Trước đây, thuốc lá thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh. Tại Nghị định số 106/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá vừa được ban hành, Chính phủ quy định kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Nghị định cũng cho phép thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán tại các địa điểm được cấp phép, thay vì chỉ được mua từ các thương nhân bán buôn như quy định cũ.
- Theo đó bán lẻ sản phẩm thuốc lá là thương nhân mua sản phẩm thuốc là từ thương nahan phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân buôn bán sản phẩm thuốc lá để bán trực tiếp cho người tiêu dùng
Các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm từ các Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá khác để bán cho các thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá hoặc bán tại các điểm bán lẻ của thương nhân trên phạm vi địa bàn được cấp phép.
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá có giá trị từng thời kỳ 05 năm
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có giấy phép bán lẻ thuốc lá:
1. Mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp
2. tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường theo giấy phép mua bán sản phảm thuốc lá được cấ
3. được mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán trực tiếp cho người tiêu dùng
- Điều kiện cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
+ Là DN được thành lập theo quy định của PL
+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa điểm rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trang thiết bị theo quy định
+ Có văn bản giới thiệu của Nhà nước cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh
+ Phù hợp với quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính về vận chuyển, tàng trữ thuốc lá quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 25 quy định đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao (1 bao = 20 điếu, đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);
+ Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20 bao;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50 bao;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200 bao;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 200 bao đến dưới 300 bao;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 - 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 400 bao;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 - 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 400 bao đến dưới 500 bao.
Ngoài ra, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
NHƯ VẬY:
Thuốc lá đang được bày bán tràn lan và giá thuốc lá hiện nay còn là vấn nạn chưa giải quyết triệt để. Mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán cà phê, vỉa hè,...Những đối tượng buôn bán nhỏ lẻ sẽ bị xử lý nếu không đáp ứng điều kiện nêu trên
Cập nhật bởi TuyenBig ngày 08/09/2018 03:06:10 CH