Không học chưa chắc lương thấp nhưng có học chắc chắn lương sẽ “cao”

Chủ đề   RSS   
  • #359750 29/11/2014

    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Không học chưa chắc lương thấp nhưng có học chắc chắn lương sẽ “cao”

    Đây là một vấn đề rất “ảo diệu” mà mình vừa rút ra được sau khi nghiên cứu Nghị định 103/2014/NĐ-CP sau một chiều T7 rảnh rỗi.

    Quy định tại điều 5 Nghị định 103 có nội dung như sau:

     

    Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

    1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

    a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

    b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

     

    Điểm a khoản 1 có thể diễn giải là: nếu NLĐ chưa được đào tạo làm công việc giản đơn nhất thì mức lương thấp nhất trả cho NLĐ sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Tiếp theo đó, cùng mạch suy luận này thì điểm b khoản 1 sẽ được diễn giải như sau: đối với NLĐ đã qua học nghề thì khi trả lương, NSDLĐ không được trả thấp hơn mức 107% mức lương tối thiểu vùng, bất kể họ làm công việc gì (Bởi lẽ không có quy định giới hạn về công việc như ở điểm a).

    Quy định này có thể sẽ dẫn đến việc cùng 1 công việc (đương nhiên là công việc giản đơn nhất) thì sẽ có 2 mức lương khác nhau:

    - NLĐ A chưa được đào tạo bất cứ nghề nào sẽ được hưởng mức lương bằng với mức tối thiểu.

    - NLĐ B đã qua đào tạo nghề - nhưng chẳng liên quan gì đến công việc này – sẽ được hưởng lương cao hơn NLĐ A 7%.

    Bởi vậy, có thể thấy là nếu không học (nghề) thì chưa chắc lương của bạn sẽ thấp nhưng nếu bạn có học (nghề) thì chắc chắn lương của bạn sẽ “cao”.

    Chưa kể, nếu áp dụng theo quy định này thì còn có thể xảy ra trường hợp sau: trong cùng 1 công việc (công việc giản đơn nhất), NLĐ có bằng tiến sĩ, thạc sĩ nhưng chưa qua đào tạo nghề có thể sẽ bị trả lương thấp hơn 1 NLĐ trình độ học vấn 12/12 nhưng đã qua đào tạo nghề.

    Cũng cần nói thêm là quy định này hoàn toàn khác với quy định về nguyên tắc xây dựng thang bảng lương tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP

     

    Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

    3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

    a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

     

    Ở nguyên tắc xây dựng thang bảng lương của Nghị định 49 thì cơ sở để xác định mức lương thấp nhất được áp dụng là tính chất của công việc (công việc này có đòi hỏi NLĐ có trình độ hay không). Trong khi đó ở Nghị định 103 lại xác định dựa trên bản thân NLĐ: chỉ cần anh có học (nghề) thì chắc chắn anh sẽ được hưởng lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7%.

    Không rõ cơ quan Bộ, Nghành tham mưu xây dựng dự thảo văn bản này cho Chính phủ có nhầm lẫn gì không, hay đây là chính sách mới để khuyến khích người dân đi học nghề, không nên chỉ chăm chăm học kiến thức (mấy bạn có ý định học cao học thì nên suy nghĩ lại đi, bằng cao học không có "giá" như bằng nghề đâu :)) )?

    Cập nhật bởi vuhien001 ngày 29/11/2014 08:53:21 CH Cập nhật bởi vuhien001 ngày 29/11/2014 08:52:18 CH
     
    5160 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #359753   29/11/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Bài viết này thấy có nét gì đó giống mấy bài "phát hiện" của

     
    Báo quản trị |  
  • #360163   02/12/2014

    nina_phan
    nina_phan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2014
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 4 lần


    giấy tờ là 1 chuyện còn thực tế là chuyện hoàn  toàn khác bác ak. Có những chỗ thì thừa người. có chỗ thì thiếu người. hiện nay công việc cũng khó mà. Có phải ai muốn học lên là học được đâu. Có nhiều yếu tố như năng lực tiền bạc, thời gian,,......

    cuộc sống là không chờ đợi

     
    Báo quản trị |  
  • #567088   29/01/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Lúc trước bản thân mình luôn ghi nhớ để không phải khổ thì phải cố gắng học. Việc không học thì lương thấp là không đúng, nhưng khi cố gắng học thì chắc chắn mình sẽ dễ dàng kiếm được công việc cũng như mức lương thỏa mãn. Cũng sẽ thuận tiện hơn khi đi xin việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #568126   25/02/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Mình thấy việc học với tiền lương chưa chắc đã tỷ lệ thuận với nhau. Có nhiều cử nhân luật ra trường, cũng học nhiều đấy thôi nhưng mức lương có khoảng 5, 6 triệu đồng/ tháng, còn thấp hơn lương của công nhân bình thường. Nhưng nhìn về lâu dài thì công việc của những người có học chắc chắn sẽ đỡ vất vả hơn công việc của những người nghỉ học lăn lộn vào đời sớm. Còn sau này ai giàu hơn thì mình không chắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #568296   27/02/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Trước khi ra trường mình cũng nghĩ rằng với việc cầm bằng cử nhân luật trong tay thì mức lương chắc không đến nỗi. Nhưng thật ra, các nhà tuyển dụng ưu tiên kinh nghiệm làm việc hơn là bằng cấp, nên việc học cao không đồng nghĩa với việc lương cũng cao, mà phải dựa vào kinh nghiệm và khả năng của mình nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #568541   28/02/2021

    Sau bao năm đèn sách miệt mài, cuối cùng cũng có được tấm bằng đại học trong tay. Tưởng rằng với nó, bạn sẽ có được một công việc tốt kém theo mức lương hậu hĩnh tương xứng với “học vị”.

    Tuy nhiên thực tế lại đi ngược lại. Đã ra trường và đi làm nhiều năm, nhưng lương của không ít những cử nhân, thạc sĩ lại “lẹt đẹt”, thậm chí còn thấp hơn của lương của người giúp việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575847   29/09/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Các trường Đại học ở Việt Nam đều nghiêng về lý thuyết, ít thực hành, gây nhiều bất cập cho sinh viên sau này.
    Kiến thức sinh viên nhận được khi học trường nghề vô cùng thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Do đó, cơ hội tìm việc làm của các bạn trẻ cũng rất cao.
    Các công ty nhìn nhận vào khả năng làm việc, tay nghề chuyên môn của nhân viên để trả lương. Do đó, nếu bạn là có bằng cấp cao nhưng kỹ năng nghề nghiệp thấp thì mức lương vẫn không thể bằng những người có tay nghề, kỹ năng chuyên môn vững mà không có bằng cấp cao.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #575873   30/09/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1142)
    Số điểm: 8320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Mình nghĩ không hẳn đúng trong mọi trường hợp. Nhưng dù sao được học tập vẫn tốt hơ, khi được đi học người học không chỉ được học những kiến thức trong sách vở mà kiến thức xã hội của người đó cũng được nâng cao. Có thể mới ra trường mức lương của cử nhân mới tốt nghiệp còn thấp. Nhưng nếu cố gắng kiên trì vào trau nghề mình tin trong tương lai mức lương sẽ khá khẩm hơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #575881   30/09/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9980
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì có học thực mức lương tối thiếu được nhận sẽ cao hơn so với người không học thôi. Còn thực tế lương ai cao hơn sẽ phải do chính năng lực của bản thân người đó, để giữa một người giỏi, người có kinh nghiệm thì không thể nào trả lương thấp hơn so với người có bằng cấp nhưng lại không giỏi chuyên môn, không có kinh nghiệm mà công ty cần được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576398   24/10/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Mình nghĩ đối với người tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng ra thì cơ hội về công việc và deal lương nhiều hơn so với những người không có bằng cấp. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy nhưng xung quanh mình thì hầu hết là vậy. Nếu suy nghĩ đường xa thì việc học đại học là một bước đệm cho tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #577509   29/11/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Đúng là hầu như các công việc hiện nay đều yêu cầu một trình độ học vấn nhất định, tuy nhiên không phải là tất cả. Thực tế, không ít công việc không cần bạn có trình độ bằng cấp, nhưng bạn có cái đầu, có tư duy tốt, hoặc có sức khỏe, có tài năng thiên bẩm,… thì mức lương của bạn cũng không hề thấp đâu nhé. Tùy thuộc vào nhu cầu, sự thiếu hụt lao động thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn katkumhat vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)
  • #577663   30/11/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1142)
    Số điểm: 8320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Có thế nói không học trường này, trường kia nhưng phải cố gắng ở trường đời nhiều, Nhưng nhìn về lâu dài thì công việc của những người có học chắc chắn sẽ đỡ vất vả hơn công việc của những người nghỉ học lăn lộn vào đời sớm. Còn sau này ai giàu hơn thì mình không chắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2021)
  • #577979   14/12/2021

    Việc học nghề hay tự học từ những kinh nghiệm đều có những ưu điểm nhất định. Học nghề không chỉ học về nghề mà còn là việc tiếp thu kiến thức chuyên môn và chi phí cho học nghề. Nhưng theo quy định pháp luật là thế, trên thực tế thứ quyết định tiền lương vẫn là hiệu quả trong công việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #578012   15/12/2021

    Nói như bạn cũng đâu có đúng. Khi bạn chỉ học nghề thì có thể học rồi làm được ngay nên tạo ra giá trị lao động ngay lập tức thì lúc đó tiền đó là tiền lương cho giá trị ngay lúc đó, nhưng về sau giá trị lao động chưa chăc đã có thể tăng nhanh. Còn với người học cao học cần thời gian để đi sâu tìm hiểu hơn nên khởi đầu giá trị lao động chưa cao được, nhưng về sau khi có nhiều kinh nghiệm thì tạo ra nhanh hơn bình thường. Người ta có tính toán đấy bạn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #578199   21/12/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Mình đồng ý với quan điểm của tác giả. Thực ra đại học không phải là con đường duy nhất đi tới thành công. Nhiều tỉ phú cũng không được học hành tuy nhiên vẫn trở nên rất giàu có. Nhưng nếu có một tấm bằng đại học sẽ giúp bạn có một bước đệm, bước đi tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #578624   28/12/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Quy định về việc người có bằng cấp, trình độ thì mức lương sẽ cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên đâu phải ai cũng biết quy định này, nhất là đối với những sinh viên mới ra trường, khi mà nhà tuyển dụng cho rằng bạn chưa có kinh nghiệm, chưa thể giúp công ty kiếm tiền được nên phải chấp nhận mức lương èo ọt. Cũng không ít trường hợp không đảm bảo quy định 7% này.

     
    Báo quản trị |  
  • #579714   27/01/2022

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Để kiếm được nhiều tiền cần phải có năng lực. Nhà tuyển dụng không chỉ cần ở các bạn tấm bằng đại học mà đòi hỏi ứng viên phải có nhiều kỹ năng. Mức lương do chính các bạn quyết định, thầy cô chỉ là người đồng hành. Bất kỳ vị trí công việc nào cũng cần sự nỗ lực, cố gắng thì sẽ có cơ hội phát triển bản thân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581121   28/02/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Cao hơn 7% này có phải tạo nên sự khác biệt giữa lao động có trình độ và lao động chưa có trình độ. Thực tế nhiều công việc không yêu cầu trình độ thì người có trình độ nhưng không giúp ích được gì với người không có trình độ cũng không khác gì mấy. Hay nó chỉ đúng trong trường hợp đúng ngành?

     
    Báo quản trị |  
  • #583083   27/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Không học chưa chắc lương thấp nhưng có học chắc chắn lương sẽ “cao”

    Như mọi người hiện nay cũng thấy, cánh cửa đại học không dẫn đến thành công, nhưng nó là con đường ngắn nhất, nhấn mạnh việc học hành cũng như có kiến thức sẽ giúp bạn thành công hơn.

    Lúc trước bản thân mình luôn ghi nhớ để không phải khổ thì phải cố gắng học. Việc không học thì lương thấp là không đúng, nhưng khi cố gắng học thì chắc chắn mình sẽ dễ dàng kiếm được công việc cũng như mức lương thỏa mãn. Cũng sẽ thuận tiện hơn khi đi xin việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #587290   01/07/2022

    Không học chưa chắc lương thấp nhưng có học chắc chắn lương sẽ “cao”

    Cảm ơn bài viết cung cấp thông tin của bạn nhé. Mình luôn tin rằng việc có học hành, kiến thức thì chắc chắn mức lương sẽ tương xứng với năng lực của bản thân. Tuy nhiên, hiện nay thì mình thấy vẫn có nhiều bạn trẻ mặc dù nghỉ học ở cấp 3 nhưng vẫn có thể kiếm ra được vài chục triệu 1 tháng đó chứ.

     
    Báo quản trị |