Khung học phí các cấp học từ năm học 2017 - 2018 và chính sách miễn giảm học phí

Chủ đề   RSS   
  • #467119 09/09/2017

    Khung học phí các cấp học từ năm học 2017 - 2018 và chính sách miễn giảm học phí

    Năm học mới lại đến, chắc các bạn học sinh, sinh viên cũng như các vị phụ huynh đang rất lo lắng về vấn đề học phí. Vì vậy, hôm nay mình xin phép tản mạn một chút về các mức học phí từ năm 2017 và chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP

    1. Khung học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông năm học 2017 – 2018

    Đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng

    Cấp học

    Nhóm 1

    Nhóm 2

    Nhà trẻ

    200.000

    140.000

    Mẫu giáo

    160.000

    100.000

    Tiểu học

    Không thu học phí

    Trung học cơ sở

    100.000

    85.000

    Bổ túc trung học cơ sở

    100.000

    85.000

    Trung học phổ thông

    120.000

    100.000

    Bổ túc trung học phổ thông

    120.000

    100.000

    Đối với học sinh Hệ chuyên trong các trường trung học phổ thông chuyên và trường trung học phổ thông có lớp chuyên

    Không thu học phí

    * Tại thành phố Hồ Chí Minh (căn cứ theo Nghị quyết 102/2016/NQ-HĐND):

    Nhóm 1: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân

    Nhóm 2: Huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè

    * Tại thành phố Hà Nội (các bạn có thể xem chi tiết tại Nghị quyết 16/2015/NQ-HĐND):

    Bậc học

    Vùng

    Mức thu

    Nhà trẻ;

    Mẫu giáo;

    Trung học cơ sở;

    Trung học phổ thông;

    Giáo dục thường xuyên cấp THCS;

    Giáo dục thường xuyên cấp THPT

    Thành thị

    60.000

    Nông thôn

    30.000

    Miền núi

    8.000

     

    2. Học phí đối vi giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp:

    a. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động) như sau:

    Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên

    Khối ngành, chuyên ngành đào tạo

    Năm học 2017-2018

    Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020

    Năm học 2020-2021

    Khoa học xã hội, kinh tế, luật;

    Nông, lâm, thủy sản

    1.750

    1.850

    2.050

    Khoa học tự nhiên;

    Kỹ thuật, công nghệ;

    Thể dục thể thao, nghệ thuật;

    Khách sạn, du lịch

    2.050

    2.200

    2.400

    Y dược

    4.400

    4.600

    5.050

     

    b. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2020 - 2021 như sau:

    Khối ngành, chuyên ngành đào to

    Năm học 2017-2018

    Năm học 2018-2019

    Năm học 2019-2020

    Năm học 2020-2021

    Khoa học xã hội, kinh tế, luật;

    nông, lâm, thủy sản

    740

    810

    890

    980

    Khoa học tự nhiên;

    Kỹ thuật, công nghệ;

    Thể dục thể thao, nghệ thuật;

    Khách sạn, du lịch

    870

    960

    1.060

    1.170

    Y dược

    1.070

    1.180

    1.300

    1.430

     

    c. Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2020 - 2021 được xác định bằng mức trần học phí tại mục a và b nêu trên nhân với hệ số sau đây:

    Trình độ đào tạo

    Hsố so với đi hc

    Đào tạo thạc sĩ

    1,5

    Đào tạo tiến sĩ

    2,5

     

    3. Mức trần học phí đối với đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập:

    a. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:

    Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên

    NHÓM NGÀNH, NGH

    Năm học 2017-2018

    Năm học 2018-2019

    Năm học 2019-2020

    Năm học 2020-2021

    TC

    TC

    TC

    TC

    Khoa học xã hội, kinh tế, luật;

    Nông, lâm, thủy sản

    520

    590

    570

    650

    620

    710

    690

    780

    Khoa học tự nhiên;

    Kỹ thuật, công nghệ;

    Thể dục thể thao, nghệ thuật;

    Khách sạn, du lịch

    610

    700

    670

    770

    740

    850

    820

    940

    Y dược

    750

    860

    830

    940

    910

    1.040

    1.000

    1.140

     

    b. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:

    Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên

    NHÓM NGÀNH, NGHỀ

    Năm học 2017-2018

    Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020

    Năm học 2020-2021

    TC

    TC

    TC

    Khoa học xã hội, kinh tế, luật;

    Nông, lâm, thủy sản

    1.225

    1.400

    1.295

    1.480

    1.435

    1.640

    Khoa học tự nhiên;

    Kỹ thuật, công nghệ;

    Thể dục thể thao, nghệ thuật;

    Khách sạn, du lịch

    1.435

    1.640

    1.540

    1.760

    1.680

    1.920

    Y dược

    3.080

    3.520

    3.220

    3.680

    3.535

    4.040

     

    QUY ĐỊNH VỀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

    Đối tượng

    Hình thức miễn, giảm

    - Học sinh tiểu học;

    - Học sinh, sinh viên sư phạm;

    - Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

    Không phải đóng học phí

    1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11.

    2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

    3. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

    a. Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

    b. Mồ côi cả cha và mẹ;

    c. Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

    d. Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

    đ. Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    e. Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

    g. Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

    h. Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    i. Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

    k. Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l. Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.

    5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

    6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

    7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

    8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.

    9. Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

    10. Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.

    11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

    12. Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

    13. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

    14. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu.

    15. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

    Miễn học phí

    1. Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;

    2. Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

    3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

    Giảm 70% học phí

    1. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

    2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    Giảm 50% học phí

     

    Cập nhật bởi PhamCina ngày 09/09/2017 09:06:04 SA Cập nhật bởi PhamCina ngày 09/09/2017 09:05:25 SA Cập nhật bởi PhamCina ngày 09/09/2017 08:55:58 SA Cập nhật bởi PhamCina ngày 09/09/2017 08:01:43 SA
     
    7453 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn PhamCina vì bài viết hữu ích
    myduyen1312 (16/09/2017) GHLAW (09/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #469775   04/10/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Câu chuyện tăng học phí!

    Cũng đã được một thời gian sau ngày khai giảng năm học mới mà các vấn đề liên quan đến học phí cứ ngày một nóng, rất nhiều các thông tin xoay quanh việc tăng học phí tại các trường, mình có tìm hiểu một chút về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.

    Theo Luật Giáo dục 2005Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống  giáo dục quốc dân, các trường ngoài công lập, bao gồm cả đại học lẫn phổ thông đều được quy định trên nguyên tắc “Mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế”, “Cơ sở giáo dục ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí”

    Từ quy định trên, có thể thấy các trường dân lập thu mức học phí hoàn toàn là thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh hoặc tự quyết chứ không có một quy định cụ thể nào về mức học phí, nhưng mình thấy hầu hết là áp đặt chứ không có nhiều sự thỏa thuận. Có nên chăng việc quy định cụ thể về mức học phí thay vì mức trần như hiện nay, đặc biệt đối với các trường dân lập hay có giải pháp nào nên được thực hiện cho việc bảo vệ quyền lợi của người học khi các trường tăng học phí cách “tự quyết”?

     

    Cập nhật bởi giangmoom ngày 04/10/2017 12:00:19 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (04/10/2017)
  • #469780   04/10/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Mức thu học phí được quy định cụ thể và chi tiết đối với từng cấp học, mỗi năm học sẽ có những thay đổi nhất định cho việc thu các khoản đầu năm học. Bên cạnh đó, các ngành học giáo dục các cấp sau phổ thông cũng có những mức thu nhất định. Trước tình huống các phụ huynh kêu than về việc lạm thu đầu năm học thì đây là cơ sở để đối chiếu và hạn chế việc thu trái quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #469783   04/10/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Đúng rồi, giờ phải quy định  thành văn bản như thế này thì các trường mới không thể tự ý tăng học phí được. Các bậc phụ huynh ở nhà sẽ có thể yên tâm tra cứu và biết đc con mình sẽ phải đóng bao nhiêu tiền. Hiện nay việc các trường tự ý quy định các mức học phí làm cho các bậc phụ huynh lao đao vì không hiểu sao mà phải đóng tiền học cho con nhiều như vậy

     
    Báo quản trị |  
  • #470117   09/10/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Thực tế hiện nay hầu hết các trường đều đang phát triển theo cơ chế tự chủ về tài chính nên vấn đề học phí nhà nước không còn can thiệp quá sâu như trước kia nữa. Cùng với học phí thì tại một số trường còn tình trạng phát sinh nhiều khoản thu nộp không rõ ràng gây nhiều bức xúc trong phụ huynh học sinh. Mình cũng nghĩ nên có cơ chế quản lý đối với mức thu học phí hiện nay cho dù nhà nước không hoàn toàn quy định mức thu nhưng phải giới hạn để các trường tiến hành thu nộp ở một mức hợp lý mà nhà nước có thể quản lý được.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |