Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người cao tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #483588 28/01/2018

    Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người cao tuổi

    Chế định về lao động cao tuổi được quy định tại điều 167 của bộ luật lao động 2012Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.” Và tại điều Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

    1. Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    2. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

    Như vậy có một vướng mắc xảy ra, khi hợp đồng lao động với người cao tuổi là loại hợp đồng không xác định thời hạn. Vì khi người lao động cao tuổi có sức khỏe không tốt và người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt tuy nhiên người lao động cao tuổi vẫn muốn tiếp tục làm việc, nếu căn cứ vào điều 38 bộ luật lao động người sử dụng lao động không có căn cứ để đơn phương chấm dứt với lý do người lao động đã quá cao tuổi, sức khỏe suy giảm.

    Tuy nhiên có ý kiến cho rằng người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người cao tuổi nếu nhận thấy người lao động không đủ sức khỏe, và căn cứ vào nhu cầu, không cần sử dụng người lao động cao tuổi thì có thể đơn phương chấm dứt theo như cách hiểu tại khoản 2 điều 6 nghị định 05/2015/NĐ-CP. Như vậy thì quyền lợi của người lao động không được đảm bảo vì có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào. Ngược lại quyền lợi của người sử dụng lao động lại không được đảm bảo vì người lao động đã quá cao tuổi không đảm bảo được công việc.

    Mong mọi người có thể cho ý kiến về vấn đề này.

     
    7862 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ninh2407 vì bài viết hữu ích
    luatminhtriet (26/03/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502373   15/09/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Trong quá trình làm việc mình cũng vướng mắc ở chỗ này. Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì cho phép người sử dụng lao động chấm dứt tùy vào nhu cầu, tuy nhiên trong các trường hợp chấm dứt HĐLĐ tại Điều 36 Bộ Luật lao động 2012 thì lại không thấy đề cập đến. Nhiều khách hàng hỏi mà mình cũng không biết giải thích như thế nào, chỉ biết nhờ cơ quan quản lý lao động tại địa phương

     
    Báo quản trị |  
  • #502427   16/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nghị định 05/2015 đã quy định rõ ràng như vậy thì cứ thế mà áp dụng thôi. Khi nào NSDLĐ không có nhu cầu nữa thì chấm dứt HĐLĐ với người cao tuổi là đúng luật. Việc chấm dứt này không phải là "quyền lợi của người lao động không được đảm bảo", bởi vì vào tuổi của họ quyền lợi cơ bản nhất là không phải làm việc nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #505821   28/10/2018

    Tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP cũng có nêu rõ lý do để người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động cao tuổi rồi đấy ạ, khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngoài ra về các vấn đề khác như thời gian báo trước, trợ cấp thôi việc,... vẫn phải như người lao động bình thường.

     
    Báo quản trị |