KHU KINH TẾ NGHI SƠN NGÀY MỚI TRÁCH NHIỆM CAO
Sinh ra và lớn lên ở xã có bãi ngang, Con người nơi đây không bao giờ quên khi giữa trưa hè phải lội trên bãi cát trắng nóng như rang. Càng nhớ sâu hơn khi thủy triều nước xuống, rút xa bờ trên 300m. Với độ làn thoải này, triều lên là bãi tắm, triều xuống lại trở thành bãi cho con trẻ đá bóng và nô đùa rất lý tưởng. Có lẽ các “Đại gia” trên Thế giới nhận ra sự bình yên, thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây, kèm với đó là tài nguyên phong phú, nên từ cuối Thế kỷ 21 họ đã đến khảo sát, đầu tư. Khi một dự án nào đó cần đến cát biển (chống lún) thì lại xuất hiện sự tàn phá bờ biển quy mô lớn do con người “tầm cỡ” gây ra. Ước tính trong khoảng 10 năm trở lại đây, diện tích phù sa mấy chục hecta đất trong nhiều thế kỷ qua, đã trở thành con số không. Cồn cát trắng, Bãi cát làn làn bây giờ chỉ còn là ký ức. Thay vào đó là "trùng đòn" những ổ sạt lở gồ ghề, cồn cát đã biến sạch. Hôm qua 13/8/2013 là ngày mới, Lãnh đạo các cấp tỉnh Thanh Hóa, rất có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ Địa chính xã, đã đuổi được xe sai phạm ra khỏi hiện trường sai phạm.
Từ thập kỷ 90 trở về trước, bờ biển vùng tứ hải (Hải Bình; Tĩnh Hải; Hải Yến; Hải Thượng) quê tôi. Bên trên là rừng phi lao vi vút, lấn biển hàng năm. Tiếp đến là bãi cát trắng chang chang nóng bỏng, giữa những trưa hè. Dưới cùng là bãi cát ướt làn làn, thoai thoải trên 300m. Chạy dài theo mé nước là con đường dân sinh với đầy đủ các loại phương tiện qua lại. Nhạy bén trong việc lắng trước “hơi thở đầu tư” các năm từ 2000 đến 2005, tư thương các nơi đổ về mua đất nông nghiệp, đất rừng phi lao. Được sự tiếp tay từ Lãnh đạo cấp huyện đến chính quyền thôn. Rất nhiều sổ đỏ không số xuất hiện, thế là đất rừng, đất nông nghiệp có chủ ở địa phương sản xuất, quản lý được chuyển sang cho người tứ xứ mua “chờ thời” bỏ rậm.
Rừng cây, ruộng màu rất nhiều diện tích bị xóa sổ bỏ lại cồn cát trơ trọi, đồng ruộng hoang hóa nhiều năm, người dân thiếu đất sản xuất. Sau này người dân địa phương và các chủ đất cũ thấy tiếc đã phục hóa đất, trồng lại rừng phi lao, làm màu. Luật đất đai 1988, 1993 và 2003 đồng quy định cho các hộ dân phục hóa tái trồng rừng, canh tác được Nhà nước xem xét cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng có lẽ sự chuyển nhượng đất không đúng đối tượng, hủy hoại đất, hủy hoại môi trường, lỗi do Lãnh đạo huyện, xã, thôn. Nên bây giờ họ phải bảo vệ cho chính mình. Họ không công nhận hiện trạng sử dụng đất cho người sử dụng đất mà Luật đất đai khuyến khích. Trên bản đồ đo đạc địa chính vẫn còn thể hiện tên của những người mà hàng chục năm nay họ không biết đất mình mua năm xưa, bị sạt lở cuốn trôi bao nhiêu ? bây giờ còn lại bao nhiêu ? đất bỏ hoang vu vv…
Nói về đường mưu sinh, đường du ngoạn biển. Từ ngàn đời nơi tiếp giáp giữa cồn cát và nước triều cường tạo thành dải cát ẩm. Do nhu cầu thiết yếu của người dân, từ xa xưa con đường dân sinh được hình thành nối liền vùng Tứ Hải và xã Đảo Nghi Sơn, xã Hải Hà. Chỉ là đường dân sinh, tự phát nhưng con đường này có tầm quan trọng rất lớn trong Bảo vệ an ninh Quốc gia và phát triển kinh tế. Có vẻ như đơn sơ, đường dân sinh trên cát chịu được tải trọng rất lớn, nhưng trọng trách nặng nề hơn là con đường đã giúp người dân trong khu vực tiết kiệm được rất nhiều về thời gian, nhiên liệu và đáp ứng được cuộc sống mưu sinh:
Quanh năm rổi cá chợ dưới trên
Lo liệu gia cư chẳng thể quên
Cậy nhờ đường biển người qua lại
Buôn bộ tảo tần sự nghiệp nên.
Cho dù hiện đại đến đâu thì con đường truyền thống, sự ưu đãi của thiên nhiên dành cho con người cần được bảo vệ và trân trọng. Đặc biệt sự ưu đãi đó có liên quan đến sự tồn vong của cồng đồng dân cư. Thế nhưng trong hàng chục năm qua, cứ mỗi lần các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn chuyển động phát triển thì cảnh tượng tàn phá môi trường biển lại diễn ra khủng khiếp. Năm 2009 là năm lập kỷ lục về việc tàn phá môi trường biển. Dọc bờ biển từ xã Hải Bình đến xã Hải thượng đâu đâu người ta cũng bắt gặp những đoàn xe vội vã, máy xúc làm việc hết công suất. Cứ mỗi đợt triều cường là cuốn trôi đi hàng mấy chục hecta đất, để lại vết lở cao hàng mét “cho triều cường sau còn có việc làm”.
Đáp trả sự tàn phá của con người, Biển đông nhanh chóng xâm thực sâu vào đất liền. Sóng biển dợn móng nhà, các hộ dân đã từng mời cán bộ huyện, xã, thôn đến chứng kiến, xã phải cử an ninh trực đêm đề phòng trôi nhà để giúp dân di dời. Nhưng rồi về lâu dài thì các hộ phải tự lo liệu cho chính mình. Từ năm 2009 đến nay người dân phải bỏ nhà cửa hoang vắng vào làng lánh nạn, nhà cửa xây dựng dở dang. Rất may là hơn hai mươi năm qua khu vực này không có bão to nên chưa chứng minh được sự nguy hại của việc hủy hoại môi trường. Nếu ai có điều kiện đứng trên mặt sàn thứ năm Trường THPT Tĩnh Gia 3 nhìn ra phía đông cách biển chừng 500m, nhìn phía tây cách đồng đê sông bạng chừng 500m thì sẽ thấy được tác hại của việc khai thác cát tùy tiện. Khu dân cư, khu trường học, sau lưng là sông, trước mặt là biển. Sông biển cách nhau chừng 01km mà đào như thế, giả sử cơn bão số 7 năm 2013 đổi hướng đi vào thì sao ???
Lập lại kịch bản của năm năm về trước, ngày 13/8/2013 máy xúc công suất lớn, đoàn xe vàng, xe xanh đào xúc rầm rộ cạnh nhà mình. Biết rằng báo cáo sẽ làm mất mát về mặt tình cảm. Thậm chí người ta không hiểu còn gây nên sự hiểu nhầm, hận thù nhưng với triết lý “Hãy tự cứu mình trước khi cứu người” Buộc lòng tôi phải gọi điện thoại báo cáo với Lãnh đạo các cấp Xã, Huyện, Tỉnh và Trưởng ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn. Rất may sau gần hai giờ đồng hồ gọi điện báo cáo thì đến 16h chiều cùng ngày. Cán bộ địa chính xã Tĩnh Hải chạy xe máy đến hiện trường đuổi xe xúc và đoàn xe chở, phải chạy thùng rỗng ra khỏi hiện trường vi phạm !!!
Lần đầu tiên tôi cảm nhận được tinh thần trách nhiệm của Lãnh đạo các cấp tỉnh Thanh Hóa về việc bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân trong việc sạt lở đất liền do sóng biển xâm thực hàng ngày. Bước đầu người dân thôn Liên Vinh xã Tĩnh Hải (Đô thị số 3 KKT Nghi Sơn) đã tin tưởng vào sự quyết tâm vào cuộc của các cấp Lãnh đạo. Tuy nhiên người dân cũng đang vô cùng hoang mang, lo ngại một loại hình tàn phá tương tự đang công tác chuẩn bị có quy mô lớn đó là: Có một Công ty khai thác cát san lấp mặt bằng nào đó, đóng trên đường đông tây 2. Lắp máy hút cát sông bạng (Cầu đô thị mới) không hút được, nay đang đổi hướng rải đường ống hút cát, khu vực bãi ngang xã Tĩnh Hải (đoạn trước trường THPT Tĩnh Gia 3, hành lang sông, biển cách nhau dưới 1000m). Có điều xúc trên đất liền thì sạt lở ngay, hút ở tầm xa hơn thì sạt lở sẽ diễn ra chậm hơn (không giống như đất, cát bị sóng lùa sẽ tự san trả vực sâu). Việc hút cát biển Khu kinh tế Nghi Sơn chỉ phù hợp nạo vét cửa lạch, cảng. Tuyệt đối khu vực dân cư không nên hút cát cho dù cự ly là bao nhiêu.
Căn cứ quy hoạch đã phê duyệt theo quyết định số: 1599/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thì cho dù hút cát ở xa bờ hay gần bờ bãi ngang thuộc khu vực thôn Liên Vinh xã Tĩnh Hải đều không phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt. Xin đừng vì một cái lợi “tiền triệu” ngày hôm nay mà sau này phải trả giá tiền tỷ. Thậm chí không thể xác định được gía để mà trả. Quy hoạch đã có, Kính đề nghị Nhà chức trách xem xét lại vấn đề này. Để công tác bảo vệ quy hoạch, bảo vệ môi trường sinh thái có tính chuyên nghiệp, tránh việc gọi điện thoại trực tiếp báo cáo Lãnh đạo. Kính đề nghị Lãnh đạo tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và UBND huyện Tĩnh Gia thành lập đường dây nóng ngăn chặn tức thì việc hủy hoại bờ biển Đô thị số 3 KKT Nghi Sơn, trong thời gian tối đa không quá 60 phút. Nhân Dân Khu kinh tế Nghi Sơn rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa từ các cấp Chính quyền./.
Lê Minh Vũ, Thanh Hóa.
Bài viết đã gửi tới các địa chỉ Email sau:
- Thủ tướng Chính phủ
- Bộ Tài Nguyên và Môi trường
- Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
- Trưởng ban quản lý KKT Nghi Sơn
- Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa
- Sở Văn hóa thông tin và Truyền thông Thanh Hóa
- Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia.
- Chủ Tịch UBND xã Tĩnh Hải
- Và Đăng trên Diễn đàn Dân luật – Thư viện Pháp luật Việt Nam
- Thành Viên: congtygiaoducvutan
Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 15/08/2013 09:46:21 SA
Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 14/08/2013 04:55:54 CH
Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 14/08/2013 03:30:01 CH
Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 14/08/2013 03:13:58 CH
* THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.
* Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967
* Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167
* Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/
* Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts