Khi nào ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo?

Chủ đề   RSS   
  • #511258 31/12/2018

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Khi nào ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo?

    >>> Tài sản bảo đảm nghĩa vụ phát sinh trong tương lai

    Khi tiến hành vay vốn tại ngân hàng ta sẽ thế chấp hoặc cầm cố tài sản để đảm bảo cho việc trả nợ. Khi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi xảy ra, ngân hàng phải tìm biện pháp thích hợp để xử lý, thu hồi khoản nợ. Vậy trong những trường hợp cụ thể nào thì ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo?

    Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

    Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

    1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

    3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

    Vậy các trường hợp Ngân hàng được xử lý sẽ bao gồm:

    + Nghĩa vụ được phát sinh trên cơ sở các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện  hoặc thực hiện không đúng, không đầy nghĩa vụ sẽ gây thiệt hại cho bên có quyền, vì vậy bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ, thu hồi lại khoản nợ

    + Khi xác lập nghĩa vụ các bên có thể thỏa thuận về thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt nghĩa vụ (hủy bỏ giao dịch). Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền xử lý tài sản.

    Ví dụ: trường hợp các bên thỏa thuận về việc sử dụng tài sản vay để sản xuất nông nghiệp nhưng bên vay đã sử dụng tiền để chơi bời, không sử dụng cho mục đích làm ăn. Mặc dù chưa đến hạn trả nợ mà bên vay vi phạm sự thỏa thuận về việc sử dụng khoản tiền vay, bên cho vay có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước hạn. Lúc này, các bên có áp dụng biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm sẽ bị xử lý.

    Trường hợp pháp luật có quy định về thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm.

    Ví dụ: khi các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên có quyền hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng, buộc bên có nghĩa vụ phải.thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm

    + Trường hợp khác theo quy định của pháp luật như theo quy định tại Điều 90, Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận về một số trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khác, như khi bên vay vi phạm một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng vay hay bên bảo đảm vi phạm một nghĩa vụ nào đó nêu trong hợp đồng bảo đảm.

    Tại Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:

    1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

    4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

    Cũng với nội dung tương tự với Bộ luật Dân sự, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hơn đó là bổ sung thêm một trường hợp xử lý tài sản đảm bảo. Pháp luật sẽ quy định của thể việc xử lý tài sản đảm bảo để cho bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ khác. Ví dụ: A thế chấp nhà 1 tỷ để vay tiền ngân hàng B 500 triệu, A lại mượn nợ của C 300 triệu và theo bản án của Tòa buộc A phải thực hiện việc trả nợ cho C. Tài sản hiện giờ của A lại không đủ cho C, khi đó mặc dù chưa tới hạn trả nợ nhưng theo quy định của pháp luật ngân hàng C có thể xử lý tài sản đảm bảo để A có tiền trả nợ cho B.

    Một số phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận

    1. Bán tài sản bảo đảm.

    2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

    3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

    4. Phương thức khác do các bên thoả thuận.

    Khi hai bên đã thỏa thuận về việc xử lý tài sản đảm bảo thì tùy theo ngân hàng mà sẽ có một cách xử lý tài sản đề thu hồi nợ khác nhau

     

    Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 31/12/2018 09:44:08 SA
     
    17820 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528456   17/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Đúng là bi hài, chuyện tưởng như cơm bữa gặp hàng ngày mà vẫn có thật, luật hàng gam giấy nhưng vẫn nhiều kẽ hở

    1. Khách hàng vay tiền ngân hàng và bị cầm cố giấy tờ nhà. Nhưng vẫn rao bán và nhận đặt cọc của người khác xong thì bùng

    2. Khách hàng thế chấp xe ô tô để vay tiền nhưng sau đó lại mang xe này cầm cố để vay tiếp ở cửa hàng cầm đồ. Đến khi khoản vay quá hạn, ngân hàng tìm xe để xử lý tài sản đảm bảo thì phát hiện ra xe của khách ở cửa hàng cầm đồ dưới danh nghĩa tài sản thế chấp cho một thỏa thuận vay khác ---> Kiện ra tòa có phần thắng nhưng chắc nhận về cái xe "cục sắt". Tiệm cầm đồ vẫn cứ ung dung hoạt động cầm cố tài sản của khách mà không cần giấy tờ pháp lý của tài sản (ko ai biết được nguồn gốc tài sản đó từ đâu mà có và rất có thể đó là tài sản trộm cắp, hoặc từ 1 vụ giết người cướp của nào đó chẳng hạn,...).

    Thiết nghĩ cần phải có luật khi phát hiện tiệm cầm đồ kinh doanh sai luật (cho khách thuế chấp tài sản không rõ nguồn gốc), phải cho phép người dân trình báo chính quyền xử lý, xử phạt hành chính ngay mà không cần phải kiện ra tòa tránh nhiêu khê thủ tục pháp lý rườm rà. Xử lý nghiêm khắc những trường hợp khách hàng lừa đảo thuế chấp tài sản hết chỗ này đến chỗ khác để thoái thác trách nhiệm, chiếm đoạt tài sản từ các cá nhân, tổ chức

     
    Báo quản trị |  
  • #547486   30/05/2020

    Cảm ơn bài viết của bạn,  bài viết đã cạp nhật lại về kiến thức xử lý tài sản đảm bảo một cách hệ thống nhất. Giúp cho mọi người có thể theo dõi được các trường hợp xử lý tài sản để tránh được những tranh chấp cũng như bảo vệ được quyền lợi của mình khi có tài sản đảm bảo tại ngân hàng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #547538   30/05/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn. Việc xử lý tài sản cũng phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tài sản đảm bảo là do bên có nghĩa vụ thanh toán không thực hiện nghĩa vụ, hoặc thực hiện không đúng theo như thỏa thuận của bên trước đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #547724   31/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Tài sản đảm bảo được sử dụng cho việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Tuy nhiên, hiện nay khi vay với khoản tiền thấp thì có một số ngân hàng cũng như các công ty tài tính thường ít khi thẩm định tài sản bảo đảm dẫn đến những rủi ro sau này như tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán... ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #547750   31/05/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Ngân hàng luôn là người "nắm đầu cán" vì thế nên vay tiền từ ngân hàng khó và nhiều thủ tục hơn là vay tín dụng của mấy công ty tài chính như FE Credit hay Home Credit. Vay ngân hàng luôn phải có tài sản đảm bảo để giảm rửi ro tín dụng cho ngân hàng

     
    Báo quản trị |  
  • #551126   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn chia sẻ rất hữu ích của bạn. Qua đây mình đã nắm rõ được các quy định về thời điểm nào thì ngân hàng tiến hành xử lý tài sản bảo đảm. Bây giờ việc vay vốn ở ngân hàng nào cũng được diễn ra rất chặt chẽ, đảm bảo bằng tài sản cho khoản vay, trường hợp không trả được nợ thì ngân hàng luôn được an toàn bởi đã nắm được tài sản của người vay rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #551982   16/07/2020

    Không phải lúc nào tài sản bảo đảm ngân hàng cũng xử lý được. Có trường họp bên vay ngân hàng không có khả năng thanh toán, ngân hàng vẫn không xử lý được do trên đất có nhà của người khác, và người vay khai trong hợp đồng là toàn bộ bất động sản và tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm. Do đó, ngân hàng phỉa trải qua quá trình dài là khởi kiện ra tòa, qua cấp tòa sơ thẩm, đến cấp phúc thẩm rồi mới đến thi hành án. Mà chưa chắc ngân hàng là bên thắng kiện.

     

     
    Báo quản trị |