Kiểm tra viên là ai? Nhiệm vụ của kiểm tra viên là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #593738 08/11/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2014 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Kiểm tra viên là ai? Nhiệm vụ của kiểm tra viên là gì?

    Kiểm tra viên là một chức danh tố tụng có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và một số biên bản khác cùng với Kiểm sát viên tham gia hoạt động giám sát trong các vụ án, vụ việc được giao. 
     
    kiem-tra-vien-la-ai-nhiem-vu-cua-kiem-tra-vien-la-gi
     
    Đây là một chức danh quan trọng trong hoạt động tố tụng, vậy kiểm tra viên được quy định thế nào và nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra viên được quy định ra sao?
     
    1. Kiểm tra viên là ai?
     
    Kiểm tra viên là một trong những chức danh được quy định trong hệ thống tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến tố tụng của Viện Kiểm sát. Theo khoản 1 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định kiểm tra viên là:
     
    Người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng VKSND.
     
    2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm và ngạch của Kiểm tra viên 
     
    Để trở thành Kiểm tra viên thì người đó cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC.
     
    Trong đó, kiểm tra viên chia phân thành 03 ngạch sau đây:
     
    (1) Kiểm tra viên.
     
    (2) Kiểm tra viên chính.
     
    (3) Kiểm tra viên cao cấp.
     
    Theo đó, kiểm tra viên bao gồm 03 cấp là Kiểm tra viên mới được bổ nhiệm, Kiểm tra viên chính và cuối cùng là Kiểm tra viên cao cấp. Mỗi lần nâng ngạch phải đặt được tiêu chuẩn 
     
    3. Nhiệm vụ của Kiểm tra viên
     
    Căn cứ khoản 4, 5 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định kiểm tra viên sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
     
    - Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên.
     
    - Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc.
     
    - Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
     
    - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
     
    Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng VKSND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
     
    Đồng thời tại Điều 59 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên trong quá trình hoạt động tố tụng của mình bao gồm:
     
    - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên.
     
    - Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng VKS.
     
    - Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
     
    4. Khi nào thay đổi kiểm tra viên trong quá trình tố tụng?
     
    Nhằm đảm bảo hoạt động tố tụng được hoạt động đúng tinh thần pháp luật và mang tính trung dung và đảm bảo hoạt động tố tụng công bằng thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
     
    Thứ nhất: Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như:
     
    - Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
     
    - Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
     
    - Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
     
    Thứ hai: Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
     
    3747 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận