Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: dự kiến thông qua 7 Luật và 1 Nghị quyết

Chủ đề   RSS   
  • #478965 18/12/2017

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: dự kiến thông qua 7 Luật và 1 Nghị quyết

    Tại phiên họp chiều qua 13/12/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, cụ thể như sau:

    Thời điểm khai mạc: 21/05/2018

    Thời gian diễn ra: 20.75 ngày

    Thời điểm kết thúc: 18/06/2018

    Trong đó không bố trí Quốc hội làm việc ngày thứ bảy để bảo đảm thời gian nghiên cứu tài liệu của đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tiến hành một số công việc cần thiết.

    Danh sách 7 Luật và 1 Nghị quyết dự kiến thông qua sẽ sớm cập nhật đến các bạn.

     
    11269 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #490236   23/04/2018

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Chính thức công bố thông tin về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (18/05/2018) tranvuivui (24/05/2018) hoailamsvl (12/06/2018) bichngoc27 (09/06/2018)
  • #492066   18/05/2018

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Mình xin bổ sung thêm trong Chương trình sắp tới sẽ có Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019.

     
    Báo quản trị |  
  • #492097   18/05/2018

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Ban hành nhiều luật, Nghị quyết quá....nhớ không hết!ai áp dụng?Dân thường thì ngày kiếm cơm, nuôi bản thân và gia đình còn quan tâm mấy cái này không nữa?Choáng!Ngủ

     
    Báo quản trị |  
  • #492113   19/05/2018

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Cập nhật lịch làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

    Thời gian làm việc:

    Buổi sáng: Từ 8 giờ 00 đến 11 giờ 30.

    Buổi chiều: Từ 14 giờ 00 đến 17 giờ 00.

    Thứ hai, ngày 21-5-2018

    Sáng:

    * 7 giờ 15: Các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    * 8 giờ 00: Quốc hội họp phiên trù bị.

    - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp.

    - Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.

    * 9 giờ 00: Khai mạc kỳ họp (Truyền hình, phát thanh trực tiếp đến hết buổi sáng)

    - Quốc hội làm lễ chào cờ: Quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca. 

    - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp.

    - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018.

    - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

    - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018.

    Chiều:

    - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

    - Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

    - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

    - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

    - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

    Thứ ba, ngày 22-5-2018

    Sáng:

    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Trồng trọt.

    - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Trồng trọt.

    - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá.

    - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá.

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đo đạc và bản đồ.

    - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đo đạc và bản đồ.

    - Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Đo đạc và bản đồ.

    Chiều:

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

    - Thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

    Thứ tư, ngày 23-5-2018

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

    - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

    - Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

    Thứ năm, ngày 24-5-2018

    Sáng:

    - Thảo luận ở tổ về:

    + Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017).

    + Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

    Chiều:

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

    - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

    - Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

    Thứ sáu, ngày 25-5-2018

    Sáng:

    - Thảo luận ở tổ về:

    + Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

    + Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

    Chiều:

    - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát biển.

    - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Cảnh sát biển.

    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Chăn nuôi.

    - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Chăn nuôi.

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

    - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

    - Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

    Thứ bảy, ngày 26-5-2018

    Các cơ quan của Quốc hội làm việc theo chương trình riêng.

    Thứ hai, ngày 28-5-2018

    Sáng:

    - Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

    - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng.

    - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An ninh mạng.

    - Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật An ninh mạng.

    Chiều:

    - Thảo luận ở tổ về:

    + Dự án Luật Chăn nuôi.

    + Dự án Luật Trồng trọt.

    Thứ ba, ngày 29-5-2018

    Sáng:

    - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

    - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi).

    - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi).

    - Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi).

    Chiều:

    - Thảo luận ở tổ về:

    + Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá.

    + Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

    Thứ tư, ngày 30-5-2018

    Sáng:

    - Thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

    Chiều:

    - Biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.

    - Thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.

    Thứ năm, ngày 31-5-2018 (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.

    - Thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.

    Thứ sáu, ngày 01-6-2018

    Sáng:

    - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

    - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

    - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

    - Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) .

    Chiều:

    - Thảo luận ở tổ về:

    + Dự án Luật Cảnh sát biển.

    + Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

    Thứ bảy, ngày 02-6-2018

    Các cơ quan của Quốc hội làm việc theo chương trình riêng.

    Thứ hai, ngày 4-6-2018 (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

    - Thảo luận ở hội trường về:

    + Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017).

    + Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

    - Thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

    Thứ ba, ngày 5-6-2018

    Sáng: (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

    - Tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách nhà nước.

    - Thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

    Chiều:

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Thứ, ngày 6-6-2018 (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

    - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

    - Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

    Thứ năm, ngày 7-6-2018 (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

    - Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

    Thứ sáu, ngày 8-6-2018 (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

    - Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

    Thứ bảy, ngày 9-6-2018

    Các cơ quan của Quốc hội làm việc theo chương trình riêng.

    Thứ hai, ngày 11-6-2018

    Sáng:

    - Biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2019.

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

    - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Chiều:

    - Biểu quyết thông qua Luật Đo đạc và bản đồ.

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá.

    - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Thứ ba, ngày 12-6-2018

    Sáng:

    - Biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trồng trọt.

    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Chiều:

    - Biểu quyết thông qua Luật Quốc phòng (sửa đổi).

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Chăn nuôi.

    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Thứ tư, ngày 13-6-2018 (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

    - Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Thứ năm, ngày 14-6-2018

    Sáng:

    - Biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

    - Biểu quyết thông qua Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cảnh sát biển.

    - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Chiều:

    - Biểu quyết thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi).

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Thứ sáu, ngày 15-6-2018

    Sáng:

    - Biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

    - Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

    - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

    Chiều:

    - Biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng.

    - Biểu quyết thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

    * Quốc hội họp phiên bế mạc (Truyền hình, phát thanh trực tiếp)

    - Biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016”.

    - Biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.

    - Biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019.

    - Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc kỳ họp.

    - Quốc hội làm lễ chào cờ.

    Thứ bảy, ngày 16-6-2018

    Dự phòng.

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    hoailamsvl (12/06/2018)
  • #493756   08/06/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Đã thông qua Luật Quốc phòng

    Quốc hội vừa thông qua Luật Quốc phòng (sửa đổi)

    Luật này bao gồm 7 chương, 40 điều

    Quy định nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.

    Luật quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong đó có quy định nghiêm cấm chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật; Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt; Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

    Về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, Luật nêu rõ: Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.

    Trong đó, nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng bao gồm: Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ;  Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành, vùng, địa phương, các dự án quan trọng quốc gia, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược phải kết hợp với quốc phòng, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc; Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; tổ chức, xây dựng khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng cho ý kiến, tham gia thẩm định theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng theo quy định của luật có liên quan; Một số dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng.

    Đối với thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, Luật khẳng định: Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hi; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

    Bên cạnh đó, các quy định về thiết quân luật; giới nghiêm; ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; đối ngoại quốc phòng, phòng thủ dân sự; công nghiệp quốc phòng, an ninh; động viên quốc phòng… cũng được quy định rất đầy đủ, cụ thể tại Luật Quốc phòng (sửa đổi).

    Luật Quốc phòng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019./.

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội .

    Cập nhật bởi trang_u ngày 08/06/2018 11:30:30 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #493774   08/06/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Thông qua Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2019

    Chiều ngày 08/6, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình năm 2018 với 87,47% đại biểu Quốc hội tán thành.
     
    Theo đó, bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2018:
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Trẻ em, Luật Công chứng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 5 theo quy trình tại một kỳ họp);
     
    - Luật Công an nhân dân (sửa đổi) (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6);
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 6 theo quy trình tại một kỳ họp);
     
    - Luật Quản lý thuế (sửa đổi) (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6);
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6);
     
    - Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường.
     
    Đồng thời, điều chỉnh thời gian trình các Luật sau:
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6);
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8).
     
    Đưa ra khỏi Chương trình năm 2018 các dự án sau đây:
     
    - Luật Dân số;
     
    - Luật Quản lý phát triển đô thị;
     
    - Luật Công an xã.
     
    Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, sẽ thông qua:
     
    - Luật Hành chính công;
     
    - Luật Kiến trúc;
     
    - Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia;
     
    - Luật Quản lý thuế (sửa đổi);
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự;
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công;
     
    - Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
     
    - Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai;
     
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp;
     
    - Luật Chứng khoán (sửa đổi);
     
    - Luật Lực lượng dự bị động viên;
     
    - Luật Thư viện;
     
    - Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi);
     
    - Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. 
     
    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội 
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    TranNgocXuyen (09/06/2018) thuytrangak (12/06/2018)
  • #493815   09/06/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Chính phủ thống nhất lùi thời gian trình dự án Luật Đặc khu

    Chính phủ thống nhất Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét lùi dự án Luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 và khẳng định không có thời hạn thuê đất đặc biệt đến 99 năm.

    Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ được gửi lúc 3h sáng nay 9-6, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) từ Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sang Kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.

    Dự án Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

    Về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

    Về quy định thời hạn tối đa có thể giao đất 99 năm, Thủ tướng nói: "Dự án luật đã quy định là trong những trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng quyết định việc này. Đương nhiên, trong những trường hợp đặc biệt đó, trước khi quyết định thì Thủ tướng phải xem xét, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền".

    Thủ tướng khẳng định Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ lắng nghe ý kiến dư luận để báo cáo Quốc hội quyết định vấn đề này. Quốc hội cân nhắc thận trọng, có thể không chấp nhận quy định đó, Chính phủ sẽ thực hiện theo quyết định của Quốc hội".

    Nguồn: Báo Tuổi trẻ

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 09/06/2018 07:54:58 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    TranNgocXuyen (09/06/2018)
  • #493816   09/06/2018

    Tôi thấy theo khung khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 thì thời gian khấu hao đối với công trình kiên cố dài nhất là 50 năm, rất mong khi xây dựng luật cần lưu ý đến thời gian cho thuê đất cho phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #493917   11/06/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

    Sáng 11/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường.

    Mở đầu phiên họp, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt.

    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 sau đó, đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội tại kỳ họp này.

    Kết quả tổng hợp ý kiến các vị đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận tại Hội trường ngày 23/5/2018 cũng như góp ý bằng văn bản về dự án Luật cho thấy đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và cho rằng dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng,…

    Tuy nhiên, đây là dự án Luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo Luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án Luật còn khác nhau.

    Trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo Luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

    Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và Nhân dân, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm xây dựng thành công ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

    85,63% tổng số đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết dừng thông qua Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt tại kỳ họp này.

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc Hội

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493973   12/06/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng với hơn 86% đại biểu tán thành

    Luật An ninh mạng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 12/6 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,96%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết.

    Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    An ninh mạng được định nghĩa là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.

    Điều 8 của Luật quy định chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể như, người dùng bị cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;….

    Nhiều hành vi như: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.

    Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng,… đều nằm trong danh sách cấm của Luật.

    Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam

    Nội dung này được quy định tại Điều 26 của Luật. Theo đó, doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng.

    Cùng với đó, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

    Doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

    Doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nêu trên được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

    Chính phủ trình dự án Luật An ninh mạng ở kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14. Qua hai kỳ họp tháng 11/2017 và kỳ họp đang diễn ra, bên cạnh các ý kiến ủng hộ, nhiều đại biểu đã nêu quan ngại, phản biện một số quy định của dự Luật.

    Trong đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy lo lắng, nếu các doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ quy định về lưu trữ dữ liệu như Luật quy định thì có thể không được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, "ảnh hưởng rất lớn đối với việc truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ của người dân".

    Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019   

    Nguồn: Vnexpress

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #493976   12/06/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Quốc hội chính thức thông qua Luật cạnh tranh (sửa đổi)

    Sáng ngày 12/6/2018, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV đã chính thức thông qua Luật Cạnh tranh (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành là 95,28% số các đại biểu.

    Theo báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ngày 24/5/2018, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến tại hội trường về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) thì đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) và dự thảo Luật. 

    Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

    Có ý kiến cho rằng dự thảo Luật quy định các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật này. Tuy nhiên, một số đơn vị sự nghiệp công lập đã hoàn toàn tự chủ, hiện hoạt động như doanh nghiệp, nhưng thực tế hiện nay vẫn còn các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện lộ trình chuyển dần theo cơ chế tự chủ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

    >>> Vì vậy, các đơn vị công lập như ngành y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, việc thực hiện các quy định của Luật Cạnh tranh gặp khó khăn, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc nội dung này.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập bên cạnh việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước còn cung cấp các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

    - Đối với các loại dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được xác định giá dịch vụ theo cơ chế thị trường. Do đó, trong trường hợp này, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động như một doanh nghiệp thì vẫn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành trong đó có pháp luật về cạnh tranh.

    Có ý kiến cho rằng quy định như dự thảo Luật dễ dẫn đến cách hiểu là khi có vụ việc xảy ra thì chỉ có các vi phạm liên quan đến hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế mới được xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh, còn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được xử lý theo quy định của Luật chuyên ngành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết xin tiếp thu, chỉnh lý tại Điều 4 của dự thảo Luật.

    Về hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước (Điều 8), ó ý kiến đề nghị bổ sung quy định cơ chế xử lý trong trường hợp cơ quan nhà nước vi phạm các quy định tại Điều 8 dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết xin tiếp thu, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 113 của dự thảo Luật.

    Có ý kiến đề nghị cần cân nhắc không nên quy định về tỷ lệ % giữa số đơn vị hàng hóa tại điểm c, d khoản 1 Điều 10 dự thảo Luật vì rất khó cho doanh nghiệp, mà chỉ liệt kê thêm doanh thu ở từng lĩnh vực, ngành nghề thì phù hợp hơn.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thực tiễn thực thi Luật Cạnh tranh trong thời gian qua cho thấy có những trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong  một số lĩnh vực như hàng không, vận tải biển, truyền hình trả tiền…, việc bóc tách để tính doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, trong khi có thể tính thị phần căn cứ trên tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, xin Quốc hội cho giữ quy định phương pháp tính thị phần như quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 10 của dự thảo Luật.

    Có ý kiến cho rằng khoản 2 Điều 12 quy định các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại khoản 7 và 8 Điều 11 của dự thảo Luật bị cấm nếu thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường trong khi Bộ luật Hình sự quy định các hành vi này bị xử lý trong trường hợp "khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên".

    >>> Đề nghị cần cân nhắc để đảm bảo tính đồng bộ, tránh hẹp hơn so với quy định của Bộ luật Hình sự.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Điều 217 Bộ Luật hình sự quy định cấm đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 7 và 8 Điều 11 của dự thảo Luật theo cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh hiện hành khi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên (đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh dựa trên thị phần).

    Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) tiếp cận theo hướng cấm các hành vi thỏa thuận nêu trên nếu gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường (Điều 12 của dự thảo Luật): 

    + Điều đó cho phép cơ quan cạnh tranh điều tra, xử lý đối với các hành vi này trong trường hợp gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường, kể cả trong trường hợp thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 30% nhưng có những yếu tố khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể (theo tiêu chí đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 13 của dự thảo Luật).

    + Điều đó có nghĩa quy định cấm đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 7 và 8 Điều 11 của dự thảo Luật có phạm vi rộng hơn so với quy định cấm tại Điều 217 Bộ luật Hình sự.

    Điều 13 dự thảo Luật quy định các tiêu chí đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong đó có tiêu chí mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

    Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tại khoản 7 và 8 dự thảo Luật thỏa mãn các yếu tố cấu thành hành vi tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ Luật hình sự, thì  Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra hình sự theo quy định tại Điều 85 dự thảo Luật.

    - Về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền (Chương IV):

    + Có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung một điểm vào khoản 2 Điều 25 dự thảo Luật quy định về trường hợp có năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, bổ sung quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 của dự thảo Luật.

    - Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Chương VI ), có ý kiến đề nghị quy định gộp hai Điều 46, 47 thành một Điều vì Điều 47 quy định cụ thể hóa của 6 nhóm hành vi đã được quy định tại Điều 46 dự thảo Luật:

    + Có ý kiến đề nghị bổ sung hành vi bán phá giá, bán dưới giá thành để cạnh tranh không lành mạnh nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, chỉnh lý hai điều 46, 47 thành Điều 45 của dự thảo Luật, đồng thời bổ sung hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ đó tại khoản 6 Điều 45 của dự thảo Luật.

    Nguồn: Báo CafeF

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #493984   12/06/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Quốc hội thông qua Luật Tố cáo, không có tố cáo qua điện thoại, email

    Với tỷ lệ 96,1% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi) vào sáng nay (12/6) tại Kỳ họp thứ 5.

    Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số ý kiến đề nghị giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi. Một số ý kiến đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành.

    Đối với những thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức nêu trên, nếu có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật (Điều 25 của dự thảo Luật).

    Liên quan đến bảo vệ người tố cáo, luật quy định: Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).

    “Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết” – Luật Tố cáo (sửa đổi) thể hiện.

    Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

    Theo luật, người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     

    Nguồn: VOV.VN

     

     

     

     

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #494171   14/06/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    THÔNG QUA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỂ DỤC, THỂ THAO

    Sáng ngày 14/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

    Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, ngày 31/5/2018, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Ngay sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

    Kết quả biểu quyết tại hội trường cho thấy: có 460 ĐBQH tham gia biểu quyết, chiếm 94,46%; 457 ĐBQH tán thành, chiếm 93,84 %; 01 ĐBQH không tán thành, chiếm 0,21%; 02 ĐBQH không biểu quyết, chiếm 0,41%.

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 3 điều. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

    Về đất đai dành cho thể thao: tán thành quy định bổ sung khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải dành quỹ đất để xây dựng công trình thể thao. Trên cơ sở ý kiến của đa số đại biểu và đảm bảo tính thống nhất với Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý khoản 1 Điều 65 như sau: Trong quy hoạch, các dự án xây dựng trường học, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân phải dành quỹ đất để xây dựng công trình thể thao theo quy định của Chính phủ.

    + Về phát triển thể thao thành tích cao: Chính phủ đã ban hành chính sách về chế độ đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên đang tập luyện, huấn luyện tại trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao, trường năng khiếu thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp ; chế độ dinh dưỡng, tiền công, chăm sóc y tế, trang thiết bị tập luyện, thi đấu đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc là người Việt Nam, được triệu tập tập huấn chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (ASIAD), tham dự vòng loại và tham dự Đại hội thể thao Olympic (Olympic Games).

    >>> Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép không quy định nội dung này.

    + Về doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện là hoạt động thể thao được thực hiện trong điều kiện nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Vì vậy, để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia

    >>> Dự thảo đã quy định kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện là loại hình kinh doanh có điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao... theo quy định của Chính phủ.

    Ngoài các nội dung nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan rà soát tiếp thu, chỉnh lý về kỹ thuật văn bản, sắp xếp lại các nội dung cho phù hợp hơn.

    >>> Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

     

     
    Báo quản trị |  
  • #494211   14/06/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Quốc Hội biểu quyết thông qua luật đo đạc và bản đồ

    Chiều 14/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, biểu quyết thông qua Luật Đo đạc và bản đồ với 451/452 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành chiếm 92,61%.

    Trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ trình Quốc hội xem xét thông qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, ngày 01/6/2018, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ. Hầu hết ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý và Dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội. Bên cạnh đó, có một số ý kiến góp ý thêm nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật.

    Cụ thể:

    + bổ sung một số vấn đề về nguyên tắc trong hoạt động đo đạc, bản đồ tại Điều 4 như bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí. Bổ sung nội dung quy định về chỉnh lý biến động bản đồ hành chính các cấp vào Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 trong Dự thảo Luật.

    + Bổ sung vào Khoản 2 Điều 51 quy định về phạm vi hoạt động của tổ chức nước ngoài trong giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; bổ sung vào khoản 6 quy định các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    + Xem xét lại quy định tại Khoản 2 Điều 52 liên quan đến giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của nhà thầu nước ngoài cho phù hợp với thực tế và pháp luật hiện hành; quy định tại Khoản 4 Điều 53 về chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ và tiêu chí phân chứng chỉ hạng I và hạng II; quy định rõ những vấn đề liên quan đến sát hạch khi cấp mới, cấp đổi, cấp lại và gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ…

    Về cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ (Điều 40); lưu trữ, bảo mật, cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ (Điều 41),  Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ bao gồm nhiều lớp thông tin dữ liệu khác nhau được quy định tại Điều 39. Do đó, tần suất cập nhật dữ liệu đo đạc và bản đồ cũng rất khác nhau và được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ.

    Về giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (Điều 51), khoản 7 quy định cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; khoản 8 giao Chính phủ quy định chi tiết về thời hạn, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

    Ngay sau khi nghe trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ, các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Đo đạc và bản đồ với 451/452 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành chiếm 92,61% tổng số đại biểu Quốc hội.

    Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật, Quốc hội đã biểu quyết thông qua riêng Điều 4 về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ và Điều 57 về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ.

    Luật Đo đạc và bản đồ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV gồm 9 chương và 61 điều, quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; công trình hạ tầng đo đạc; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc Hội

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 14/06/2018 04:51:57 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #494265   15/06/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật có liên quan đến quy hoạch

    Sáng 15/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch với 96,71% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

    Trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, ngày 23/5/2018 và ngày 01/6/2018, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quy hoạch tại Luật An toàn thực phẩm, Luật Công chứng, Luật Dược, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Trẻ em, Luật Xây dựng (gọi tắt là dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quy hoạch tại 13 luật).

    >>> Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật.

    Giải trình một số nội dung cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Luật Đầu tư (khoản 3 Điều 7) thì Bộ, Cơ quan ngang bộ không được ban hành về điều kiện đầu tư, kinh doanh.

    >>> Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu và chỉnh lý theo hướng Bộ Công thương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

    Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc bỏ quy định về lập quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng là phù hợp với Luật Quy hoạch, bảo đảm đúng với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng. Việc giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập và hoạt động của Văn phòng công chứng, Luật Công chứng hiện hành đã quy định cụ thể về điều kiện hành nghề của công chứng viên; điều kiện thành lập và hoạt động của Văn phòng công chứng.

    >>>  Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện trụ sở của Văn phòng công chứng (khoản 4 Điều 22). Mặt khác, việc bổ sung quy định này là vấn đề nội dung, chưa đúng tinh thần là chỉ sửa đổi các quy định liên quan đến quy hoạch. Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không giao Chính phủ quy định thêm các điều kiện về nội dung này.

    Liên quan đến Luật Hóa chất, có ý kiến đề nghị không bãi bỏ toàn bộ Điều 9 của Luật Hóa chất mà giữ lại nội dung: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập, phê duyệt kế hoạch phát triển công nghiệp hóa chất” để có cơ sở điều tiết công nghiệp hóa chất. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo Luật hiện hành thì căn cứ quy hoạch công nghiệp hóa chất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phê duyệt kế hoạch phát triển công nghiệp hóa chất.

    >>> Tuy nhiên, do không còn quy hoạch công nghiệp hóa chất quốc gia nên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải lập kế hoạch phát triển công nghiệp hóa chất của tỉnh. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

    Ngoài ra, một số ý kiến góp ý cụ thể từ ngữ, kỹ thuật văn bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý, sắp xếp lại các nội dung của dự thảo Luật cho phù hợp.

    Ngay sau khi nghe trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch với 471/475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành chiếm 96,71% tổng số đại biểu Quốc hội.

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV gồm 12 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2019.

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc Hội

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 15/06/2018 11:05:38 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #494267   15/06/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Nghị quyết thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và CP hóa DNNN được thông qua

    Sáng 15/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản NN tại DN và CP hóa DNNN với 97,33% số phiếu tán thành.

    Ngày 28/5/2018, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Đoàn giám sát và các cơ quan có liên quan tổng hợp ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết giám sát và gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.

    Đến ngày 11/6/2018, Ban Thư ký đã nhận được 350 bản ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong đó 305 ý kiến hoàn toàn nhất trí, 45 ý kiến cơ bản đồng tình và góp ý trực tiếp vào một số nội dung cụ thể của dự thảo Nghị quyết.

    Giải trình một số nội dung cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ,Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu quy định tại Điều 2 của Nghị quyết, có ý kiến đề nghị nêu rõ thời hạn hoàn thành nội dung “Tập trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước theo lộ trình” là năm 2020. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Thoái vốn nhà nước là chủ trương lớn, cần phấn đấu, tập trung hoàn thành, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, trong đó có khả năng hấp thụ của thị trường, do vậy, xin không quy định cứng thời hạn 2020 vào dự thảo Nghị quyết.

    Có ý kiến đề nghị bỏ nội dung “Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 quy định không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại DNNN.

    >>> Nghị quyết này tiếp tục khẳng định chủ trương trên do vậy, xin được giữ như dự thảo.

    Một số ý kiến đề nghị quy định rõ “Không cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với DNNN” tại trang 3 của dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cấp bảo lãnh của Chính phủ cho khoản vay của doanh nghiệp là hoạt động đã được quy định trong Luật Quản lý nợ công, không phân biệt DNNN hay doanh nghiệp tư nhân.

    >>> Dự thảo Nghị quyết quy định hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ với DNNN là thể hiện yêu cầu giám sát, kiểm soát chặt chẽ để sử dụng hiệu quả khoản vay trong trường hợp cần thiết.

    Đối với các  ý kiến đề nghị “đánh giá việc thoái vốn, cổ phần hoá, chuyển đổi mô hình tại các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã bổ sung nội dung tổng kết, đánh giá cổ phần hóa và thoái vốn của doanh nghiệp nói chung, trên cơ sở đó sẽ có đánh giá tổng kết đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do đó xin không bổ sung nội dung cụ thể riêng đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trong dự thảo Nghị quyết.

    Một số ý kiến đề nghị bỏ nội dung “Chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp theo đúng thời hiệu được quy định tại quy chế làm việc của Chính phủ…” vì nội dung này là việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

    >>> Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý và ghép nội dung này lên nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại trang 3 của dự thảo Nghị quyết.

     

    Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, tiếp thu các góp ý kỹ thuật văn bản để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

    Ngay sau khi nghe trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với 474/475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành chiếm 97,33% tổng số đại biểu Quốc hội.

    Nghị quyết gồm 03 Điều: Điều 1 về đánh giá kết quả thực hiện; Điều 2 về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; Điều 3 về tổ chức, kiểm tra và giám sát thực hiện.

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc Hội

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495983   02/07/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nhớ đến bài viết tuổi thọ của các đạo luật. Một Luật, Bộ luật trung bình tầm trên dưới 5 năm sẽ có sửa đổi. Khi không phù hợp quá nhiều những đã có có sử đổi 1 2 lần thì đành ra luật mới. Dù biết luật cần phù hợp với thực tế phát triển đất nước, con người, ngoại giao nhưng hệ thống PL nước ta lại quá phức tập thậm chí chống chéo rất nhiều. Vậy mới thấy TVPL rất thông minh.

     
    Báo quản trị |