Làm hết việc chứ không hết giờ: có phạm luật?

Chủ đề   RSS   
  • #393250 21/07/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Làm hết việc chứ không hết giờ: có phạm luật?

    Một thực trạng diễn ra hiện nay ở nhiều công ty có thỏa thuận với người lao động phải giải quyết hết công việc, chứ không hạn định thời gian kết thúc làm việc trong ngày.

    Rành rành là trên giấy tờ, hợp đồng lao động ghi hẳn hoi thời giờ làm việc từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 13h30 đến 17h30 chiều, thế nhưng đó chỉ là thỏa thuận mang tính hình thức.

    Theo Bộ luật lao động 2012 có 3 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm và trả lương theo khoán.

    “Làm hết việc chứ không hết giờ” – bạn sẽ nghĩ ngay đến việc trả lương khoán, tức là người sử dụng lao động giao cho bạn khối lượng công việc nhất định, không cần biết bạn thức đêm dậy sớm như thế nào, bạn phải hoàn thành công việc đúng thời hạn hoặc trước thời hạn được giao, nghĩa là bạn không bị ràng buộc thời gian đi làm.

    Thế nhưng, hiện nay, nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn giao công việc dạng khoán cho nhân viên, nhưng lại trả lương theo thời gian, mặc định phải đi làm đúng giờ, và không giới hạn giờ kết thúc làm việc trong ngày.

    Việc thỏa thuận này liệu có vi phạm Bộ luật lao động 2012 không?

    Nếu xét quy định này, dường như có sự mâu thuẫn lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động.

    Doanh nghiệp thường e ngại rằng người lao động dựa vào thời gian làm việc cố định để ì ạch, làm chậm tiến độ giải quyết công việc. Việc ra quy định như vậy, giúp người lao động cố gắng hoàn thành công việc sớm nhất có thể.

    Về phía người lao động, đồng ý với quan điểm giúp giải quyết công việc nhanh hơn, nhưng liệu có quá sức với mình, có thể họ sẽ cảm thấy mình bị bóc lột.

    Vậy làm sao để dung hòa lợi ích của đôi bên và tuân thủ pháp luật?

    Các bạn thành viên giúp mình giải quyết vấn đề này với…

     
    9955 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #393296   22/07/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Ở một số công ty có thỏa thuận rõ ràng là nếu bạn làm đúng 8h, 5h30 xách đít về thì lương sẽ khác.  Còn nếu bạn sẵn sàng làm bất kể mọi lúc, có việc là làm thì lương sẽ khác. Nhưng được mấy công ty như vậy nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (22/07/2015)
  • #393320   22/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    honhu viết:

    Ở một số công ty có thỏa thuận rõ ràng là nếu bạn làm đúng 8h, 5h30 xách đít về thì lương sẽ khác.  Còn nếu bạn sẵn sàng làm bất kể mọi lúc, có việc là làm thì lương sẽ khác. Nhưng được mấy công ty như vậy nhỉ?

    Ít lắm, mình gặp lại mấy người bạn từng học chung, thấy đứa nào cũng bảo phải giải quyết công việc trong ngày, nên thường là phải về trễ hơn giờ quy định. 

     
    Báo quản trị |  
  • #393311   22/07/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    Người mình không có tác phong công nghiệp nên phải quy định thời gian như vậy. Mặc khác cái việc khoán với người lao động mình quả thực không thấy sự tin tưởng lắm. Mình nghĩ đó là cách chạy theo số lượng hơn chất lượng. Mà nước mình hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và trung bình. Đâu phải lúc nào cũng có việc đâu :/

    Cứ theo thời gian là chắc nhất

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn suponge vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (22/07/2015)
  • #393336   22/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Tâm lý chậm trễ hình thành từ thói quen của dân mình rồi, nên nếu không quy định như vậy, các công ty khó mà hoàn thành được tiến độ công việc 

     
    Báo quản trị |  
  • #393345   22/07/2015

    lekhuyen
    lekhuyen

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Chậm tiến độ trước hết là do công ty quản lý kém. Công ty mình đang làm cho giờ giấc tự do thỏa thuận giữa thành viên trong bộ phận sao cho công việc không bị ảnh hưởng.

    Mỗi người đều phải tạo file trên hệ thống về công việc mình làm, người quản lý chỉ coi trên đó là biết ai đang làm việc gì, tiến độ tới bước nào, mất bao nhiêu thời gian. Bất kỳ ai nghỉ phép là người khác dễ dàng làm tiếp mà không cần người đang làm nói lại đang ở bước nào.

    Nên mình nghĩ những công ty lỏng lẻo trong quản lý mới cần quy định như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #393444   22/07/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Mình đi theo xe đưa rước, chỉ chậm 1 phút là có mấy chục người la làng, cho nên có lý do rất chính đáng để đến và về đúng giờ, không quan tâm đến việc đang làm đã xong hay chưa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    cutoan (23/07/2015)
  • #393453   22/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Làm hết việc chứ không phải hết giờ, thường chỉ rơi vào một số lao động cấp cao: lãnh đạo công ty hoặc một bộ phận của công ty, thường là bộ phận quan trọng nhất của công ty.

    Lao động cao cấp thường có một số đặc điểm:

    - có trình độ và chuyên môn cao;

    - Có thu nhập cao với nhiều ưu đãi;

    - Nhiều bộ phận, nhân viên phụ thuộc và liên quan đến công việc của họ. Công việc của họ luôn độc lập và sáng tạo

    - Thu nhập cao, chuyên môn cao, nhiều ưu đãi nên thi tường lao động của họ hẹp, chủ yếu là thường thông qua các công ty "săn đầu người" chứ không phải tự tìm công việc để đảm bảo múc lương, ưu đãi khác... 

    Những đặc điểm trên, có vẽ không liên quan đến vấn đề pháp lý là có phạm luật lao động hay không? nhưng thực ra có liên quan: vấn đề đúng luật hay không đúng luật thường chỉ đặt ra khi có tranh chấp và khởi kiện; BÌnh thường thì không ai biết là người lao động làm việc đến mấy giờ?

    Đối với nhân sự cao cấp thì vấn đề làm hết việc là trách nhiệm, không ai buộc họ phải làm bao nhiêu giờ cả; đồng thời, cuối năm thì công sức của họ thường được bù đắp thích đáng bằng tiền thưởng.

    Mặt khác, thi trường lao động cao cấp thường khá hẹp (ít người lao động và ít người sử dụng lao động cao cấp hơn lao động bình thường), do đó nếu bên nào khởi động việc kiện cáo thì sẽ bất lợi khi kiếm việc làm và tìm người làm việc cho mình.

    Trong thực tế rất ít vụ việc tranh chấp đối với đối tượng này, trừ khi sang làm việc cho đối thủ như trường hợp của CEO của Tôn Hoa Sen.

    Tôi có người bạn là phó tổng của BIG C, ngoài thu nhập thì còn được công ty cấp xe; Khi thấy anh ấy tự lái thì tôi có hỏi vì sao không kêu tài xế lái cho an toàn thì được biết: tài xế không thể theo được với thời gian bất chừng và kéo dài: nhiều khi bàn việc với khách hoặc họp đến 1, 2 giờ trưa không ăn hoặc 10-11 giờ đêm là bình thường, nên tài xế ngồi đơi không nỗi. :'(

     

     
    Báo quản trị |