hai văn bản này lên văn phòng đăng ký đất đai làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trường hợp 2: nếu có tranh chấp thì thực hiện thủ tục ở Tòa án. Đầu tiên, cần phải xác định trường hợp theo Điểm 1.3 và 1.4 Mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, nếu vụ việc thuộc vào Điểm 1.3 thì tòa án giải quyết. Nếu vụ việc thuộc vào Điểm 1.4 thì các đồng thừa kế phải thực hiện thêm thủ tục là xin giấy xác nhận của UBND cấp xã theo Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai 2014 như trên, sau đó, tòa án giải quyết. Sau khi có quyết định của tòa án, các đồng thừa kế đưa quyết định và các giấy tờ liên quan đến văn phồng đăng ký đất đai thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

     
    2675 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TVPL_PTSP vì bài viết hữu ích
    Lsphanminh309cpc (26/07/2021) ThanhLongLS (01/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529609   30/09/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Về vấn đề bạn nêu đúng thật có nhiều vướng mắc trong giải quyết. Kể cả Luật đất đai 2003 cũng như Luật đất đai 2013 hiện nay không có nêu nội dung hướng dẫn trường hợp phân chia tài sản là quyền sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận, mà nội dung này chỉ có nêu tại văn bản của hội đồng thẩm phán.
     
    Cụ thể điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quy định như sau:
     
    “Xác định quyền sử dụng đất là di sản
     
    1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
     
    1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
     
    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:
     
    a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.
     
    b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.
     
    c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
     
    1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.”
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2019)