Kiến nghị về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ đề   RSS   
  • #495024 26/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Kiến nghị về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

    Về cơ bản, trong thời gian qua các quy định của pháp luật Việt Nam về c đã từng bước đi vào cuộc sống, đã đáp ứng được cái yêu cầu của công tác áp dụng pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế những sự kiện gây thiệt hại của tài sản, góp phần khắc phục kịp thời các tổn thất, làm lành mạnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã bộc lộ một số ít bất cập, hạn chế, thiếu mất sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật với nhau. Do vậy việc nghiên cứu và tìm ra những kiến nghị về giải pháp hoàn thiện là rất cần thiết. Qua nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin, các ý kiến liên quan, thì dưới đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra:

    Thứ nhất, quy định về trách nhiệm của người thi công:

    Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm của người thi công là “trách nhiệm liên đới”. Quy định này không công bằng với chủ sở hữu, đặc biệt trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thi công. Ví dụ: Người thi công không thi công đúng thiết kế, tự ý cắt giảm, thay thế nguyên vật liệu khiến nhà cửa, công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng, bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở... gây thiệt hại. Trong trường hợp này, chủ sở hữu không có lỗi. Bản thân chủ sở hữu cũng là người bị thiệt hại (do nhà cửa, công trình xây dựng thuộc sở hữu bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở)nhưng chủ sở hữu lại phải liên đới chịu trách nhiệm cùng người thi công để bồi thường thiệt hại. Đáng lẽ trong trường hợp này, người thi công phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cả chủ sở hữu (trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thi công) và người thứ ba bị thiệt hại (trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015).

    Đối với người thi công, việc chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công mà không quy định trách nhiệm của người khảo sát, thiết kế, giám sát… cũng là không công bằng với người thi công. Một công trình xây dựng kém chất lượng là kết quả từ nhiều khâu không đảm bảo, chứ không chỉ riêng một mình khâu thi công. Nhưng Bộ luật Dân sự 2015 đã “bỏ qua” cho tất cả các chủ thể khác, mà chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thi công là không công bằng đối với họ.

    Từ những phân tích trên có thể đưa ra nhận xét rằng, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, nên tách trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công thành một điều luật riêng biệt, trong đó, về bản chất phải quy định trách nhiệm của người thi công là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật, có lỗi gây thiệt hại; về nội dung, người thi công có thể phải chịu trách nhiệm độc lập (nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thi công hoặc giữa bên thi công và chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng đã có thỏa thuận) hoặc trách nhiệm liên đới. Tuy nhiên, chủ thể cùng chịu trách nhiệm liên đới với bên thi công có thể chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng hoặc có thể là bên thiết kế, bên khảo sát, bên giám sát…, nếu những chủ thể này cũng có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại.

    Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác là tài sản nhà nước gây thiệt hại:

    Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Còn quy định trách nhiệm bồi thường do tài sản nhà nước gây thiệt hại thì chưa được quy định. Do đó, thiết nghĩ cần mở rộng phạm vi quy định, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước được giao quản lý tài sản nhà nước.

    Thứ ba, cần có quy định chi tiết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác của vợ, chồng gây ra trong Luật Hôn nhân và gia đình, theo hướng:

    Nhà cửa, công trình xây dựng khác của một bên giao cho bên vợ, bên chồng quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm chung của vợ chồng.Việc quy định chi tiết sẽ giúp giải quyết những tranh chấp khi vợ chồng ly hôn vì trên thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, cuối cùng người bị thiệt hại phải chờ đợi rất lâu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống định cư.

    Thứ tư, cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trước tiên căn cứ vào thỏa thuận của các bên chủ thể giữa chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao quản lý.

    Tức có nghĩa, người được chủ sở hữu giao quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuân khác không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Các thỏa thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:

    • Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
    • Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao quản lý sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
    • Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.

    Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì việc xác định chính xác chủ thể bồi thường thiệt hại cần dựa trên nguyên nhân gây ra thiệt hại, theo đó, trách nhiệm thuộc về người có nghĩa vụ quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng khác. Họ bị coi là có lỗi trong việc quản lý tài sản của mình, tuy nhiên nếu như người quản lý đã thể hiện thái độ quan tâm đúng mức nhằm ngăn chặn việc xảy ra thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường.

    Thứ năm, về kết quả giám định, thẩm định của các Công ty về kiểm định:

    Trong nhiều tranh chấp dân sự, không riêng gì tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, thì kết quả giám định, thẩm định luôn là một nguồn chứng cứ rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét xử. Trong bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, các kết quả giám định thường là kết quả về nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho công trình liền kề và xung quanh. Vì vậy, các bên tranh chấp hay có yêu cầu tòa giám định đi, giám định lại, tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian.

    Pháp luật Việt Nam hiện nay, vấn đề giám định đang được điều chỉnh bởi Luật giám định tư pháp 2012, tuy nhiên luật này cơ bản điều chỉnh về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn về các công ty thẩm định, kiểm định, vẫn còn rất nhiều bất cập, vướng mắc. Thiết nghĩ nên tăng cao trách nhiệm của các công ty này đối với kết quả mà công ty đưa ra cho Tòa, mức phạt cao nhất là quy về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

     
    5735 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2019) everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận