Khởi kiện về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #521339 22/06/2019

    Habinhvt

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Khởi kiện về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau thử việc

    Kính gửi các luật sư, rất mong tư vấn giúp tôi về việc: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau thử việc.

    Tôi có làm việc theo ca tại một công ty, Ký thoả thuận thử việc một tháng từ ngày 18/4 đến 17/5/19. (Nhân viên lễ tân tuần làm 6 ngày, ngày làm 8h, mức lương 3.731.000/ tháng +802.000(21.5% BHXH) trả lương ngày 5-10 hàng tháng)

    Hết thời gian trên công ty không thông báo kết quả thử việc đồng thời vẫn tiếp tục làm việc mà không được ký hợp đồng lao động, mãi đến ngày 6/6/19 cty yêu cầu tôi ký thoả thuận thử việc giống tờ thứ 1 cùng công việc, chức vụ, mức lương chỉ thay đổi ngày tháng thành 18/5 đến 17/6/19 (tôi đã ký).

    Đến ngày 18/6/19 sau khi hết ca làm việc(quá thoả thuận thử việc lần 2 1 ngày) họ đưa tôi tờ giấy kết quả thử việc nói thử việc không đạt nghỉ ngay lập tức. Tôi có ghi âm cuộc nói chuyện này và lý do đưa ra do tôi khiếu nại về việc ký thử việc nhiều lần là trái điều 27 luật lao động.

    Tôi viết đơn khởi kiện và toà đã nhận ngày 19/5/19 ( bao gồm : cmnd, hộ khẩu, 2 biên bản thoả thuận thử việc, 1 tờ nhận xét thử việc không đạt ngày 15/6/19 nhưng đưa tôi vào ngày 18/6 tôi có đoạn ghi âm chứng minh) Có yêu cầu toà căn cứ án lệ 20/2018.

    Yêu cầu công ty:

    1. Huỷ giấy nhận xét thử việc đưa tôi ngày 18/6

    2. Xem xét tính hợp pháp thoả thuận thử việc lần 1 vì vi phạm khoản 3 điều 27 luật lđ: thử việc không quá 6 ngày với lđ phổ thông

    3. Huỷ bản thoả thuận thử việc lần 2 vì trái điều 27 luật lđ

    4. Ký hđlđ với tôi

    5. Bồi thường:

    Thanh toán tiền lương còn thiếu tháng 4,5,6 theo tiền lương hđlđ sẽ ký theo khoản 3 điều 6 nghị định 88/2015 

    Bồi thường khoản tiền những ngày không được làm việc tạm tính đến ngày mở phiên toà sơ thẩm là 1 tháng.

    Bồi thường 2 tháng lương theo quy định khoản 1 điều 42

    Bồi thường vi phạm thời gian báo trước 30 ngày

    Bồi thường tổn thất tinh thần bằng 10 tháng lương cơ sở 13.900.000 theo khoản 2 điều 592 luật dân sự 2015

    Trả tiền bhyt, bhxh, bhtn như hợp đồng sẽ ký Nhận lại tôi làm việc.

    Xin hỏi luật sư tôi làm vậy có đúng không và có nên bổ sung, sửa đổi gì cho toà án trong thời gian chờ đợi.
    Trân trọng

    Cập nhật bởi Habinhvt ngày 22/06/2019 04:04:15 PM
     
    3338 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Habinhvt vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #521350   22/06/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, người khởi kiện phải chứng minh việc khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp. Khi khởi kiện về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thì ít nhất, người lao động phải chứng minh là họ đã bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thực tế, rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động không ra văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động mà không cho người lao động vào nơi làm việc, do đó, khi khởi kiện, người lao động không chứng minh được là họ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Một số vụ án, Tòa án chỉ nhận định: Vì người lao động không chứng minh được người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nên xử bác yêu cầu khởi kiện của người lao động. Ngoài ra bạn còn yêu cầu Công ty phải:

    – Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày mà bạn không được làm việc.

    – Bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ (lương theo HĐLĐ bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác). Do bạn chỉ đề cập đến mức lương đóng BHXH nên bạn vui lòng căn cứ vào mức lương trong hợp đồng).

    – Chi trả trợ cấp thôi việc: Bạn làm được 01 năm 8 tháng thì tính tròn là 02 năm nên mức trợ cấp thôi việc của bạn là 01 tháng tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    – Hợp đồng của bạn là loại hợp đồng không xác định thời hạn, vì vậy khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ công ty phải báo trước ít nhất là 45 ngày làm việc theo Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012. Nếu công ty không báo trước cho bạn thì công ty phải bồi thường tiền lương tương ứng với thời gian không báo trước cho bạn.

    - Hợp đồng lao động. 

    - Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc; 

    - Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;

     - Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có); 

    - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). 

    Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư để được tư vấn cụ thể nhất nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    Habinhvt (22/06/2019) ThanhLongLS (24/06/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;