Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #462842 28/07/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

    Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các họat động xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án.

    Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương án bào chữa hoặc phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ cần phải nghiên cứu hồ sơ một cách tòan diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà mình cho là quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua.

    Có những phương pháp nghiên cứu như sau:

    - Nghiên cứu theo trình tự tố tụng: nghiên cứu hồ sơ vụ án theo trình tự tố tụng diễn ra theo thời gian bắt đầu từ quyết định khởi tố vụ án rồi mới nghiên cứu các tài liệu xác định về hành vi phạm tội của bị can…

    - Nghiên cứu không theo trình tự tố tụng: phương pháp này bắt đầu từ việc nghiên cứu Cáo trạng của Viện kiểm sát tiếp đến là Kết luận điều tra và các tài liệu khác.

    Tuy nhiên, tuỳ theo từng hồ sơ vụ án, tính chất phức tạp, số lượng bị can, bút lục có trong hồ sơ của vụ án, thời gian vật chất dành cho việc nghiên cứu, vị trí tham gia tố tụng của người được trợ giúp pháp lý, người nghiên cứu có thể sử dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp để đạt hiệu quả cao.

    Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự:

    -   Về mặt tố tụng: Nghiên cứu và đối chiếu trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật như tạm giữ (về thời hạn); khởi tố (thời hạn, thông báo, phê chuẩn); điều tra (phê chuẩn tạm giam, thời hạn tạm giam, gia hạn và phê chuẩn gia hạn tạm giam, lấy lời khai của bị can…, tư cách tố tụng của người tham gia hỏi cung, thời gian hỏi cung…vv); truy tố (thời hạn, phê chuẩn)…

    -   Về mặt nội dung: Cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các tài liệu có trong hồ sơ vụ án về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án án hình sự.

    -   Nghiên cứu chi tiết:

    + Nghiên cứu bản cung (lời khai) bị can

    + Nghiên cứu biên bản ghi lời khai bị hại

    + Nghiên cứu biên bản ghi lời khai người làm chứng

    + Nghiên cứu biên bản đối chất

    + Nghiên cứu biên bản khám xét, khám nghiệm hiên trường, thu thập chứng cứ,biên bản thực nghiêm điều tra

    + Nghiên cứu kết luận giám định, định giá: Nghiên cứu nhân thân lý lịch, tiền án,tiền sự,tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ,các nhận xét của cơ quan,đoàn thể,chính quyền địa phương nhăm có cơ sở đánh giá chính xác người phạm tội.

    Đó là một vài kiến thức mà mình tìm hiểu được, hy vọng giúp ích cho các bạn sinh viên luật nào quan tâm.

     
    24441 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    phuochair (07/08/2017) GHLAW (29/07/2017) thuyhanh2512 (29/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận