Ký hợp đồng lao động với người có hợp đồng đóng BHXH tại nơi khác?

Chủ đề   RSS   
  • #571706 29/05/2021

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Ký hợp đồng lao động với người có hợp đồng đóng BHXH tại nơi khác?

    Bên tập đoàn anh có cử 1 anh về giữ chức vụ phó tổng GĐ, anh này đã đóng BHXH tại 1 cơ quan khác. Nên giờ anh phải làm hợp đồng sao cho đúng với luật lao động quy định? Phù hợp với BHXH quy định nữa.
     
     
    937 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #571713   29/05/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1975)
    Số điểm: 14150
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 313 lần


    Nếu cử anh này về công ty anh làm thì mình phải ký HĐLĐ, vì công ty anh và công ty anh này đang làm mặc dù là cùng trong tập đoàn nhưng là hai pháp nhân khác nhau. Nếu chuyển anh này về thì phải ký thêm HĐLĐ với anh này.  
     
    Tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định: "1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ."
     
    => Theo quy định ở nguyên tắc trên thì đơn vị anh này đang làm việc (công ty đầu tiên) sẽ vẫn phải tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho anh này. Việc đóng BHYT sẽ căn cứ theo HĐLĐ nào có mức tiền lương cao nhất (công ty nào mức tiền lương cao hơn thì công ty đó tham gia BHYT); còn BHTNLĐ, BNN sẽ tham gia ở từng công ty theo từng HĐLĐ.
     
    => Chắc chắn BHTNLĐ, BNN là công ty anh phải tham gia cho anh này.
     
    Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật lao động 2019 thì:
     
    "3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp."
     
    => Mặc dù BHXH, BHTN (hoặc kể cả BHYT) mình không tham gia đóng cho anh này như công ty anh vẫn phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương hàng tháng khoản tiền tương đương với mức đóng mà công ty đáng ra phải đóng cho cơ quan BHXH theo quy định => tức là chi trả lại cho anh ấy thay vì đóng cho cơ quan BHXH.
     
    Báo quản trị |