kháng cáo, kháng nghị giải quyết ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #65916 28/10/2010

    ngonhi90_hslaw

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 590
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    kháng cáo, kháng nghị giải quyết ra sao?

         Trong một vụ án có 2 bị cáo, khi TA cấp sơ thẩm ra bản án sơ thẩm. Bị cáo A kháng cáo bản án. bị cáo B không kháng cáo.  VKS kháng nghị bản án sơ thẩm đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo B.
         Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, bị cáo A rút toàn bộ đơn kháng cáo của mình. Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào?
          Mong mọi người cùng thảo luận!
     
    15110 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65918   28/10/2010

    ngonhi90_hslaw
    ngonhi90_hslaw

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 590
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


            Theo ý kiến của mình:
             Tại Điều 238 BLTTHS quy định: "Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ....".
            Như vậy, có thể chia ra hai trường hợp:
            - Một là rút toàn bộ kháng cáo....thì đình chỉ việc xét xử.
            - Rút toàn bộ kháng nghị....thì đình chỉ việc xét xử.
            - Rút toàn bộ kháng cáo và kháng nghị....thì đình chỉ việc xét xử.
       
           Tuy nhiên, nếu trong trường hợp này có cả kháng cáo và kháng nghị. Nhưng kháng cáo rút toàn bộ mà kháng nghị không rút thì xử lí như thế nào?
          
           Mình chưa tìm ra điều luật quy định về vấn đề này nhưng theo ý kiến của mình.
            - Tòa án phúc thẩm sẽ đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo bản án sơ thẩm của bị cáo A vì A đã rút toàn bộ đơn kháng cáo của mình tại phiên toàn. 
           - Tòa chỉ xét xử phúc thẩm phần kháng nghị bản án sơ thẩm của VKS đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo B.
         
            Mong mọi người cho ý kiến!
     
    Báo quản trị |  
  • #65937   28/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán nhân dân tối cao ban hành

    7. Về Điều 238 của BLTTHS
    ...
    7.2. Về việc rút kháng cáo, kháng ngh
    ...
    b) Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần trong kháng cáo của mình hoặc có nhiều người kháng cáo, nhưng có người rút kháng cáo, có người không rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trong kháng nghị của mình, thì cần phân biệt như sau:
    ...
    b.2) Trường hợp rút tại phiên toà, thì việc rút kháng cáo, kháng nghị đó phải được ghi vào biên bản phiên toà. Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại.

    Như vậy thắc mắc của bạn ok rồi nhé.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #65942   28/10/2010

    ngonhi90_hslaw
    ngonhi90_hslaw

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 590
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


             cảm ơn ý kiến của boyluat nhé!
        
     
    Báo quản trị |