khi có bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có được trợ cấp nghỉ việc hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #35554 25/04/2009

    hien_minh52

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    khi có bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có được trợ cấp nghỉ việc hay không?

    khi có bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có được trợ cấp nghỉ việc hay không?
     
    11460 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #35555   09/04/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Câu này quá chung chung, không thể trả lời được. Bạn cần đặt câu hỏi cụ thể hơn, hoặc tìm đọc các bài trong diễn đàn đã có rất nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #35556   20/04/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN

    với câu hỏi bạn nêu ra tôi có thể chia làm mấy trường hợp như sau:
    -Nếu bạn lao động tại công ty kể từ ngày 1/1/2009 có thời hạn trên1 năm và kể từ thời điểm 1/1/2009 công ty tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho bạn thì bạn vừa đc hưởng trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
    -Nếu từ thời điểm bạn đi làm tại công ty đến ngày 1/1/2009 mà chưa đủ 12 tháng và từ ngày 1/1/2009 công ty tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho bạn thì trường hợp này không được hưởng trợ cấp thôi việc.
    Nếu công ty không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc.
    TÓM LẠI:
    Thời gian công tác đã được đóng bảo hiểm thất nghiệp thì không tính là thời gian hưởng trợ cấp thôi việc.
    Bạn còn gì thắc mắc thì post lên tiếp nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #35557   22/04/2009

    Nhungsd505
    Nhungsd505

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2008
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn mostlaw 2020 ơi ! Mình đọc thảo luận của bạn nhiều, mình thấy bạn hiểu rõ về luật LĐ bạn có thể tư vấn giú

    #ccc" align="center">

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!
    Tiền thân Công ty tôi là XN Sông Đà 505 ngày 1/9/2004 chuyển đổi cổ phần hoá thành Công ty CP Sông Đà 505, hiện nay có một số CNV xin nghỉ chấm dứt HĐLĐ nhưng xếp của Tôi chỉ chi trả tiền thôi việc kể từ ngày Công ty CP hoá còn trước đó thì không trả? Vậy tôi phải căn cứ vào văn bản nào để yêu cầu Công ty phải chi trả đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc cho CBCNV?

     
    Báo quản trị |  
  • #35558   22/04/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN

    Xin cảm ơn bạn vì đã quan tâm. Nhưng bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót nên nhiều khi nội dung phải tham khảo ý kiến của mọi người. Mọi người đều có thể giúp đỡ bạn chứ không phải chỉ mình tôi.
    Câu hỏi của bạn liên quan đến việc tính thời gian trả trợ cấp thôi việc cho người lao động quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
    Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP:

    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc:

    a. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc làtổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kểcả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động thực tế làm việc chongười sử dụng lao động đó;

    b. Người lao động trước đây đã làm công nhân, viênchức cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vịkhác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanhnghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chitrả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật.Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanhnghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sáchnhà nước sẽ hoàn trả.

    Trường hợp sau khi sáp nhật, hợp nhất, chia, tách doanhnghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản củadoanh nghiệp theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi,bổ sung mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụngsử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc chongười lao động kể cả người lao động làm việc cho người sử dụng liền kềtrước đó.

    d. Ngoài thời nêu trên, nếu có những thời gian sau đâycũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:

    - Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức.- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng caotrình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động.

    - Thời gian cho người lao động nghỉ theo chế độ bảohiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động.

    - Thời gian nghỉ chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồnglao động hoặc người lao động phải ngừng việc có hưởng lương.

    - Thời gian học nghề, tập thể ngoài doanh nghiệp, cơ quan,tổ chức.

    - Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do haibên thoả thuận.

    - Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc vềđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    - Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việctheo quy định tại Điều 92 của Bộ luật Lao động.

    Theo quy định tại tiết d, điểm 3 mục III Thông tư số 21/2003/TT- BLĐTBXH

    d) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó. Riêng doanh nghiệp nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp), thì áp dụng theo qui định của Nhà nước đối với các trường hợp này.

    Ví dụ 4: Ông Bùi Văn An làm việc ở doanh nghiệp Nhà nước A từ tháng 6 năm 1990. Đến tháng 6 năm 1998 doanh nghiệp này cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đến tháng 6 năm 2003 ông An chấm dứt hợp đồng lao động. Ông An có tiền lương bình quân 6 tháng trước khi cổ phần hóa là 300.000 đồng/tháng và 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 800.000 đồng/tháng. Trợ cấp thôi việc của ông An được tính như sau:

    - Trợ cấp thôi việc ở doanh nghiệp nhà nước là: 300.000 đồng x 8 x 1/2 = 1.200.000 đồng.

    - Trợ cấp thôi việc ở công ty cổ phần là: 800.000 đồng x 5 x 1/2 = 2.000.000 đồng.

    Tổng cộng: 3.200.000 đồng.

    Công ty cổ phần phải thanh toán toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho ông An. Nguồn chi trả trợ cấp thôi việc thực hiện theo Điều 27 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
    Thân! 
    Cập nhật bởi mostlaw2020 vào lúc 22/04/2009 16:03:43
    Cập nhật bởi mostlaw2020 vào lúc 22/04/2009 16:05:35
     
    Báo quản trị |  
  • #35560   23/04/2009

    Nhungsd505
    Nhungsd505

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2008
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần



    ông Nguyễn Mạnh Ba có thời gian công tác liên tục tại đơn vị 12 năm 2 tháng, ký hợp đồng LĐ không xác định, ngày 1/10/2008 cá nhân xin nghỉ tự túc 6 tháng và được đơn vị chấp thuận, sau thời gian nghỉ 6 tháng cá nhân viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động với lý do hoàn cảnh gia đình. Xin hỏi ông Nguyễn Mạnh Ba có vi phạm về thời gian báo trước 45 ngày tại khoản 2 Điều 37 không?
    Cập nhật bởi lethigam_ms vào lúc 23/04/2009 13:01:33
     
    Báo quản trị |  
  • #35561   23/04/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN

    Vậy khi ông Ba hết thời gian nghỉ công ty đã có thông báo gì cho ông không hay ông có thực hiện hành vi đến công ty không?
    Ông Ba viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động và chủ sử dụng lao động có đồng ý ngay không bạn hay sau đó bao nhiêu ngày?
    Bạn nêu như vậy quá chung chung tôi không thể trả lời cụ thể cho bạn được.
     
    Báo quản trị |  
  • #35562   23/04/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Trả lời nhungsd505 Việc sau khi ông Ba nghỉ không hưởng lương trong 6 tháng và tiếp tục làm đơn xin thôi việc mà không đến Cty làm đủ 45 ngày là vi phạm thời gian báo trước sẽ không được thanh toán trợ cấp thôi việc của cái HĐLĐ ông Ba đã vi phạm và phải bồi thường tiền lương những ngày vi phạm cho NSDLĐ
     
    Báo quản trị |  
  • #35563   23/04/2009

    Nhungsd505
    Nhungsd505

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2008
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="center">

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!
    Ngày 31/3/2009 là hết thời gian nghỉ tự túc của ông Ba Công ty không thông báo, cá nhân cũng không thực hiện hành vi đến Công ty. Ngày 20/4/09 cá nhân gửi đơn vào đơn vị xin chấm dứt HĐLĐ
    Tôi trình đơn của ông Ba xếp tôi không giải quyết  mà nói tôi làm quyết định chấm dứt mà không được hưởng bất cứ quyền lợi gì? chính vì không rõ luật lên tôi vẫn chưa làm quyết định mà nhờ các bạn tư vấn giúp.

     
    Báo quản trị |  
  • #35564   23/04/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Ban hành QĐ chấm dứt HĐLĐ trong đó có nội dung không được trợ cấp thôi việc do vi phạm thời gian báo trước. Tuy nhiên bạn nên tham mưu lại với NSDLĐ để đảm bảo hài hòa quyền lợi các bên nên ban hành quyết định xử lý kỷ luật với lý do nghỉ không lý do 5 ngày cộng dồn/ tháng để NLĐ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc vì NLĐ đa số là nghèo (lý do tham mưu bạn nên nêu lý do sau ngày 31/3/2009 NLĐ không đến làm việc cho đến ngày 19/4/09 = ? ngày là Cty có quyền sa thải). Bạn cẩn thận trường hợp này vì nếu có KN NLĐ bảo họ vi phạm về nghỉ không lý do trước khi xin nghỉ. Thân chào
     
    Báo quản trị |  
  • #35565   23/04/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN

    Tôi nghĩ là anh thai_sld  rõ hơn tôi về những quy định của pháp luật và cách giải quyết vấn đề trên thực tế. Tuy nhiên tôi có 1 kiến nghị nhỏ thế này khi bạn Nhungsd505  thực hiện trình tự thủ tục xử lý kỷ luật người lao động đề nghị bạn tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn hoặc gửi văn bản tới cơ quan quản lý lao động theo quy định của pháp luật.
    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #35566   23/04/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Trong trường hợp này xử lý kỷ luật NLĐ là hợp tình nhất (vì một chút sơ hở của Luật LĐ) Việc xử lý kỷ luật NLĐ đương nhiên phải theo đóng quy định , trình tự của Luật
     
    Báo quản trị |  
  • #35567   24/04/2009

    ypvn_vsip
    ypvn_vsip

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin các anh/chị tư vấn giúp!
    Trong giải thích của bạn mostlaw2020 "  Nếu bạn lao động tại công ty kể từ ngày 1/1/2009 có thời hạn trên1 năm và kể từ thời điểm 1/1/2009 công ty tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho bạn thì bạn vừa đc hưởng trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp" mình thấy sau chưa rõ lắm, chính xác là mình chưa hiểu.
    Chính xác có phải là như thế này không ạ? Nếu bạn làm việc tại công ty tính đến 1/1/2009 có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên thì bạn được hưởng trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian này. Từ 1/1/2009 trở đi bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp thay cho trợ cấp thôi việc, tuy nhiên nếu chưa đủ 12 tháng thì thời gian đóng BH thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu.
    Ví dụ: Anh A có thời gian làm việc cho cty B từ tháng 3/2007 đến tháng 2/2011. Như vậy cách tính trợ cấp thôi việc cho anh A như sau:
    - Trợ cấp thôi việc: số năm làm tròn từ tháng 3/2007 đến 31/12/2008 chia 2 rồi nhân bình quân lương và trợ cấp của 6 tháng trước khi nghỉ việc.
    - Trợ cấp thất nghiệp: tính từ ngày 1/1/2009 đến lúc nghỉ việc.
    Không biết cách hiểu của mình như vậy có đúng không ạ? Nhờ các anh/chị tư vấn giúp nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #35568   24/04/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN

    Theo như ví dụ bạn đưa ra để phân tích thì thời gian người lao động công tác được tính làm căn cứ trả trợ cấp thất nghiệp là từ tháng 3/2007 đến 31/12/2008 là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật hiện nay.(Trong trường hợp người sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đó).
    Còn việc chỉ trả trợ cấp thất nghiệp là trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm và phải đảm bảo đủ các điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của luật bảo hiểm về bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #35569   24/04/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Góp ý với mostlaw : Thời gian từ 3/2007 đến 31/12/2008 NLĐ sẽ được trợ cấp thôi việc (gõ nhầm thôi mà )

    Trả lời ypvn_vsip : NLĐ trong ví dụ của bạn sẽ được công ty thanh toán trợ cấp thôi việc cho thời gian 22 tháng, được làm tròn thành 1 tháng lương, là lương trung bình của 6 tháng làm việc cuối cùng.

    Trợ cấp thất nghiệp sẽ do BHXH chi trả. Điều kiện được lãnh trợ cấp thất nghiệp là  1. Người đó đã đăng ký với cơ quan BHXH và 2. Chưa tìm được việc sau 15 ngày kề từ khi đăng ký.

    Nếu người này nghỉ làm ở chỗ này để sang làm việc ở chỗ khác thì họ chưa được trợ cấp thất nghiệp.



     
    Báo quản trị |  
  • #35570   25/04/2009

    ypvn_vsip
    ypvn_vsip

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn ntdieu, giải thich rất rõ.
    Các bạn có văn bản nào hướng dẫn Nghị định 127/2008/ND-CP cụ thể về cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp BHXH không ạ? Nếu có thì chỉ giúp mình với nhé! Cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #35571   25/04/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN

    #ccc" align="center">

    Vâng cảm ơn luật sư ntdieu lúc gõ vội trả lời tôi không đọc lại.

    Hiện nay về Bảo hiểm thất nghiệp có thông tư hướng dẫn rùi tên văn bản là:
    THÔNG TƯ  Số: 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2008/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

     
    Báo quản trị |  
  • #51667   11/05/2010

    nguyenhien1982
    nguyenhien1982

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    các bạn tư vấn giúp mình nhé. Chồng mình ký hợp đồng lao động KXĐ thời hạn với 1 cty Mẹ từ năm 2002, sau đó 2005 được điều động biệt phái sang cty cổ phần (cty con) của cty này, bên cty mẹ đóng bảo hiểm cho chồng mình. đến 4/2010 chồng mình làm đơn xin nghỉ trước 45 ngày gửi cho cty Cổ phần, sau đó cty này có quyết định cho nghỉ ngay và không được hưởng trợ cấp thôi việc. các bạn cho mình hỏi cty CP giải quyết như thế có được không?
     
    Báo quản trị |  
  • #599235   27/02/2023

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    khi có bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có được trợ cấp nghỉ việc hay không?

    Mình xin đưa ra quan điểm đối với trợ cấp mất việc làm như sau:
    "Điều 47. Trợ cấp mất việc làm
    1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
    3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
    Theo đó, trường hợp anh nghỉ việc do nguyên nhân được quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật lao động 2019 và đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên tại công ty thì khi đó nếu có đóng bảo hiểm thất nghiệp thì vẫn được hưởng trợ cấp mất viêc làm nhé.
     
    Báo quản trị |